Nguồn lực từ các hộ nuôilợn rừng bán hoang dã trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết nối cộng đồng và hỗ trợ kiến thức trong chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã an toàn tại xã vũ oai, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 55 - 59)

1.1.4 .Vai trò nhân viên công tác xã hội

2.4. Các nguồn lực trong cộngđồng hỗ trợ ngƣời dân thực hiện hoạt động

2.4.1. Nguồn lực từ các hộ nuôilợn rừng bán hoang dã trên địa bàn

Các hộ đang nuôi lợn rừng có vai trò quan trọng trong việc định hƣớng cho các hộ chƣa nuôi mà có nguyện vọng nuôi. Các hộ chƣa nuôi thì chƣa nhận ra những ƣu nhƣợc điểm những khó khăn thuận lợi để vận hành trong quá trình chăn nuôi. Nên nhận thức của các hộ sẽ là một trong những yếu tố quyết định đến việc trang bị kiến thức chăn nuôi để công việc này ngày một phát triển.

Theo số liệu khảo sát mà chúng tôi thu đƣợc qua điều tra bảng hỏi thì các hộ có nhận thức rất tốt về tầm quan trọng của việc trang bị kỹ thuật cho công việc chăn nuôi lợn rừng. Trong tổng số 50 ngƣời đại diện chohộ đƣợc hỏi, với độ tuổi trong khoảng 30 – 55 tuổi, có 3 nhóm ngành nghề chính là: chăn nuôi, làm rừng, làm nông thì có 44 ngƣời (chiếm 88%) số hộ cho rằng cần thiết phải có kỹ thuật chăn nuôi, còn lại có 6 ngƣời (chiếm 12%) số hộ cho rằng không cần thiết. Nhƣ vậy, nhận thức của các hộ về tầm quan trọng của việc trang bị kỹ thuật chăn nuôi là rất tốt. Số lƣợng lớn hộ đều cho rằng chăn nuôi lợn rừng cần phải đƣợc trang bị kỹ thuật.

Chúng tôi có dành thêm câu hỏi cho các hộ về việc sẵn sàng thời gian để nghe bồi dƣỡng tập huấn về nuôi lợn rừng hoặc nhận tài liệu trong buổi tập huấn nồng ghép với cây trồng vật nuôi trên hội trƣờng xã không thì có tới 36 ngƣời (chiếm 72%) sẵn sàng cho việc đó, số còn lại các hộ bận công việc chƣa sắp xếp đƣợc thời gian, công việc. Các hộ có kỳ vọng trên địa bàn sẽ có nhiều hộ ngày các biết nhiều kiến thức vè chăn nuôi lợn rừng để công việc này ngày càng phát triển và ngƣời biết bảo ngƣời chƣa biết.

Nhƣ vậy, việc các hộ trong xã có nhận thức tốt và sẵn sàng tham gia ở mức độ cao là một tín hiệu đáng mừng trong việc triển khai có hiệu kỹ thuật chăn nuôi lợn rừng trên địa bàn.

Trong ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã nói riêng khi mà thiếu kỹ thuật thì rủi ro gặp phải là rất lớn nhƣ: rủi ro về con giống; rủi ro về thức ăn, thiên tai, dịch bệnh và rủi ro thị trƣờng…để lại thiệt hai vô cùng lớn đối với ngƣời chăn nuôi tùy thuộc vào quy mô chăn nuôi và điều kiện gia đình. Trong các rủi ro đó thì rủi ro dịch bệnh là đáng sợ nhất khi xảy ra hậu quả, hệ lụy của nó rất lâu và kéo dài.

Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 4 chủ hộ chăn nuôi để làm rõ nguồn lực tại chỗ trên địa bàn để lấy làm hạt nhân hỗ trợ,nắm bắt thực hành tay nghề tới cho các hộ khác:

+ Trƣờng hợp 1:

Chị Nguyễn Thị H (xã Vũ Oai, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh) là ngƣời thƣờng xuyên gần gũi với những hộ chăn nuôi lợn rừng và triển khai các quy định phòng chống dịch bệnh hàng năm cho biết: các hộ gia đình chăn nuôi lợn rừng quy mô hộ gia đình thƣờng nhỏ lẻ, đầu tƣ hạn chế về vốn, sử dụng mặt bằng đất đai của gia đình xây chuồng trại không đƣợc quy mô, bài bản. Nguồn thức ăn cho lợn rừng đại đa số lấy từ xung quanh gia đình, kênh mƣơng, suối, đồi nếu có mầm mống dịch bệnh thì rất dễ lây lan. Hộ gia đình rất hạn chế áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vì luôn ỷ lại vào đặc tính của lợn rừng là sống hoang dã. Ý thức của những ngƣời dân trong vùng còn rất kém trong việc giữ gìn vệ sinh môi trƣờng chăn nuôi. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ thú y của địa phƣơng rất mỏng, trình độ chƣa cao, làm chủ yếu do tích lũy kinh nghiệm, học hỏi, chƣa đƣợc đào tạo bài bản, chính sách đãi ngộ chƣa tƣơng xứng nên họ quản lý, nhắc nhở, tƣ vấn cho các hộ nuôi rất ít. Đây là những yếu tố tiềm ẩn để cho dịch bệnh phát sinh là rất cao. Khi dịch bệnh xảy ra, đặc biệt là các bệnh nguy hiểm dễ lây lan thành dịch thì thiệt hại là không nhỏ. Cách đây mấy năm một số hộ nuôi lợn rừng đã bị chết và phải xử lý hết không duy trì đƣợc đàn sau đó tiếp tục mua giống về nuôi tái đàn, nguồn vốn do ngân hàng chính sách cho vay đến hiện tại vẫn chƣa trả đƣợc hết nợ.

Phỏng vấn chị Nguyễn Thị H cho biết:

“Bản thân tôi không trực tiếp nuôi lợn rừng nhưng thường xuyên tham gia những cuộc họp trên Ủy ban, dưới thôn nên luôn nắm được chủ trương phát triển đàn lợn rừng trong xã và thực tế chăn nuôi tại địa phương, tại thôn. Về mặt di truyền một số hộ không hiểu sâu nên chỉ để một con đực giống cho giao phối với nhiều con cái, kể các con cái các đời kế tiếp sau, khi sinh ra có rất nhiều con dị dạng, teo chân, lông chuyển sang màu trắng như lợn lai, có con

chết ngay. Tình hình này chưa khắc phục được triệt để vì các hộ nuôi cá thể, nhỏ lẻ, số con ít nên chưa chú trọng. Đánh giá việc này về lâu dài sẽ gây thiệt hại không nhỏ cho các hộ, nên địa phương cũng luôn khuyến cáo các hộ quản lý con giống đực cho thật tốt, trong điều kiện có thể nên nuôi thêm đực giống nếu số lợn cái nuôi lái tăng nhiều”(Trích PVS, nữ, 35 tuổi, Bí thư chi bộ thôn,trưởng thôn)

+ Trƣờng hợp 2:

Gia đình vợ chồng anh Điệp Văn Th và chị Lý Thị Ng (thôn Đồng Cháy, xã Vũ Oai, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh) có nuôi lợn rừng nhiều năm nay đã tích lũy đƣợc nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình nuôi lợn rừng nhƣng cũng bị xảy ra thiệt hại kinh tế về số đầu con, thiệt hại lớn nhất vào năm 2016, thời điểm đó là vào cuối mùa đông sang mùa xuân lợn bị bệnh dịch tả, phân trắng xảy ra đối với lợn choai và lợn con theo mẹ làm chết tới 30% số lợn bị mắc bệnh. Trong thời gian đó phải mất đến 4 tháng tức vào mùa hè năm 2016 mới ổn định lại đƣợc việc chăn nuôi, loại bỏ triệt để đƣợc dịch nhƣng vẫn chƣa hết lo lắng dịch bệnh sẽ xảy ra bất cứ lúc nào do số hộ nuôi lợn rừng ngày càng tăng, nhiều hộ còn nuôi gần với lợn lai, có ngƣời tận dụng chuồng nuôi lợn lai cải hoán nuôi lợn rừng, thành ra nuôi lợn rừng nhốt, chỉ khác ở chế độ thức ăn. Sự nguy hiểm của nuôi lợn rừng gần với lợn lai là vì một số bệnh xảy ra trên lợn lai cũng rất dễ mắc phải ở lợn rừng, lợn lai dễ mắc bệnh hơn lợn rừng, khi bị bệnh điều trị bệnh cho lợn rừng rất vất vả vì lợn rừng bản tính hoang dã, sống tự do, hung dữ, những lợn trƣởng thành, to lớn, lớp da dày điều trị bằng cách tiêm là vô cùng khó, không thể tiêm đƣợc.

Phỏng vấn gia đình, anh Điệp Văn Th cho biết:

“Cả nhà tôi trong đó do tôi đam mê nuôi lợn rừng nên duy trì công việc chăn nuôi đối tượng này ngày một phát triển, đầu tiên tôi chỉ mua 5 con giống trong đó có 3 con cái, 2 con đực (một con đực mua của anh Hoàng Văn L ở thôn Sầy, xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động - Bắc Giang), số còn lại mua trong Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Quảng Ninh. Lúc đầu có ý định nuôi hỏi qua mấy anh, chị em làm trong Cơ sở có bán giống lợn rừng không, họ nói có bán, tôi bảo có vào xem giống được không, họ bảo có, tôi vào tham quan và được tư vấn từ con giống, xây dựng chuồng trại, nhận biết một số bệnh thông thường, nói chung là toàn bộ kỹ thuật nuôi lợn rừng thả hoang. Khi vào nuôi nguồn thức ăn cung cấp cho lợn rất quan trọng vì lấy trong tự nhiên gồm rau, củ, quả, cỏ dại là chủ yếu như vậy chất lượng thịt mới ngon nhưng từ đây dễ bị dịch bệnh xâm nhập nếu

không kiểm soát tốt. Họ còn giới thiệu cả người thu mua, nhà hàng để cho tôi khi có lợn họ sẽ có địa chỉ bán. Quả đúng như vậy lợn tôi nuôi ra đến đâu bán hết đến đó, dịp cuối năm lợn ngon bán giá khá cao từ 180.000 – 200.000đ/kg. Đến thời điểm hiện tại có vấn đề gì họ vẫn tư vấn điều trị vì trong họ có cả một bộ phận chuyên trách nuôi lợn rừng rất bài bản”. (Trích PVS, nam, 44 tuổi, chủ hộ nuôi lợn rừng)

Chủ hộ này đã nuôi lợn rừng thả hoang đƣợc nhiều năm và cũng rất ham học hỏi, tìm tòi mua nguồn giống thuần chủng ở cơ sở cung cấp con giống có uy tín, anh nhận diện đƣợc những rủi ro có thể xảy ra nên vẫn muốn các cơ sở có kinh nghiệm hỗ trợ khi ngoài khả năng của mình dù các kênh thông tin hiện nay rất nhiều, rất phong phú. Anh là chủ hộ đƣợc nhiều ngƣời trong xã biết đến bởi là ngƣời đam mê trong xã mạnh dạn nuôi lợn rừng quy mô gia trại, mang lại thu nhập cao, bởi cũng có hộ nuôi cùng thời điểm không còn duy trì đƣợc. Khâu then chốt tiếp đến của việc nuôi lợn rừng đƣợc anh chú trọng đến là nguồn thức ăn từ tự nhiên.

+ Trƣờng hợp 3:

Gia đình anh Tô Văn T và chị Bùi Thi P (thôn Lán Dè, xã Vũ Oai, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh), ngoài chăn nuôi lợn rừng ra hộ còn nuôi chim cút, vịt bầu lấy trứng. Hộ này nuôi theo mô hình gia trại lồng ghép từ 2 loại vật nuôi trở lên, có nền tảng nuôi gia cầm từ rất sớm trong thôn theo hƣớng kinh doanh lấy trứng, sau đó thấy mặt bằng gia đình còn rộng trồng vải không hiệu quả, nguồn trứng ấp làm trứng lộn có ngày không bán hết, bảo quản bị giảm chất lƣợng nên đã đƣa lợn rừng vào nuôi để sử dụng hết nguồn dƣ thừa, mặt bằng của gia đình. Nhìn khuôn viên chăn nuôi của gia đình khá quy củ, khu nuôi lợn rừng của gia đình anh chị đƣợc xây dựng trên khu vƣờn trồng vải thiều rộng trên 1.500m2 ngay sau nhà. Xung quanh vƣờn có bờ tƣờng kiên cố, bên trên căng lƣới thép B40, nền đất và khoét nhiều hố sâu, xây bể, tạo hố chứa nƣớc, có máng uống nƣớc sạch sẽ. Nuôi lợn rừng yếu tố tự nhiên cũng ảnh hƣởng rất lớn, thời tiết nhƣ ở vùng này thƣờng không quá nóng nên việc khắc phục thời tiết nóng làm dễ hơn thời tiết lạnh. Đây là khu vực có nhiều núi đá vôi nên mùa đông nhiệt độ xuống thấp hơn các vùng lân cận nên chống rét cho lợn rừng về mùa đông làm phải thật bài bản.

Phỏng vấn gia đình, anh Tô Văn T cho biết:

“Xây dựng chuồng trại như vậy vừa để tạo cho lợn như được sống trong môi trường hoang dã, vừa dễ dàng vệ sinh, lợn ít bị bệnh. Sau khi tìm hiểu kỹ thị

trường, năm 2016, bằng nguồn vốn gia đình tích luỹ được, anh đầu tư hơn 10 triệu đồng mua 10 con lợn rừng của Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội tỉnh Quảng Ninh (nay là Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Quảng Ninh ) về nuôi. Vì nuôi nhiều vật nuôi khác nhau nên rất bận, mặc dù vậy thời gian đầu tôi thường xuyên vào trong trại cai nghiện và tích cực đến các trang trại chăn nuôi lợn rừng hiệu quả ở khu vực miền Đông trong và ngoài tỉnh Bắc Giang, học hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm chăn nuôi. Đàn lợn được chăm sóc bảo đảm quy trình kỹ thuật, sau một năm nuôi, đàn lợn rừng lớn nhanh, số con cái đã bắt đầu sinh sản với số lượng 4 - 5 con/lứa. Sau một vài năm tiếp tục học hỏi đã cơ bản khắc phục được số lợn con bị chết nhưng chưa triệt để được vẫn phải thường xuyên nhờ họ tư vấn, xử lý những bệnh nguy hiểm dừ có mất chút ít kinh phí nhưng cũng còn hơn. Năm 2018, tôi bán trên 300 kg lợn rừng thương phẩm với giá 200 - 250 nghìn đồng/kg cho thu nhập hơn 60 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi hơn 40 triệu đồng, cao gấp 5 lần so với nuôi giống lợn lai. Mỗi ngày, tôi cho lợn ăn hai lần vào buổi sáng và chiều, thức ăn chủ yếu là rau, củ, quả có sẵn trong vườn nhà như: thân cây chuối, cây ngô non, rau muống, bắp ngô, khoai, sắn, cỏ dại...khó nhất là mặt bằng thả hoang, một số kỹ thuật chuyên sâu còn thiếu chưa thể xử lý hết được, nói ra còn khá dài". (Trích PVS, nam, 48 tuổi, chủ hộ nuôi lợn rừng).

Nói nhƣ anh Tô Văn T và đánh giá của tôi, nuôi lợn rừng chi phí thấp, hiệu quả kinh tế cao nên năm tới anh có dự kiến mở rộng diện tích chuồng trại lên ở khu vực gần nhà với quy mô nuôi 100 con. Học tập mô hình phát triển kinh tế của gia đình anh, hiện nay, một số hộ trong xã cũng chuyển đổi diện tích cây vƣờn đồi xây dựng chuồng trại nuôi lợn rừng. Đây là hƣớng phát triển kinh tế mới, tạo điều kiện cho bà con từng bƣớc vƣơn lên làm giàu và cần có sự vào cuộc hơn nữa của các cấp chính quyền, cộng tác viên chuyển giao, hƣớng dẫn kỹ thuật, tìm đầu ra bán đƣợc giá cao nhất để kết nối bà con nông dân trong địa phƣơng tránh việc mạnh ai ngƣời ấy làm. Dễ xảy ra rủy ro khi số hộ chăn nuôi và số đầu lợn tăng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết nối cộng đồng và hỗ trợ kiến thức trong chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã an toàn tại xã vũ oai, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)