Thái Lan và một số n-ớc khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc đấu tranh chống khủng bố ở đông nam á sau chiến tranh lạnh luận văn ths quan hệ quốc tế 60 31 40 (Trang 49 - 56)

Nguồn: Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ

2.1.3. Thái Lan và một số n-ớc khác

Dấu hiệu của chủ nghĩa khủng bố đã có tại Thái Lan và hầu hết các n-ớc Đông Nam á khác. Ngày 12 và 13 tháng 3 năm 2002, 6 viên cảnh sát đã bị bắn chết tại khu vực ng-ời Hồi giáo thuộc 3 tỉnh miền Nam Thái Lan. Hai tuần sau lại có hơn 100 phần tử Karen tấn công dân vệ thuộc chính phủ tại vùng biên giới phía Bắc giáp với Myanmar. Một tháng sau, trong một vụ đặt bom khác đã giết chết 7 ng-ời dân Myanmar cũng tại khu vực này. Tháng 6 năm 2003, Thái Lan phá vỡ âm m-u của tổ chức Jemaah Islamiyah định tiến hành khủng bố các đại sứ quán một số n-ớc tại Bangkok (Australia, Anh, Mỹ, Israel và Singapore) và các điểm du lịch. Cũng trong khoảng thời gian này, các lực l-ợng an ninh Thái Lan đã bắt đ-ợc một ng-ời mang 30 kg chất phóng xạ có thể dùng để chế tạo bom. Ngày 20 tháng 11 năm 2003, Lãnh sự quán Mỹ tại Chiangmai đã bị tấn công khủng bố bằng bom xăng, rất may khơng có thiệt hại về ng-ời và của.

Sự gia tăng khủng bố trong những năm gần đây làm tăng thêm nỗi lo lắng về phạm vi ảnh h-ởng của chủ nghĩa khủng bố trong n-ớc cũng nh- quốc tế tại Thái Lan. Việc lãnh đạo của JI là Hambali bị bắt tại ngoại ô Bangkok tháng 8/2003 và bạo lực tại khu vực có đa số ng-ời Hồi giáo sinh sống tại miền Nam làm tăng thêm vấn đề về chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan tại đây. Những tháng đầu năm 2004, tình hình tại miền Nam Thái Lan trở nên căng thẳng. Ngày 4 tháng 1, xảy ra một vụ đột kích tại Narathiwat, châm ngòi cho một chuỗi các sự kiện khác tại miền Nam. Ngày 31 tháng 3, một nhóm ng-ời bịt mặt tấn cơng một mỏ đá tại Yala, c-ớp đi l-ợng thuốc nổ đủ sức phá tan cả thành phố. Ngày 28 tháng 4 năm 2004, vụ đụng độ đẫm máu nhất ở miền Nam Thái Lan kể từ bạo loạn bùng phát xảy ra khi các chiến binh Hồi giáo đồng loạt tấn công các chốt canh gác của cảnh sát. Phần lớn các chiến binh đã bị bắn chết là các thanh niên đang có âm m-u c-ớp vũ khí trong các cơ sở của cảnh sát và quân đội. Ước tính có khoảng 108 kẻ nổi loạn đã bị tiêu diệt. Một cuộc điều tra sau đó của Chính phủ về việc qn đội tấn cơng lực l-ợng nổi loạn, đặc biệt là vụ hành quyết 32 ng-ời Hồi giáo khi họ rút vào nhà thờ Krue Se đã chỉ trích đó là hành động “lạm dụng vũ lực”. Hầu hết các khu vực tơn giáo buộc phải duy trì luật giới nghiêm. Vài cuộc cải tổ Chính phủ diễn ra

sau đó cũng là hệ quả của hoạt động quân sự này. Tháng 3/2004, Thủ t-ớng Thaksin Shinawatra cải tổ nội các, trong đó Bộ tr-ởng Bộ Quốc phịng và Các Vấn đề Nội địa chịu trách nhiệm về tình hình bất ổn tại miền Nam và viên t-óng bị quy trách nhiệm vụ tấn công gây tranh cãi vào nhà thờ Krue Se buộc phải từ chức. Từ tháng 1/2004, hơn 1.400 ng-ời thiệt mạng vì bạo lực tại các tỉnh miền Nam Narathiwat, Yala và Pattani, nơi tập trung phần lớn ng-ời Hồi giáo. Trong số những ng-ời thiệt mạng có s- sãi, giáo viên, cảnh sát, viên chức địa ph-ơng.

Bạo lực tại miền Nam buộc nhà cầm quyền Thái Lan xem xét lại nguy cơ ng-ời Hồi giáo ly khai liên hệ về tổ chức và tài chính với các nhóm khủng bố quốc tế. Cho đến đầu năm 2003, các quan chức Chính phủ cịn quy kết những kẻ nổi loạn gây ra bạo lực trên đất Thái, phủ nhận tổ chức khủng bố JI có cơ sở tại n-ớc này. Theo t-ớng Kitti Rattanachaya, Cố vấn an ninh của Thủ t-ớng Thaksin Shinawatra, các nhân vật ly khai Hồi giáo đứng đằng sau mọi chuyện ở miền Nam. Từng chiến đấu với các dân quân Hồi giáo 3 thập kỷ qua, Kitti tin rằng tàn quân của các lực l-ợng nổi loạn tr-ớc kia - Tổ

chức Giải phóng thống nhất Patani (Pulo), Pulo mới và Dân tộc cách mạng Barisan - đã

hợp lực d-ới một nhóm mới có tên Bersatu (tức Đồn kết) theo tiếng địa ph-ơng Yawi. Ông cho rằng những kẻ nổi loạn ở Thái gần đây đ-ợc huấn luyện bởi những nhóm Hồi giáo cực đoan từ Indonesia. Giới chức Thái Lan quan ngại khả năng Thái sẽ là nơi thuận tiện cho JI tuyển mộ thêm thành viên. Báo cáo của Hội đồng An ninh quốc gia Thái Lan cho rằng mầm mống xây dựng các nhóm ở miền Nam là sự kết hợp những tàn d- của phong trào Hồi giáo ly khai và những kẻ Hồi giáo cực đoan Trung Đông hay bất kỳ đâu ở Đông Nam á. Các vụ tấn công gần đây càng khẳng định điều này. Một vài chuyên gia trong khu vực chỉ ra rằng các tổ chức PULO (Tổ chức thống nhất Giải phóng Pattani), BRN (Barisan Revolusi Nasional) và GMIP (Các chiến binh Hồi giáo Pattani) mà ng-ời ta t-ởng đã giảm bớt các hoạt động trong quá khứ, nay lại có liên hệ với JI và GAM. Các thành viên của PULO đ-ợc cho là huấn luyện tại Afghanistan và Pakistan.

Những vụ bạo lực gần đây tác động tới quan hệ giữa Thái Lan và Malaysia. Nhiều ng-ời Hồi giáo Thái Lan ng-ời tộc Malay nói tiếng Yawi, một ph-ơng ngữ

Malay. D- luận Malaysia rất bất bình tr-ớc hành động bạo lực nhằm vào ng-ời Hồi giáo ở Thái Lan, thúc giục Thủ t-ớng Abullah Badawi có lời đề nghị cung cấp chỗ tị nạn tạm thời cho những ng-ời Thái sau vụ tấn công 28/4/2004. Hai n-ớc tiến hành các cuộc tuần tra biên giới chung và đồng ý chấm dứt quyền gia nhập quốc tịch chung mà tr-ớc đó có nhiều ý kiến cho rằng quyền này tạo điều kiện cho những kẻ khủng bố dễ dàng qua biên giới giữa hai n-ớc.

Tháng 5/2003, Chính phủ Thái tuyên bố bắt 3 ng-ời ở tỉnh miền Nam Narathiwat vì tình nghi đang lên kế hoạch đánh bom Đại sứ quán các n-ớc ph-ơng Tây ở Bangkok trong đó có sứ quán Mỹ và các khi du lịch có nhiều khách ph-ơng Tây lui tới. Hai ng-ời Thái theo dòng Hồi giáo Wahhabi bị bắt tại Campuchia vì có liên quan tới JI. Một ng-ời Hồi giáo Campuchia khác bị bắt trong tháng 6/2003 đã từng học 3 năm tại miền Nam Thái Lan. Một loạt vụ bắt giữ xảy ra tr-ớc khi bạo lực bùng nổ năm 2004. Quan chức Thái Lan cho biết các tổ chức khủng bố liên quan tới n-ớc ngoài đã thiết lập cơ sở tại phần lớn khu vực các tỉnh miền Nam Thái Lan. Theo lời cung khai từ các thành viên Al Qaeda và JI bị bắt, chúng đã dùng Thái Lan nh- một địa điểm tổ chức các cuộc họp, thiết lập tuyến đ-ờng đào tẩu, mua sắm vũ khí và rửa tiền. Tháng 1/2002, Hambali triệu tập một cuộc họp tại miền Nam Thái Lan mà từ đó nhóm khủng bố quyết định tấn công các “mục tiêu mềm” như các hộp đêm tại Bali (đã bị tấn công sau đó vào tháng 10/2002). Nhiều thành viên Al Qaeda và JI đã tận dụng sự nới lỏng trong kiểm soát biên giới và những yêu cầu về visa để đào thoát tới Thái Lan để trốn khỏi sự truy lùng của lực l-ợng an ninh các n-ớc Đông Nam á khác. Theo những cuộc hỏi cung lãnh đạo JI, Omar al Farouq, hắn nhận tội hợp tác với nhóm Chiến binh Hồi giáo Gerakan tại Pattani, một nhóm ly khai tại Thái Lan mà ng-ời thành lập đã từng chiến đấu trong lực l-ợng mujahideen tại Afghanistan. Một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chống khủng bố kêu gọi cần phải chú ý tới những mạng l-ới ngầm ch-a biết và đ-ợc gọi là Jemaah Salafiya, có liên hệ với JI.

Một vấn đề khác, thành viên Al Qaeda và JI th-ờng đặt mua vũ khí tại các chơ đen của Thái Lan. Mối lo ngại chất phóng xạ có thể đ-ợc bán lậu tại chợ đen vũ khí tăng cao khi điệp viên Thái và Mỹ cùng hợp tác bắt giữ một công dân Thái Lan đang

tìm cách bán 30kg chất Cesium 137. Đây là chất dùng trong y học nh-ng có thể dùng để chế tạo “bom bẩn”. Kẻ bị bắt khai nhận buôn lậu Cesium từ Lào vào Thái Lan. Các nhà chức trách cho rằng còn nhiều l-ợng chất Cesium khác đang để trôi nổi ở Lào.

Vùng biên giới Thái Lan-Myanmar cũng là một điểm nóng của chủ nghĩa khủng bố. Các vụ nổ bom tại khu vực này đã làm thiệt mạng nhiều dân th-ờng vô tội. Trung tuần tháng 6 năm 2002, trong chiến dịch truy quét “Quân đội bang San” (SSA) tại khu vực này, quân đội Myanmar đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ làm 100 binh sĩ thiệt mạng, hơn 150 ng-ời khác bị th-ơng. Đến tháng 7, Myanmar triển khai tới đây 13 trung đoàn cùng xe tăng T69, xe thiết giáp nhằm tiêu diệt các lực l-ợng khủng bố. Hoạt động quân sự tại vùng biên giới Myanmar-Thái Lan lại tạo ra những rắc rối về ngoại giao giữa hai bên.

Nhiều vụ khủng bố khác cũng đã xảy ra tại các n-ớc khác trong khu vực. Ngày 30 tháng 8 năm 2001, lực l-ợng an ninh Philippines đã bắt giữ một nhóm trong đó có 2 Việt kiều đang âm m-u đánh bom khủng bố Đại sứ quán Việt Nam tại Manila.

Malaysia là nơi hoạt động của JI và Al Qaeda thời kỳ cuối những năm 1990.

Năm 1999 và 2000, một số thành viên Al Qaeda dính líu tới vụ 11/9 và vụ đánh bom tàu USS Cole đã dùng Kuala Lumpur làm địa điểm họp. Theo lời khai của một lãnh đạo JI bị bắt, Malaysia đ-ợc xem là một địa điểm lý t-ởng cho việc trốn tránh và họp bàn vì n-ớc này cho phép miễn thị thực nhập cảnh đối với công dân của hầu hết các n-ớc vùng Vịnh, kể cả Saudi Arabia. Ngày 7 tháng 9, cảnh sát Malaysia tăng c-ờng tuần tra vùng biển Malacca do Phong trào Tự do cho Aceh đe doạ tấn công tàu thuyền vi phạm luồng lạch thuộc Aceh. Ngày 6 tháng 1 năm 2002, cánh sát Singapore bắt 15 phần tử khủng bố tình nghi là có liên quan đến Al Qaeda. 1 tuần sau, thủ t-ớng Malaysia thừa nhận có cơng dân n-ớc mình liên quan đến Al Qaeda, một số ng-ời đ-ợc huấn luyện tại Afghanistan. 2 ngày sau Thủ t-ớng Mahathir tiếp tục xác nhận có mạng l-ới móc nối khủng bố Malaysia-Singapore-Indonesia và các dân quân Hồi giáo chống chính phủ đ-ợc huấn luyện tại Afghanistan. Cuối tháng 1 năm 2003, lực l-ợng an ninh Malaysia đã bắt đ-ợc 50 thành viên Kumpulan Mujahideen Malaysia (KMM) và truy lùng 200

n-ớc này. Nh-ng đầu tháng 4, Đại sứ quán Myanmar tại Kuala Lumpur vẫn bị tấn công.

Trong cuộc thẩm vấn Omar al Faruq, một lãnh đạo của Al Qaeda, hắn đã thừa nhận JI có âm m-u thiết lập mối quan hệ với những kẻ Hồi giáo cực đoan tại Myanmar.

Tháng 5-6/2003, tại Campuchia, bốn ng-ời Hồi giáo gồm một ng-ời Campuchia, hai ng-ời Thái Lan, một ng-ời Ai Cập đã bị bắt tại Phnompenh vì bị buộc tội là thành viên JI có âm m-u khủng bố tại Campuchia. Ba ng-ời n-ớc ngoài là giáo viên cho một tr-ờng học đ-ợc Saudi Arabia tài trợ đã bị chính quyền Campuchia đóng cửa (tr-ờng có 56 ng-ời n-ớc ngoài làm việc). Tr-ờng học đ-ợc thành lập bởi một quỹ mà ng-ời ta nghi ngờ tài trợ cho JI và Al Qaeda. Thơng tin để bắt giữ đ-ợc phía Mỹ chuyển đến sau các cuộc hỏi cung một thành viên JI ng-ời Singapore. Hắn đã khai về một nhân vật mà hắn chuyển tiền để gửi tới Campuchia.

Từ sau sự rút quân của Việt Nam đầu những năm 1990, ng-ời thiểu số Chăm ở Campuchia mà hầu hết là theo dòng Hồi giáo trung dung đã dần chịu ảnh h-ởng của dòng Wahhabi và nhận tài trợ từ các tr-ờng Wahhabi ở Trung Đông. Ng-ời Chăm chỉ chiếm 5% trong 12,5 triệu ng-ời Campuchia đa số theo đạo Phật.

Ngày 28 tháng 2 năm 2002, Campuchia kết án 21 tên thuộc tổ chức Các chiến sĩ tự do Campuchia (CFF) vì tội khủng bố, gây ra các vụ nổ vào năm 2000 và 2001, trong

đó có cả một vụ nổ lựu đạn tại Đại sứ quán Việt Nam ở Phnompenh. Ngày 28 tháng 7 năm 2003, một quả lựu đạn đã phát nổ bên ngoài trụ sở đảng FUNCINPEC ở Phnompenh chỉ vài giờ sau khi các cử tri bắt đầu bỏ phiếu bầu Quốc hội mới. Một ng-ời đã bị th-ơng trong thời điểm nhạy cảm này. Khoảng 30 phút sau sự kiện trên, cảnh sát Campuchia còn tìm thấy 2 quả lựu đạn khác bên ngồi cung điện Hoàng gia, nơi ở của Quốc v-ơng Norodom Sihanouk.

Singapore là quốc gia đi đầu trong hoạt động chống khủng bố tại Đông Nam á.

Một vụ tấn công khủng bố tại đây sẽ là một đòn mạnh, ảnh h-ởng xấu tới vị thế của Singapore cũng nh- vấn đề tài chính và vận tải hàng hố. Các quan chức n-ớc này vẫn cho rằng các cảng chính và mục tiêu quan trọng khác có thể bị tấn cơng. Singapore và

Mỹ đã ký hiệp định quân sự cho phép Mỹ kiểm soát tuyến đ-ờng ống dẫn dầu từ Singapore và sử dụng căn cứ hải quân, các cơ sở phục vụ việc sửa chữa tàu chiến. Khi cần thiết, hải quân Mỹ cũng có quyền yêu cầu các dịch vụ vận tải, tập đồn vận tải Tây Thái Bình D-ơng tại Singapore phục vụ việc triển khai tàu chiến và vận tải hàng hoá trong khu vực.

Tháng 12/2001, 13 kẻ bị tình nghi là khủng bố Hồi giáo đã bị bắt theo Luật An ninh nội địa vì các tội âm m-u đánh bom Đại sứ quán Mỹ tại Singapore và một vài mục tiêu khác. Nhà chức trách Singapore cũng chia sẻ thông tin mà họ có đ-ợc từ những kẻ bị bắt về chi tiết cơ cấu tổ chức, chiến thuật, chiến l-ợc của JI và Al Qaeda. Singapore cũng thắt chặt việc kiểm sốt tài chính, tăng c-ờng tuần tra khu vực eo biển Malacca và hợp tác hơn nữa trong hoạt động tình báo với các n-ớc trong khu vực và Mỹ. Tháng 6/2002, Singapore và Mỹ ký hiệp định về hải quan, cho phép Mỹ kiểm tra các cơng-ten- nơ hàng hố ở Singapore sắp đ-ợc chuyển đến Mỹ. Đây là một phần trong chiến l-ợc toàn cầu của Mỹ nhằm ngăn ngừa những kẻ khủng bố vận chuyển WMD vào n-ớc này.

Chính phủ Singapore đã phác họa những ph-ơng thức triệt phá JI tại Singapore trong sách trắng có tiêu đề “Những thành viên JI bị bắt và nguy cơ của chủ nghĩa khủng bố”.

Các tổ chức khủng bố “hiện diện” ở hầu khắp các n-ớc trong khu vực, khơng phân biệt đó là n-ớc theo hệ t- t-ởng nào, lớn hay nhỏ, ng-ời dân có mức sống cao nh- Singapore, Brunei hay những n-ớc mà mức sống của ng-ời dân vẫn cịn thấp. Tuy rằng sự “hiện diện” đó thuộc cấp độ khác nhau ở từng nước nhưng trong bối cảnh cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ phát động trên quy mơ tồn cầu nên đều có những ảnh h-ởng lớn tới tình hình chính trị – an ninh của các n-ớc. Từ những thực tế ở Đông Nam á thì trong cuộc đấu tranh chống khủng bố thì việc chống chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan mang một ý nghĩa hết sức quan trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc đấu tranh chống khủng bố ở đông nam á sau chiến tranh lạnh luận văn ths quan hệ quốc tế 60 31 40 (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)