Nguồn lực về truyền thông cho công việc chăn nuôilợn rừng bán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết nối cộng đồng và hỗ trợ kiến thức trong chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã an toàn tại xã vũ oai, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 66 - 70)

2.4.4 .Nguồn lực từ Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Quảng Ninh

2.4.5. Nguồn lực về truyền thông cho công việc chăn nuôilợn rừng bán

hoang dã

Công tác tuyên truyền là một hoạt động quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển công việc chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã. Truyền thông giúp nâng cao nhận thức, cung cấp thông tin...cho các các hộ chăn nuôi cũng nhƣ toàn thể cộng đồng trong việc phát triển công việc chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã trên địa bàn.

Về nguồn lực truyền thông tại xã Vũ Oai, địa bàn có hai nguồn truyền thông chính là chính quyền địa phƣơng truyền thông, qua bộ phận chuyên môn xây dựng chƣơng trình chủ yếu thông tin qua hệ thống truyền thanh chuyển thông tin đến ngƣời dân để giúp họ có ý thức trong việc chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã. Nguồn lực để triển khai hoạt động truyền thông chính thứ hai trên địa bàn là những hộ, các cơ sở đang nuôi lợn rừng đã có hiệu quả bƣớc đầu từ chăn nuôi mang lại, từ đó chia sẻ kinh nghiệm từ kết quả cũng nhƣ rủi ro của gia đình mình, cho cộng đồng.

Chính quyền xã Vũ Oai cũng đã chú trọng triển khai công việc chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã trên địa bàn. Chính quyền đã đặt những mục tiêu cụ thể cho công tác này nhƣ: 3/8 thôn có chăn nuôi lợn rừng đƣợc tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân nhằm nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng về công việc chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã cho cá hộ. 100% các hộ chăn nuôi lợn rừng trong 3 thôn đƣợc phổ biến, cập nhật nội dung công việc chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã cho. 3/8 thôn nuôi lợn rừng tổ chức rà soát, kiểm tra, đánhgiá thƣờng xuyên công việc chăn nuôi và thông tin về các bệnh nguy hiểm. Để thực hiện những mục tiêu đó, chính quyền triển khai các hoạt động nhƣ: tuyên truyền nâng cao nhận thức, tổ chức tuyên truyền sâu rộng qua hệ thống đài truyền thanh xã, hệ thống phát thanh tại nhà trƣởng thôn về công việc chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã. Tích cực nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị ở địa phƣơng, gia đình về tăng cƣờng quản lý tốt số lợn rừng gia đình đang nuôi nhằm xây dựng môi trƣờng chăn nuôi an toàn, hiệu quả.

Nguồn lực truyền thông chủ yếu thứ hai là hộ, các cơ sở đang nuôi lợn rừng sẽ chia sẻ những kinh nghiệm chăn nuôi gia đình đã gặp đặc biệt là những bất lợi, cách phòng ngừa cũng nhƣ bài học quý báu dành cho cộng đồng của mình. Sau khi tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 3 trƣờng hợp có chăn nuôi lợn rừng gặp phải thất bại và đƣợc biết câu chuyện của gia đình. Tác giả có hỏi thêm về mức độ sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm của mình để các hộ khác khi chăn nuôi triển khai đƣợc hiệu quả hơn và cũng mong muốn đƣợc trang bị thêm những kiến thức, kỹ thuật mới; các hộ có chia sẻ nhƣ sau:

“Chăn nuôi mà lỡ để xảy ra thiệt hại là điều không ai muốn nếu xảy ra xuất phát từ những lỗi khách quan không cưỡng lại được thì không tiếc nhưng ngược lại để xảy ra từ những lỗi chủ quan thì thật tiếc nuối. Gia đình hai lỗi trên trong quá trình nuôi đều gặp phải nhất là ở lợn giống mới mua về, mua về cưa cho lợn ăn thoải mái, bụng lúc nào cũng no, phải nhìn thấy bụng no thì mới yên tâm. Ban đầu lợn còn chịu khó kiếm ăn quanh khuôn viên, sau một thời gian rồi lười không chịu đào bới, chỉ chờ thức ăn có sẵn, thức ăn phải ngon, có con vì ăn nhiều quá, thức ăn để dư nên bị đi ỉa, tiêu chảy chết mất, rất là tiếc. Sau đó tôi hỏi lại Cơ sở cai nghiện cung cấp giống cho gia đình họ tư vấn cho, từ đó gia đình cho ăn ngày 2- 3 bữa chính, cho ăn nhiều rau xanh, thấy lợn dần chuyển biến phát triển tốt. Nhưng nuôi lâu dài vẫn phải thường xuyên cập nhật kiến thức, kỹ thuật mới, nhất là người có kỹ thuật chuyên sâu. Gia đình tôi đã chăn nuôi lợn rừng được trên 3 năm, so với nhiều hộ lợn nhà tôi cũng bị chết nhưng không nhiều bằng, nhà có 2 anh trên tôi cũng nuôi, thường xuyên gặp nhau trao đổi và hỗ trợ nhau. Mấy anh em khác trong thôn hay qua nhà hỏi cách nuôi, khó khăn gặp phải và xem lợn rừng trong lúc cho ăn, họ kinh tế không khá giả rất muốn nuôi nhưng chưa dám đầu tư vì thiếu thốn nhiều thứ trong đó có kỹ thuật nuôi”(Trích PVS, các hộ chăn nuôi, thôn Lán Dè).

Nhƣ vậy, nguồn lực truyền thông ở địa bàn là có sẵn và có khả năng tiếp tục phát triển để nâng cao hiệu quả của công tác này lên. Nhìn chung có hai nguồn lực để triển khai hoạt động truyền thông chính là từ chính quyền địa phƣơng và những hộ chăn nuôi đã biết cơ bản kiến thức chăn nuôi lợn rừng phối hợp để hỗ trợ các gia đình, chia sẻ cách thức nuôi và những bất trắc có thể xảy ra nếu không tính toán kỹ.

Tiểu kết chƣơng 2:

Nhƣ vậy, trong chƣơng 2 tác giả đã phân tích một cách khái quát thực trạng và hậu quả việc thiếu kiến thức, kỹ thuật trong chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã

trên địa bàn xã Vũ Oai, nêu lên những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này. Sự cần thiết và nhu cầu của ngƣời dân cần đƣợc hỗ trợ kiến thức và kỹ thuật. Tác giả nêu ra năm nguồn lực, thế mạnh của địa phƣơng, những điểm cần lƣu ý khi tiến hành công việc chuyển giao kỹ thuật đến ngƣời chăn nuôi.

Những hoạt động ở chƣơng này đã nêu ra, lột tả tình hình chăn nuôi lợn rừng tại xã Vũ Oai, huyện Hoành Bồ điểm nhấn cơ bản là thực trạng nhận thức của ngƣời dân chăn nuôi lợn rừng và nhu cầu của họ cần đƣợc trang bị kiến thức và kỹ thuật. Khi nêu ra các nguồn lực đang có hiện hữu trên địa bàn là rất quan trọng mà ngƣời dân chƣa phát huy hết, tác giả với vai trò là nhân viên CTXH đã đi sâu phân tích, sắp xếp có hệ thống các nguồn lực đó nhằm giúp họ khai thác hiệu quả, thuận tiện nhất. Những nguồn lực nào đó mà ngƣời dân chƣa có điều kiện đƣợc tiếp cận tác giả sẽ kết nối hỗ trợ. Bởi nhiều lí do trong đó lý do tác giả hiểu, chăn nuôi lợn rừng bán hoang dãkhi thiếu kiến thức mà triển khai chăn nuôi đã để lại thiệt hại về nhiều mặt vẫn đang diễn ra và chƣa khắc phục đƣợc triệt để không những chỉ trên địa bàn mà còn nhiều vùng trong tỉnh trong nhiều năm qua. Địa bàn nghiên cứu là khu vực có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi xu hƣớng phát triển công việc này là tất yếu tuy nhiên số lƣợng hộ biết kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã còn thấp, có hộ nuôi còn rất lơ là, xem nhẹ việc chăn nuôi đối tƣợng này chỉ biết giá trị của nó đem lại nguồn thu nhập khá cao so với các đối tƣợng vật nuôi khác.

Điều đó đã khiến cho một số hộ nuôi lợn đã bị chết, gây thiệt hại về kinh tế đáng kể cho gia đình.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này, tuy nhiên có thể kể ra một vào nguyên nhân chính nhƣ thiếu kỹ thuật chăn nuôi, nhận thức chƣa đầy đủ về vật nuôi này, thiếu kỹ năng, thiếu cơ hội tiếp cận...

Để phần nào đó thay đổi đƣợc thực trạng này, chúng ta cần xem xét về nhu cầu cũng nhƣ nguồn lực trên địa bàn để có thể có phƣơng án phù hợp nhất để phát triển công việc chăn nuôi này tại xã Vũ Oai, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.

CHƢƠNG 3.

ỨNG DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG KẾT NỐI NGUỒN LỰC TẠI CỘNG ĐỒNG HỖ TRỢ KIẾN THỨC CHO NGƢỜI DÂN THỰC HIỆNHOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI LỢN RỪNG TẠI XÃ VŨ OAI, HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH

Cách thức thực hiện ứng dụng kết nối cộng đồng theo tài liệu hƣớng dẫn Công tác xã hội nhập môn của Lê Chí Lan (Đại học Mở TP HCM), tác giả thực hiệntuân thủ theo 9 bƣớc nói về các bƣớc tiến hành trong công tác tổ chức cộng đồng. Các bƣớc có thể liệt kê nhƣ sau: 1) Bƣớc 1. Chọn cộng đồng; 2) Bƣớc 2. Hội nhập cộng đồng, nhận diện những ngƣời có khả năng và tích cực; Bƣớc 3. Xây dựng và bồi dƣỡng/ Tập huấn nhóm lãnh đạo nòng cốt; Bƣớc 4. Tìm hiểu và phân tích cộng đồng; Bƣớc 5. Chính thức hình thành ban đại diện cộng đồng và lập kế hoạch các chƣơng trình phát triển; Bƣớc 6. Vận động, phát huy tiềm năng nhóm – Củng cố tổ chức; Bƣớc 7. Rút kinh nghiệm – Lƣợng giá các chƣơng trình hành động và sự phát triển của các nhóm; Bƣớc 8. Liên kết các nhóm hành động; Bƣớc 9. Giai đoạn chuyển giao.

3.1. Kết nối cộng đồng hỗ trợ kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã cho ngƣời chăn nuôi tại xã Vũ Oai, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh

Để thực hiện việc trang bị kỹ thuật, kiến thức, kết nối giữa các cơ sở, hộ nuôi trong chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã nhằm phát triển công việc chăn nuôi này trên địa bàn xã Vũ Oai. Chính quyền địa phƣơng đã tiến hành một buổi lồng ghép phổ biến về kỹ thuật chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã do cán bộ Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện chủ trì kết hợp với tác giả (cán bộ thuộc Cơ sở cai nghiện ma túy) cho các thành viên tham gia gồm: Cán bộ phụ trách thú y xã, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, 03 trƣởng thôn có chăn nuôi lợn rừng, 03 Bí thƣ Đoàn thanh niên thôn, các hộ chăn nuôi lợn rừng, làm nghề rừng, nông nghiệptrên địa bàn 03 thôn Đồng Cháy, Đồng Mơ, Lán Dè để kết nối tạo thành cộng đồng chăn nuôi.

Kết nối cộng đồng chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã đƣợc ra đời trên nền tảng công việc chăn nuôi của các cơ sở, hộ chăn nuôi địa phƣơng. Chính quyền địa phƣơng trên cơ sở nhu cầu của thực tế kết nối cộng đồng những ngƣời cùng nguyện vọng chung công việc chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã đến với nhau

trên cơ sở ngƣời có kiến thức, kỹ thuật phổ biến, thảo luận, bàn bạc với các chủ hộ đã biết hoặc chƣa biết.

Tập huấn, trang bị kỹ thuật cho các hộ chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã và kết nối với nhau tạo thành cộng đồng chăn nuôi là nhằm mục tiêu phát triển nghề chăn nuôi lợn rừng phòng ngừa, giảm thiểu những rủi ro, đặc biệt là dịch bệnh. Xã Vũ Oai đã nhanh chóng phối hợp cùng Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện Hoành Bồ, cán bộ làm công tác chăn nuôi lợn rừng Cơ sở cai nghiên ma túy tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã trên địa bàn để trang bị kỹ thuật cho các hộ dân.

Tổ chức tập huấn, trang bị kiến thức cho các hộ dân chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã nhằm tạo môi trƣờng thuận lợi cho các hộ dân có điều kiện phát triển công việc chăn nuôi, có thêm kỹ thuật chăn nuôi, tiếp cận dễ dàng hơn.

Tổ chức tập huấn, trang bị kiến thức cho các hộ dân chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã đã đƣợc triển khai trên địa bàn xã Vũ Oai vào tháng 12 năm 2018 và tháng 02 năm 2019 trong kế hoạch phát triển nghề chăn nuôi lợn rừng, trang bị kỹ thuật phòng chống, giảm thiểu những bất lợi, rui ro, phòng chống dịch bệnh trên lợn rừng cho các hộ dân trên địa bàn xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết nối cộng đồng và hỗ trợ kiến thức trong chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã an toàn tại xã vũ oai, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)