Nguồn gốc bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc đấu tranh chống khủng bố ở đông nam á sau chiến tranh lạnh luận văn ths quan hệ quốc tế 60 31 40 (Trang 56 - 74)

Nguồn: Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ

2.2.1. Nguồn gốc bên trong

Những hoạt động khủng bố tại các quốc gia Đông Nam á hầu hết đều xuất phát từ những tổ chức địi ly khai hoặc một tổ chức tơn giáo hoặc có cả hai thuộc tính. Do đó, có thể nói những nguyên nhân cơ bản của vấn đề mâu thuẫn vốn có trong lịch sử

về sắc tộc và tơn giáo, sự đói nghèo, lạc hậu về kinh tế đi kèm với nó là những bất cập trong chính sách của chính phủ là những nguyên nhân chủ yếu của chủ nghĩa

khủng bố tại Đông Nam á.

2.2.1.1. Vấn đề mâu thuẫn vốn có trong lịch sử về sắc tộc và tôn giáo

Đây là nguyên nhân tr-ớc tiên của chủ nghĩa khủng bố ở Đông Nam á. Trong thời kỳ phong kiến và sau này là thời kỳ Đông Nam á bị các quốc gia thực dân xâm chiếm, vũ lực là biện pháp thông dụng nhất giải quyết phân tranh giữa các dân tộc. Do đó, hình thành nên một số khu vực dân tộc thiểu số mỗi quốc gia. Điều này trở thành một nguyên nhân cho mâu thuẫn nội tại của mỗi quốc gia, sẵn sàng bùng nổ thành xung đột khi có điều kiện “thuận lợi”. Có thể xem xét các tr-ờng hợp của ng-ời Moro tại Philippines, ng-ời Aceh tại Indonesia và ng-ời Hồi giáo tại Thái Lan.

Vấn đề ng-ời Hồi giáo Moro đã đè nặng lên chính quyền thực dân Tây Ban Nha trong suốt 300 năm đô hộ và từng thách thức chính quyền Mỹ gần nửa thế kỷ vẫn cịn là di sản nặng nề cho n-ớc Cộng hoà Philippines. Moro là cách mà thực dân Tây Ban Nha đặt cho những ng-ời Hồi giáo Philippines. Moro nghĩa ban đầu chỉ những ng-ời theo đạo Hồi ở Bắc Phi đã có thời gian dài xung đột với Tây Ban Nha. Tr-ớc khi ng-ời Tây Ban Nha đến Philippines, các cộng đồng Hồi giáo đã đ-ợc thành lập tại quần đảo Sulu, Mindanao, một số nơi trên đảo Luzon, Palavan. Họ bao gồm nhiều tộc ng-ời nh- Magindanao, Sulusaman, Lanao... Mỗi nhóm dân tộc nói bằng thứ ph-ơng ngữ đặc biệt song những nét chung nh- trình độ kinh tế, xã hội biệt lập, lịch sử, văn hố, tơn giáo đủ để ng-ời ta có thể gọi họ d-ới một cái tên chung nh- kiểu ng-ời Tây Ban Nha gọi họ: Moro. Những ng-ời Moro đã kiên trì đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha. Cuộc đấu tranh này đ-ợc cả hai bên tiến hành d-ới những khẩu hiệu tôn giáo. Tây Ban Nha dùng

Thiên chúa giáo để che đậy cho hành động xâm l-ợc, cịn các dân tộc Moro thì coi Hồi giáo là ngọn cờ t- t-ởng trong cuộc đấu tranh chống thực dân, chống tà đạo để bảo vệ lãnh thổ và tín ng-ỡng của mình. Trên thực tế, ng-ời Moro đã giữ đ-ợc nền độc lập của mình trong một thời gian dài. Vì lý do đó một bộ phận các tín đồ Hồi giáo Philippines

cho đến nay vẫn khơng coi mình là ng-ời Philippines, tức là khơng thừa nhận mình là

một bộ phận của dân tộc thống nhất đã hình thành. Sự hợp tác của ng-ời Philippines Thiên chúa giáo với ng-ời Tây Ban Nha đã đẩy họ sang bên kia chiến tuyến, gieo mầm cho mối thù hận giữa hai nhóm c- dân trên cùng một đất n-ớc nh-ng thuộc hai tôn giáo khác nhau này. Chính vì vậy mà trong các tín đồ Hồi giáo Philippines đã xuất hiện phong trào ly khai, bè phái.

Vấn đề Aceh ở Indonesia cũng có nhiều điểm giống với vấn đề Moro. Cuối thế kỷ XIX, khi hầu hết các quốc gia Hồi giáo tại Indonesia bị thực dân Hà Lan thơn tính, Aceh vẫn là một v-ơng quốc Hồi giáo hùng mạnh. Ng-ời Aceh có một ngơn ngữ riêng, với nhiều đặc điểm của tiếng Mã Lai nh-ng cũng có một số liên hệ với ngôn ngữ Chăm ở Đông D-ơng. Biết tr-ớc là thế nào cũng sẽ bị ng-ời Hà Lan đánh chiếm, ng-ời Aceh đã tăng c-ờng hoạt động ngoại giao với Pháp, Italia và Mỹ để xin giúp đỡ. Điều này làm cho ng-ời Hà Lan lo ngại. Không để ng-ời Aceh có thời gian củng cố lực l-ợng, ngày 26 tháng 3 năm 1873, Hà Lan tuyên chiến với Aceh. Chiến tranh xảy ra ác liệt, tuy bị tổn thất nặng nh-ng ng-ời Aceh vẫn kiên c-ờng chiến đấu. Đến năm 1885, ng-ời Aceh gi-ơng cao ngọn cờ Perang Sabil (Chiến tranh thần thánh-Jihad) chống lại các kafir (tà đạo). Tuy nhiên, tr-ớc sự đàn áp vô cùng tàn bạo của Hà Lan, cuộc chiến tranh

chấm dứt vào năm 1913 với sự chiến thắng của quân đội thực dân. Aceh trở thành một bộ phận của thuộc địa Hà Lan tại Indonesia. Tuy thất bại nh-ng Aceh khẳng định vị thế một trong các trung tâm chủ chốt của cuộc đấu tranh chống lại việc áp đặt ách thống trị thực dân trong toàn bộ thế giới Hồi giáo. Việc gieo vào đầu óc ng-ời Aceh ý t-ởng

perang sabil là một thành công lớn về tuyên truyền, một kết quả của việc phổ cập tại

cấp độ địa ph-ơng những áng anh hùng ca nêu cao hành động tử vì đạo, chủ nghĩa anh hùng và sự can thiệp thần thánh trong lịch sử ban đầu của đạo Hồi. Những tấm g-ơng ấy cùng với việc trích dẫn thích hợp kinh Koran đã khơi dậy tinh thần chịu đựng gian

khổ, tính hy sinh, nhấn mạnh bổn phận của những ng-ời sùng đạo phải đóng góp của cải cho sự nghiệp của perang sabil cũng nh- xả thân trên chiến tr-ờng.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Hà Lan vẫn còn tiếp tục trong những năm 1920-1930. Chính do hoạt động phản kháng liên tục đó mà có nhận định cho rằng Aceh không bao giờ dâng nộp chủ quyền cho Hà Lan. Khi Cộng hoà Indonesia đấu tranh giành độc lập năm 1945, những ng-ời Hồi giáo Aceh đã đứng sau Sukarno để bảo vệ quốc gia và đạo Hồi. Từ năm 1946, chính quyền trung -ơng mới chỉ có ít ảnh h-ởng tại Aceh vì lý do đơn giản là từ lúc đó trở đi, n-ớc cộng hồ đang phải đấu tranh để đảm bảo sự tồn tại của mình tr-ớc sự xâm phạm ngày càng tăng của thực dân Hà Lan. Do Hà Lan đã khơng tìm cách chiếm lại Aceh, trừ Pulau Wei, một hịn đảo phía bắc Aceh, cho nên trên thực tế vùng này càng tự lập.

Trong toàn bộ thời gian từ tháng 8 năm 1945 cho đến khi nổ ra cuộc nổi dậy vào năm 1953, đã có bất đồng ngày càng tăng giữa quan niệm của chính quyền trung -ơng về địa vị của Aceh trong n-ớc cộng hoà và quan niệm của những ng-ời lãnh đạo Aceh. Cộng hồ Indonesia với nỗ lực gắn kết tình cảm thống nhất quốc gia, ngăn ngừa xu thế khu vực hoá, địa ph-ơng hoá đã cố gắng thành lập một khu vực d-ới cấp tỉnh, đặt tên là Bắc Sumatra gồm các vùng Batak và Aceh mà thủ phủ là Medan [3,260]. Vì bản thân chính phủ trung -ơng cịn yếu cho nên khơng những nó ch-a thể khống chế đ-ợc các địa ph-ơng, mà nhiều khi buộc phải hành động thông qua các cơ cấu quyền lực địa ph-ơng đ-ợc lập trong thời kỳ cách mạng. Aceh đã trở thành khu vực tự trị trên thực tế nằm ngồi sự kiểm sốt của chính phủ trung -ơng. Tuy vậy, dù Aceh khơng có ý định ly khai thì thực tế vẫn là sự tự trị của Aceh đã đ-ợc tăng c-ờng rất nhiều trong thời gian này.

Vào lúc Hà Lan và Cộng hoà Indonesia đạt đ-ợc giải pháp độc lập vào tháng 12 năm 1949, Aceh đã quen với khả năng tự trị đáng kể. Chính quyền lâm thời có thiện cảm với các nguyện vọng của ng-ời Aceh, đã lập ra tỉnh Aceh.

Tuy nhiên mối quan hệ giữa chính quyền trung -ơng và Aceh đã liên tục tan vỡ sau đó. Aceh bị sáp nhập vào Bắc Sumatra. Việc kiểm sốt bn bán thuộc về chính

quyền cấp tỉnh. Binh lính ng-ời Aceh bị điều động một cách kín đáo khỏi Aceh và đ-ợc thay thế bằng những binh lính khơng phải là ng-ời Aceh.

Tình hình Aceh trở nên bất ổn và đó khơng phải là nơi duy nhất tại Indonesia. Tháng 8 năm 1949, những lãnh tụ Hồi giáo Tây Java tuyên bố thành lập một quốc gia Hồi giáo Indonesia (Negara Islam Indonesia- NII) [3,265]. Mục đích của những ng-ời

nổi dậy là thay thế n-ớc Cộng hoà với những nguyên tắc Pancasila bằng một quốc gia Hồi giáo và qua đó đ-a Indonesia vào Daru’l Islam hay Ngơi nhà Hồi giáo tồn cầu.

Ngày 21 tháng 9 năm 1953, ng-ời đứng đầu Aceh chính thức liên minh với NII và tham gia cuộc khởi nghĩa Daru’l Islam. Từ năm 1955 đến 1962, có những cuộc

th-ơng l-ợng giữa chính phủ và ng-ời Aceh với danh nghĩa một tỉnh chứ không phải là một bộ phận trong Daru’l Islam. Aceh đ-ợc h-ởng một quy chế đặc biệt, thực chất là tạo điều kiện cho đạo Hồi ở đây có một vai trị t-ơng xứng với vị trí của nó. Tuy nhiên đối với nhiều ng-ời Aceh, họ rất đề cao giai thoại, khái niệm cho rằng tên ACEH thể hiện nguồn gốc Arab, Trung Quốc (China), châu Âu (Europe) và ấn Độ (Hindu) của

các c- dân ở đây [3,249]. Đây có lẽ là cách nhìn nhận của ng-ời ph-ơng Tây về vùng đất này, gán cho nó một sự lý giải t-ơng đối về nguồn gốc các tộc ng-ời tại Aceh. Song điều đó cũng gợi ý rằng ng-ời Aceh có xu h-ớng gắn bản sắc và lịch sử của họ với khu vực châu á bên ngoài quần đảo Mã Lai và h-ớng về phía Tây và Bắc, cũng nh- thế giới Mã Lai ở phía Đơng.

Vùng đất gồm 3 tỉnh hiện thời của Thái Lan là Patani, Yala, Narathiwat vốn là địa bàn của V-ơng quốc Hồi giáo Patani (Negri Patani Darrussalam). [3,304]. Ng-ời Mã Lai đã đến định c- tại vùng ven biển thuộc tỉnh Patani hiện thời, sau đó thành lập thị trấn và v-ơng quốc vào thế kỷ XIV. Patani từng là một trung tâm nghiên cứu đạo Hồi xứng đáng sánh vai với Tiểu v-ơng quốc Aceh vào thế kỷ XVII. Xuyên suốt thế kỷ XVII-XVIII, Patani phải đối mặt không ngừng với các mối đe doạ nền độc lập của mình từ các v-ơng quốc của ng-ời Thái theo đạo Phật ở phía Bắc. Tuy vậy, phải đến tận thế kỷ XVII thì triều đại Chakkri vừa hình thành mới áp đặt đ-ợc sự kiểm sốt th-ờng xuyên đối với Patani. Từ đó trở đi, lịch sử quan hệ giữa Patani với nhà n-ớc Xiêm (Thái

Lan) là một lịch sử kháng cự tr-ờng kỳ và mạnh mẽ của một bên và quá trình siết chặt sự kiểm sốt của chính quyền trung -ơng ở phía bên kia. [3,305]

Tháng 8 năm 1945, Bộ T- lệnh Đông Nam á của Anh đảm đ-ơng các nhiệm vụ sau khi Nhật đầu hàng ở Thái Lan, Mã Lai, miền Nam Đông D-ơng, Sumatra và Java. Thời kỳ Anh kiểm soát quân sự tạm thời đã tạo cơ hội cho giới lãnh đạo ng-ời Mã Lai ở Patani thúc đẩy các yêu sách phục hồi lãnh thổ của họ. Họ đã làm việc đó vào tháng 11 năm 1945, khi họ gửi cho Bộ tr-ởng Thuộc địa của Anh một kiến nghị nêu rõ những bất mãn của họ đối với chính quyền Thái Lan và u cầu “Chính phủ Anh hãy có thiện tâm giải thoát đất n-ớc chúng tôi và bản thân chúng tôi khỏi áp lực của Xiêm bởi vì chúng tơi không muốn sống dưới quyền của chính phủ Xiêm nữa”. [3,315] Bản kiến nghị kết thúc bằng nội dung các nguyên tắc quốc tế về nhân quyền và quyền tự quyết do Liên hợp quốc định ra tiếp sau những thắng lợi của Đồng minh. Nh-ng Anh đã không lợi dụng thế yếu của Thái Lan trong thời điểm trong các năm 1945-1946 để hợp lý hoá đ-ờng biên giới giữa Mã Lai và Thái Lan, qua đó thực hiện tham vọng phục hồi lãnh thổ của những ng-ời Mã Lai ở Patani. Mặc dù vị thế của Patani không thay đổi vào cuối cuộc chiến tranh, nh-ng bản thân nguy cơ Anh có thể thơn tính Patani có lẽ đã góp phần làm cho Thái Lan phải có chính sách mềm mỏng hơn đối với những ng-ời Mã Lai ở Patani năm 1945 và 1946.

Nguy cơ cũ về việc Thái Lan cai trị sai trái có thể tạo ra cái cớ để Anh bành tr-ớng quyền lực ở bán đảo Mã Lai đã xuất hiện trở lại vào thời điểm tế nhị này trong lịch sử Thái Lan. Cho nên, đến năm 1946, ngày lễ tôn giáo thứ Sáu hàng tuần đã đ-ợc phục hồi lại trong các khu vực Hồi giáo và các quy định mới đã cho phép áp dụng luật Hồi giáo trong hệ thống pháp luật về hơn nhân, gia đình và thừa kế. Năm 1945, “Luật Bảo trợ đạo Hồi” lập ra hệ thống cấp bậc Hồi giáo do nhà nước chuẩn y và kiểm sốt, nhà Vua chỉ định một thủ lĩnh tồn quốc của Hồi giáo (chularajamontri), một Hội đồng toàn quốc về các vấn đề đạo Hồi và các Hội đồng cấp tỉnh về các vấn đề đạo Hồi tại các tỉnh có số l-ợng đáng kể ng-ời Thái theo đạo Hồi [3, 318-319]. Năm 1947, tiến trình cố gắng hội nhập đạo Hồi vào cơ cấu nhà n-ớc đã tiến sâu hơn với các quy định về đăng

ký các giáo đ-ờng, việc bầu cử các hội đồng giáo đ-ờng địa ph-ơng và việc đình chỉ các quan chức giáo đ-ờng.

Rõ ràng, các cải cách ấy là sự đổi h-ớng có ý nghĩa trong chính sách của Thái Lan đối với các tín đồ Hồi giáo ng-ời Thái nói chung và đặc biệt đối với ng-ời Mã Lai ở Patani nói riêng so với chính sách đã thi hành tr-ớc và sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Vào lúc này, đạo Hồi đ-ợc nhà n-ớc cho phép nh-ng ý định rõ ràng của nhà cầm quyền Thái là thể chế đạo Hồi phải do nhà n-ớc bảo trợ và kiểm soát một cách kiên quyết. Chính trong giai đoạn này đã thấy rõ những dấu hiệu đầu tiên của chiến l-ợc dài hạn sau chiến tranh của Nhà n-ớc Thái Lan là mở rộng khái niệm công dân và bản sắc để bao gồm đ-ợc cả cộng đồng Hồi giáo, đồng thời ra sức cắt đứt mối liên hệ giữa bản sắc Hồi giáo và bản sắc Mã Lai ở Patani, hay nói một cách khác là tạo lập những phạm trù mới về tín đồ đạo Hồi ng-ời Thái và đạo Hồi của Thái.

Từ những năm 60 của thế kỷ XX, nhiều phong trào phản kháng có mục đích khác nhau xuất hiện tại Patani với chủ tr-ơng khôi phục lại v-ơng quốc Patani hoặc thành lập một n-ớc Cộng hoà Hồi giáo. Các hoạt động quân sự chống lại nhà chức trách Thái Lan th-ờng vẫn thuộc mẫu hình kinh điển của chủ nghĩa khủng bố: phục kích, ám sát, bắt cóc, tống tiền, phá hoại và đánh bom.

2.2.1.2. Vấn đề đói nghèo, kinh tế lạc hậu, kém phát triển

Một nguyên nhân khiến cho chủ nghĩa khủng bố có điều kiện nảy sinh và phát triển là sự đói nghèo, lạc hậu về kinh tế đi kèm với nó là những bất cập trong chính

sách của chính phủ. Khi xem xét tình hình tại những nơi th-ờng xuyên xảy ra các vụ

khủng bố, bạo loạn, hoặc nơi xuân thân chủ yếu của bọn khủng bố, ng-ời ta thấy rằng đó là những nơi nền kinh tế còn kém phát triển, tỷ lệ ng-ời thất nghiệp cao. Đấy là Aceh, Irian Giaya ở Indonesia, Zamboanaga, Jolo, Basilan ở Philippines, Patani, Yala, Narathiwat ở miền Nam Thái Lan, khu vực ng-ời Karen ở vùng biên giới Thái- Myanmar hay Penang ở Malaysia và một số nơi khác. Sự phát triển không đồng đều về kinh tế, khoảng cách giữa các vùng, miền quá lớn dẫn đến tâm lý bất mãn, nảy sinh t- t-ởng ly khai tại những vùng kém phát triển (điều này lại th-ờng rơi vào khu vực dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc đấu tranh chống khủng bố ở đông nam á sau chiến tranh lạnh luận văn ths quan hệ quốc tế 60 31 40 (Trang 56 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)