.Nguồn lực và huy động nguồn lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết nối cộng đồng và hỗ trợ kiến thức trong chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã an toàn tại xã vũ oai, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 27)

Để hiểu rõ khái niệm “Huy động nguồn lực”, trƣớc tiên ta cần hiểu khai niệm “huy động” và “nguồn lực”:

Để hiểu rõ khái niệm “Huy động nguồn lực”, trƣớc tiên ta cần hiểu khai niệm “huy động” và “nguồn lực”:

- Huy động:

Theo từ điển Tiếng Việt thì huy động là: “điều một số đông, một số lớn nhân lực, vật lực vào một công việc gì đó”.

Huy động là dùng cái có sẵn để làm thêm ra cái mình muốn có. Ý nghĩa ở đây là dùng cái vốn mình sẵn có để làm ăn bằng cách chính trực, công bằng. Không dùng thủ đoạn hay mƣu mô để tạo ra cái mình muốn có.

- Nguồn lực:

Theo định nghĩa chung nhất, nguồn lực là một hệ thống các nhân tố mà mỗi nhân tố đó đóng vai trò riêng nhƣng có mối quan hệ với nhau tạo nên sự phát triển của sự vật, hiện tƣợng nào đó. Tuy nhiên, có một số cách hiểu nguồn lực nhƣ sau:

+ Nguồn lực tự nhiên: Tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, đất đai, rừng, nƣớc, khí hậu…); vị trí địa lý (đƣờng bộ, đƣờng thủy, đƣờng không).

+ Nguồn lực vốn: nội lực (Ngân sách nhà nƣớc, đóng góp của nhân dân); ngoại lực (đầu tƣ qua con đƣờng hợp tác chính phủ).

- Theo quan điểm của các nhà khoa học Việt Nam: Nguồn lực con ngƣời là tổng thể những yếu tố thuộc về thể chất, tinh thần, phẩm chất đạo đức, trình độ tri thức, vị thế xã hội… tạo nên năng lực con ngƣời của cộng đồng đó có thể sử dụng, phát huy trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc và trong các hoạt động khác.

Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đƣờng lối chính sách, vốn và thị trƣờng…ở cả trong nƣớc và ngoài nƣớc có thể đƣợc khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.

Có 2 nhóm nguồn lực:

- Nguồn lực trong nƣớc (nội lực): bao gồm tất cả các nguồn lực bên trong của một quốc gia. Cụ thể bao gồm 3 nguồn lực chủ yếu sau:

+ Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên. + Dân cƣ và nguồn lao động.

+ Đƣờng lối phát triển KT-XH và cơ sở vật chất kỹ thuật.

- Nguồn lực bên ngoài (ngoại lực): bao gồm tất cả các nguồn lực bên ngoài của một quốc gia, có ảnh hƣởng đến sự phát triển KT – XH của quốc gia đó. Đó là vốn, thị trƣờng, khoa học kĩ thuật, xu thế phát triển…

- Vị trí địa lí tạo thuận lợi hay gây khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận hay cùng phát triển giữa các vùng trong một nƣớc.

- Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất. Đó là những nguồn lực vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế.

- Nguồn lực KT - XH, nhất là dân cƣ và lao động, nguồn vốn, KH – KT và công nghệ, chính sách và đƣờng lối phát triển có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lƣợc phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nƣớc trong từng giai đoạn.

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, khái niệm huy động nguồn lực cộng đồng đƣợc hiểu là huy động hệ thống nguồn lực sau:

Tiền/Tài chính

Vật lực (diện tích đất đai)

Nhân lực (kiến thức về chăn nuôi lợn rừng, tuyên truyền đến chủ hộ chăn nuôi; kiến thức về nuôi lợn rừng; cán bộ kỹ thuật chia sẻ kiến thức nuôi lợn rừng với hộ dân)

Địa điểm để triển khai hỗ trợ là cơ sở vật chất của địa phương và gia đình.

1.1.4.Vai trò của nhân viên công tác xã hội

Nhân viên CTXH có một số vai trò sau đây:

- Vai trò là ngƣời vận động nguồn lực trợ giúp đối tƣợng (cá nhân, gia đình, cộng đồng...) tìm kiếm nguồn lực (nội lực, ngoại lực) cho giải quyết vấn đề.

- Vai trò là ngƣời kết nối - khai thác, giới thiệu thân chủ tiếp cận tới các dịch vụ, chính sách nguồn tài nguyên đang sẵn có trong cộng đồng.

- Vai trò là ngƣời biện hộ/vận động chính sách giúp bảo vệ quyền lợi cho đối tƣợng để họ đƣợc hƣởng những dịch vụ, chính sách, quyền lợi của họ đặc biệt trong những trƣờng hợp họ bị từ chối những dịch vụ, chính sách mà họ là đối tƣợng đƣợc hƣởng.

- Vai trò là ngƣời giáo dục cung cấp kiến thức kỹ năng nâng cao năng lực cho cá nhân, gia đình, nhóm hay cộng đồng qua tập huấn, giáo dục cộng đồng để họ có hiểu biết, tự tin và tự mình nhìn nhận vấn đề đánh giá vấn đề phân tích và tìm kiếm nguồn lực cho vấn đề cần giải quyết.

- Vai trò là ngƣời tham vấn giúp cho những đối tƣợng có khó khăn về tâm lý, tình cảm và xã hội vƣợt qua đƣợc sự căng thẳng, khủng hoảng duy trì hành vi tích cực đảm bảo chất lƣợng cuộc sống.

- Vai trò là ngƣời chăm sóc, ngƣời trợ giúp đối tƣợng nhƣ trực tiếp cung cấp dịch vụ chăm sóc đối tƣợng yếu thế.

- Vai trò là ngƣời trợ giúp xây dựng và thực hiện kế hoạch cộng đồng: trên cơ sở nhu cầu của cộng đồng đã cộng đồng đƣợc xác định, nhân viên công tác xã hội giúp cộng đồng xây dựng chƣơng trình hành động phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, tiềm năng của cộng đồng để giải quyết vấn đề của cộng đồng.

- Vai trò ngƣời tạo sự thay đổi về đời sống cũng nhƣ tƣ duy của ngƣời yếu thế và ngƣời dân trong cộng đồng nghèo vƣơn lên làm chủ cuộc sống.

- Vai trò là ngƣời nhà đào tạo, nghiên cứu và quản lý hành chính giúp đào tạo thế hệ nhân viên CTXH, đƣa ra những nghiên cứu lý luận và xây dựng mô hình giúp đỡ đối tƣợng và quản lý các hoạt động, các chƣơng trình, lên kế hoạch và triển khai kế hoạch các chƣơng trình dịch vụ cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung phân tích một số vai trò của nhân viên CTXH, cụ thể là vai trò là ngƣời vận động nguồn lực trợ giúp đối tƣợng (cá nhân, gia đình, cộng đồng...) tìm kiếm nguồn lực (nội lực, ngoại lực) cho giải quyết vấn đề.

- Vai trò là ngƣời kết nối - khai thác, giới thiệu thân chủ tiếp cận tới các dịch vụ, chính sách nguồn tài nguyên đang sẵn có trong cộng đồng.

1.1.5. Tiến trình kết nối cộng đồng

CĐ còn CĐ thức CĐ tăng CĐ tự lực

yếu kém tỉnh năng lực

Tự tìm Huấn Phát huy Hình thành Tăng

hiểu và luyện tiềm các nhóm

cƣờng động phân tích Năng liên kế lực tự nguyện tích Hành động chung có lƣợng giá từ thấp đến cao Hình 2. Mô hình phát triển Cộng đồng

Tiến trình phát triển cộng đồng đi từ cộng đồng yếu kém đến cộng đồng tự lực qua các bƣớc sau:

Tiến trình phát triển cộng đồng gồm ba giai đoạn: thức tỉnh cộng đồng (là giai đoạn đầu tiên của phát triển, là tiến trình để cộng đồng hiểu rõ, đánh giá đúng và đầy đủ các nguồn lực của cộng đồng; là giai đoạn mà cộng đồng cần hiểu rõ thực trạng, nhu cầu thiết thực và những vấn đề của chính họ); tăng năng lực (là hoạt động để cộng đồng có thể hiểu rõ và biết cách khai thác, huy động những gì mình có mà chƣa sử dụng, những nguồn hỗ trợ bên ngoài; là tiến trình tăng cƣờng các nguồn lực của cộng đồng để cộng đồng có khả năng vƣợt qua các khó khăn); tự lực (vừa là tiến trình vừa là mục đích quan trọng nhất của phát triển cộng đồng).

-Thức tỉnh cộng đồng

Trƣớc tiên cộng đồng cần đƣợc giúp để tự tìm hiểu và phân tích nhằm biết rõ về những vấn đề của cộng đồng, những nguyên nhân và hậu quả do các vấn đề gây ra. Bên cạnh đó, ngƣời dân cũng tự nhận diện ra đƣợc những tài nguyên, tiềm năng và những khó khăn, thuận lợi từ cộng đồng để họ có cơ sở giải quyết vấn đề. Điều quan trọng là cộng đồng cần nhận ra sự hợp tác của chính mình là yếu tố quyết định trong việc thay đổi tình trạng yếu kém hiện tại.

-Tăng năng lực cộng đồng

Cộng đồng nhận ra đƣợc những gì mình có mà chƣa sử dụng nhƣ đất đai, cơ sở, nhân tài, kinh nghiệm,..và những nguồn hỗ trợ từ bên ngoài nhƣ kiến thức, chuyên môn, tín dụng,.. Để sử dụng và quản lý đƣợc những nguồn lực này thì cộng đồng cần đƣợc hỗ trợ tăng khả năng, kiến thức và kỹ năng để cùng hành động, bằng các hình thức học tập, huấn luyện chính thức và không chính thức nhƣ trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm; tham quan học tập mô hình.

-Cộng đồng tự lực

Cộng đồng có khả năng tự quản lý các hoạt động, dự án phát triển, các vấn đề trong cộng đồng, bằng cách khai thác và sử dụng hợp lý và hiệu quả các tài nguyên bên trong và ngoài cộng đồng. Đảm bảo cân bằng sinh thái, nguồn tài nguyên để không ảnh hƣởng đến việc đáp ứng cho nhu cầu của thế hệ tƣơng lai.

1.2. Các lý thuyết đƣợc vận dụng

1.2.1. Lý thuyết nhu cầu

Abraham Maslow (1908-1970), nhà tâm lý học ngƣời Mĩ đã xây dựng học thuyết phát triển về nhu cầu của con ngƣời vào những năm 50 của thế kỷ XX. Lý thuyết nhu cầu của Maslow cho rằng mỗi nhu cầu của con ngƣời trong hệ thống thứ bậc phải đƣợc thỏa mãn trong mối tƣơng quan với môi Trƣờng để con ngƣời có thể phát triển khả năng cao nhất của mình. Thuyết nhu cầu của Maslow

nêu ra 5 bậc thang. Trong hệ thống thứ bậc của Maslow, ông cho rằng mỗi nhu cầu của con ngƣời đều phụ thuộc vào nhu cầu trƣớc. Nếu nhƣ nhu cầu trƣớc cá nhân không đƣợc đáp ứng sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện các nhu cầu cao hơn về sau.

Theo Maslow, nhu cầu tự nhiên của con ngƣời đƣợc chia thành các thang bậc khác nhau từ "đáy” lên tới “đỉnh”, phản ánh mức độ "cơ bản” của nó đối với sự tồn tại và phát triển của con ngƣời vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội.

Để tồn tại, con ngƣời cần phải đáp ứng những nhu cầu thiết yếu cơ bản cho sự sống nhƣ: ăn, mặc, nhà ở và chăm sóc y tế...; để phát triển, con ngƣời cần đáp ứng các nhu cầu cao hơn nhƣ: nhu cần đƣợc an toàn, đƣợc học hành, đƣợc yêu thƣơng, đƣợc tôn trọng và khẳng định. Xét cho cùng, sự vận động và phát triển của xã hội loài ngƣời nhằm mục đích đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của con ngƣời. Việc đáp ứng nhu cầu con ngƣời chính là động cơ thúc đẩy con ngƣời tham gia hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội.

Theo thuyết động cơ của Maslow, con ngƣời là một thực thể sinh-tâm lý xã hội. Do đó con ngƣời có nhu cầu cá nhân cho sự sống (nhu cầu về sinh học) và nhu cầu xã hội. Theo đó, ông chia nhu cầu con ngƣời thành 5 thang bậc từ thấp đến cao:

1. Nhu cầu an toàn:

Ai cũng có mong muốn đƣợc sống trong một thế giới hòa bình, không có chiến tranh, không có bạo lực, kể cả trong những trƣờng hợp bị mất kế sinh nhai đƣợc Nhà nƣớc và xã hội bảo vệ và giúp đỡ.

2. Nhu cầu thuộc vào một nhóm nào đó:

Là con ngƣời xã hội, con ngƣời có các nhu cầu giao tiếp, nhu cầu sự yêu thƣơng, chia sẻ. Họ không muốn sự cô đơn, bị bỏ ra ngoài lề xã hội, họ mong muốn có hạnh phúc gia đình, sự tham gia và thuộc vào một nhóm nào đó (gia đình, bạn bè, cộng đồng).

3. Nhu cầu đƣợc tôn trọng:

Tự tôn trọng là giá trị của chính cá nhân mỗi ngƣời; đƣợc ngƣời khác tôn trọng là mong muốn đƣợc ngƣời khác thừa nhận giá trị của mình.

4. Nhu cầu hoàn thiện:

Trong cuộc sống, ai cũng mong muốn đƣợc tự khẳng định mình và đƣợc xã hội tạo điều kiện để để hoàn thiện và phát triển cá nhân.

Nhu cầu về không khí, nƣớc, thức ăn, quần áo, nhà ở, nghỉ ngơi,..

Tuy nhiên, trong xã hội vẫn tồn tại những ngƣời thƣờng thiếu thốn nguồn lực để đáp ứng các nhu cầu của cá nhân và gia đình. Trong đó, có những nguời đặc biệt khó khăn không có khả năng tự đảm bảo cho cuộc sống của cá nhân từ việc lo ăn, lo mặc đến chữa bệnh và học hành và có nguy cơ bị đe dọa sự an toàn của cuộc sống. Những đối tƣợng này rất cần sự giúp đỡ của Nhà nƣớc và xã hội.

Biểu 1:Tháp nhu cầu của Abraham Harold Maslow

Thuyết nhu cầu của Maslow làm căn cứ cho việc nhận định những nhu cầu của con ngƣời nói chung. Tuy nhiên, đói với những đối tƣợng cụ thể và nhất là đối với từng cá nhân cụ thể lại có những nhu cầu khác nhau. Vì họ là những cá thể độc lập với những đặc điểm riêng, nằm trong những bối cảnh không giống nhau. Tiếp cận theo nhu cầu sẽ giúp nhân viên xã hội tránh đƣợc việc “đánh đồng” và “chủ quan” khi cung cấp các dịch vụ hỗ trợ. Thay vào đó nhân viên xã hội cần tìm kiếm những nhu cầu thực mà đối tƣợng mong muốn đƣợc thỏa mãn.Đối tƣợng và vấn đề của họ đƣợc đặt vào vị trí trung tâm, chứ không phải ý muốn chủ quan của cơ quan hỗ trợ hay của nhân viên xã hội. Cung cấp đúng các dịch vụ mà đối tƣợng mong muốn cũng nhƣ các hỗ trợ cần thiết để giải quyết đúng và hiệu quả vấn đề của đối tƣợng.

Cách tiếp cận dựa trên nhu cầu có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ tợ các đối tƣợng.Thứ nhất, trong xã hội vẫn tồn tại những ngƣời thƣờng thiếu thốn các nguồn lực để đáp ứng các nhu cầu của cá nhân và gia đình. Trong đó có những

ngƣời đặc biệt khó khăn không có khả năng tự đảm bảo cho cuộc sống của cá nhân từ việc lo ăn, lo mặc đến chữa bệnh và học hành và có nguy cơ đe dọa đến an toàn của cuộc sống. Những đối tƣợng này rất cần đƣợc sự giúp đỡ của Nhà nƣớc và xã hội. Thứ hai, việc đáp ứng nhu cầu của con ngƣời chính là động cơ thúc đẩy con ngƣời tham gia hoạt sản xuất, hoạt động xã hội. Nếu không đáp ứng nhu cầu của con ngƣời thì họ cũng mất dần động cơ tham gia đóng góp cho xa hội, thay vào đó là những hành vi gây rối, chống đối và phá hoại chẳng hạn nhƣ nghiện hút, trộm cắp, gây rối,... Thứ ba, tiếp cận theo nhu cầu sẽ giúp các hỗ trợ xã hội giảm kinh phí và tăng hiệu quả khi tránh đƣợc sự dƣ thừa hay không đầy đủ khi hỗ trợ.

Ứng dụng lý thuyết vào đề tài: Thông qua lý thuyết nhu cầu của Maslow tác giả có thể tìm hiểu đƣợc nhu cầu của các hộ dân tại địa bàn. Xác định nhu cầu đang ở bậc nào để đƣa ra giải pháp hoàn thiện cho việc kết nối. Áp theo thang nhu cầu cụ thể thì nhu cầu của ngƣời dân ở đây ở mức tối thiểu, thiết yếu bậc 1.

1.2.2. Lý thuyết hệ thống

Thuyết hệ thống ra đời từ năm 1940, do nhà sinh vật học Ludwig von Bertalanffy phát hiện. Để phản đối chủ nghĩa đơn giản hóa và việc cô lập hóa các đối tƣợng của khoa học, ông đƣa ra quan điểm rằng tất cả các cơ quan đều là hệ thống, bao gồm những hệ thống nhỏ hơn, và là phần tử của các hệ thống lớn hơn. Từ một quan điểm trong ngành sinh học, ý tƣởng về hệ thống đã có nhiều ảnh hƣởng tới các ngành khoa học khác, kể cả CTXH.

Theo từ điển Tiếng Việt “Hệ thống là một tập hợp các thành tố đƣợc sắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt động thống nhất”.

Theo lý thuyết công tác xã hội hiện đại thì: “Hệ thống là một tập hợp các thành tố đƣợc sắp xếp có trật tự và liên hệ”.

Nhƣ vậy, hệ thống là một tập hợp các phần tử có quan hệ tƣơng hỗ. Những thay đổi của phần tử này trong hệ thống sẽ gây ra tác động tới các phần tử khác. (Bùi Thị Xuân Mai, 2014)

Ứng dụng vào lý thuyết: Dựa vào lý thuyết này thì các cá nhân chăn nuôi ở xã Vũ Oai là một hệ thống gồm các tiểu hệ thống, nằm trong hệ thống lớn hơn là gia đình và các gia đình lại nằm trong hệ thống lớn hơn là cộng đồng xã Vũ Oai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết nối cộng đồng và hỗ trợ kiến thức trong chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã an toàn tại xã vũ oai, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)