Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết nối cộng đồng và hỗ trợ kiến thức trong chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã an toàn tại xã vũ oai, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 35)

1.1.4 .Vai trò nhân viên công tác xã hội

1.3. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

Xã Vũ Oai là một trong 13 xã, thị trấn của huyện Hoành Bồ nằm về phía Nam của huyện.

Xã Vũ Oaicách Trung tâm huyện Hoành Bồ 20km. Một phần diện tích của xã giáp đập Cao Vân có trữ lƣợng nƣớc lớn hiện đang đƣợc cung cấp cho nhà

máy nƣớc Thành phố Cẩm Phả, dân trong vùng nhƣng đang có xu hƣớng bị ô nhiễm do hoạt động của con ngƣời đến tắm mát vào những ngày hè.

Vũ Oai là xã miền núi của huyện Hoành Bồ, địa hình chủ yếu là đồi núi, giao thông đi lại có tỉnh lộ 326, quốc lộ 18B, đƣờng cao tốc Hạ Long Vân Đồn đi qua, đƣờng bê tông đã làm đến các thôn, ngõ xóm.Kinh tế còn nhiều khó khăn, ít doanh nghiệp, chủ yếu làm rừng, nông nghiệp, thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi đa dạng đặc biệt là các đối tƣợng nuôi bán hoang dã, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.

- Tổng diện tích đất tự nhiên 5.225,38ha, trong đó:

+ Nhóm đất nông nghiệp 4.308,9ha chiếm tỷ lệ 82,46% (trong đó đất chăn nuôi, thủy sản 22,1ha chiếm 0,51%).

+ Nhóm đất phi nông nghiệp 555,59ha chiếm tỷ lệ 10,6% (trong đó đất xây dựng trụ sở cơ quan 0,36ha chiếm tỷ lệ 0,064%)

+ Nhóm đất chƣa sử dụng 360,89ha.

Cơ sở hạ tầng: 100% các tuyến đƣờng liên thôn đƣợc bê tông hóa, mặt đƣờng rộng từ 2,5m, tổng chiều dài trên 8km.Các tuyến đƣờng ngõ xóm bê tông hóa trên 4km.Các tuyến đƣờng giao thông nội đồng trên 2km.2/2 trƣờng đạt chuẩn quốc gia.100% số hộ dùng điện quốc gia.

Xã đã triển khai thực hiện 16 công trình hỗ trợ hạ tầng trong chƣơng trình xây dựng nông thôn mới; trong đó có 03 công trình kênh mƣơng, tổng chiều dài 655m;11công trình đƣờng giao thông tổng chiều dài 1.656m; 01 tuyến nƣớc sinh hoạt dài 1.111m; sửa chữa, xây nhà vệ sinh 01 nhà văn hóa thôn Đồng Rùa.

Đến hết năm 2018 đánh giá sơ bộ Vũ Oai đạt 14/20 chỉ tiêu; 39/53 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Dân số:tổng số hộ 375 hộ; tổng nhân khẩu: 1.750 ngƣời.

Kinh tế: Vũ Oai là một xã miền núi đang phát triển, đời sống của một bộ phận dân cƣ còn gặp nhiều khó khăn; các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu là quy mô nhỏ, năng lực cạnh tranh thấp, chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, gây ô nhiễm môi trƣờng, diện tích rừng, đất vƣờn, đất để hoang nhiều...nên đã ảnh hƣởng đến sự phát triển chung của xã. Tiếp tục phát triển kinh tế hộ gia đình.Trong năm 2018, UBND xã đã xây dựng kế hoạch về tiếp tục phát triển kinh tế hộ gia đình, trong đó mục tiêu là đến hết năm 2018, trên địa bàn xã phấn đấu có 108 hộ đạt kinh tế hộ gia đình trong sản xuất nông nghiệp (tăng thêm 23 hộ so với năm 2017). Kết quả thực hiện đạt 135 hộ, tăng 27 hộ so với kế hoạch. Trong đó: 9 hộ nuôi lợn nái từ 1-2 con trở lên; 14 hộ nuôi lợn thịt từ 20 con trở

lên; 17 hộ nuôi lợn rừng từ 10 con trở lên; 4 hộ nuôi gia cầm sinh sản (gà, vịt) thƣơng phẩm từ 200 con trở lên; 01 hộ nuôi chim cút 3.000 con trở lên; 03 hộ nuôi tắc kè 200 con trở lên; con 61hộ nuôi trâu, bò từ 1-2 con trở lên; 14 hộ nuôi ong trên 05 đàn; 2 hộ nuôi gia súc khác từ 10 con trở lên;25 hộ dân tham gia mô hình trồng dƣa hấu; 03 hộ trồng cây ăn quả quy mô trên 5000m2; 04 hộ trồng cây dƣợc liệu, lâm sản ngoài gỗ quy mô trên 5.000m2

;09 hộ trồng mía quy mô trên 1.000m2; 01 hộ trồng cây lấy nhựa, cây gỗ lớn…

Từ trƣớc tới nay nền kinh tế chủ yếu là trồng rừng, khai thác than sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi quy mô nhỏ. Công việc chăn nuôi lợn rừng đã hình thành từ vài năm gần đây do nông dân tự phát, tự học hỏi mua giống từ Bắc Giang, các huyện trong tỉnh Quảng Ninh trong đó có Trung tâm giáo dục lao động xã hội Quảng Ninh (nay là Cơ sở Cai nghiện ma túy) về nuôi đã dần mang lại thu nhập cho nông dân. Bên cạnh mặt thành công còn một số hạn chế nhất định, đặc biệt là sự kết nối với nhau để phát triển lâu dài chƣa có, thiếu kiến thức chăm sóc mặc dù rất cần cù tìm hiểu học hỏi, sƣu tầm từ nhiều kênh thông tin.

Nguyên nhân: thiếu hụt về công tác tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật, thói quen chăn nuôi;việc chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi lợn rừng đến thời điểm hiện tại chủ yếu vẫn là tự phát, công tác thú y yếu, ít có sự liên kết, trao đổi kinh nghiệm, số hộ chăn nuôi mới ít, quy mô mở rộng tăng chậm, không có tính liên kết, bàn bạc. Trƣớc thực trạng của địa phƣơng và xét trên phạm vi rộng, tình hình chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã đứng trƣớc nhiều nguy cơ trong đó có nguy cơ mất an toàn, dễ xảy ra dịch bệnh trên lợn và gây ảnh hƣởng cho cộng đồng là rất lớn...Đã đến lúc xã hội cần phải nâng cao nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, cộng đồng kết nối chăn nuôi, quản lý thành một hệ thống, một chuỗi khép kín để có một sản phẩm thịt lợn rừng an toàn cho ngƣời sử dụng nhằm giảm thiểu và ngăn chặn có hiệu quả tình trạng chăn nuôi lợn rừng thiếu bền vững, an toàn vì mục tiêu “An toàn thực phẩm cho bữa ăn ngon là hạnh phúc của mọi gia đình”. Hành động kết nối, tƣ vấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi lợn rừng cho các hộ chăn nuôi tại xã Vũ Oai là một cách làm hữu ích giúp cho các hộ có thêm đƣợc kiến thức, kỹ năng thực tế, cách làm khoa học bài bản trong việc chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã để phát triển quy mô chăn nuôi chính gia đình mình, cung cấp cho xã hội những sản phẩm thịt lợn rừng ngon, an toàn, giá thành hợp lí cho mọi nhà và cộng đồng, không những trƣớc mắt và lâu dài để sản phẩm ngày càng phổ biến sử dụng rộng rãi hơn.

Trong chƣơng 1, luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm nền tảng để phân tích, đánh giá vấn đề nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện ở các chƣơng tiếp theo. Chƣơng này, nghiên cứu lý luận về vai trò của nhân viên CTXH trong việc kết nối cộng đồng chăn nuôi lợn rừng, để chúng ta có cái nhìn tổng quan chung về vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc thực hiện kết nối cộng đồng nói chung và hộ chăn nuôi lợn rừng nói riêng. Qua đó nắm đƣợc các chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc tạo hành lang pháp lý vô cùng quan trọng cho nhân viên CTXH thực hiện vai trò của mình một cách hiệu quả. Từ những khái niệm công tác xã hội, cộng đồng, nguồn lực cộng đồng, vai trò của nhân viên công tác xã hội… đã đã giúp chúng ta hiểu đƣợc tầm quan trọng của vai trò nhân viên CTXH với các hoạt động kết nối cộng đồng chăn nuôi lợn rừng để giúp họ nâng cao nguồn thu nhập.

Những lý thuyết áp dụng trong luận văn hỗ trợ nhân viên CTXH lý giải thực trạng, nguyên nhân, nhu cầu của những hộ chăn nuôi lợn rừng, những hộ có ý định chăn nuôi trong thời gian tới và xây dựng cách thức hỗ trợ kiến thức kỹ thuật, mô hình tham quan, giải pháp hỗ trợ một cách phù hợp. Những yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động của nhân viên CTXH khi triển khai hoạt động hỗ trợ kiến thức, kết nối cộng đồng chăn nuôi lợn rừng, tổng quan nghiên cứu về vấn đề này giúp nhân viên CTXH có cái nhìn tổng thể nhất để có thể phát huy tốt các yếu tố thúc đẩy, hạn chế các yếu tố cản trở, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên CTXH triển khai các hoạt động kết nối với các hộ chăn nuôi lợn rừng.

Qua các nội dung trong Chƣơng 1 nêu ra là cách thức, quá trình chuyên nghiệp mà nhân viên CTXH sử dụng các kỹ năng, kiến thức chuyên môn để giúp các hộ nâng cao nhận thức, phát huy tiềm năng nội lực của bản thân tham gia kết nối vào các hoạt động để phát triển hoạt động chăn nuôi lợn rừng bền vững. Từ những vấn đề mang tính chất lý luận về vai trò của nhân viên CTXH trong việc thực hiện kết nối cộng đồng chăn nuôi lợn rừng trên cơ sở các cơ chế chính sách chăn nuôi, bản thân tôi sẽ có nhìn tổng quan và đánh giá các vai trò, hoạt động CTXH đối với ngƣời chăn nuôi, đồng thời đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng nhƣ yếu tố về nhận thức, tâm lý hộ chăn nuôi, yếu tố về cơ chế chính sách, quan điểm của chính quyền địa phƣơng về công tác chăn nuôi lợn rừng tại xã Vũ Oai, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninhđể có góc nhìn biện chứng về vai trò của nhân viên CTXH trong việc kết nối nhằm phát triển công việc chăn nuôi và kết nối cộng đồng để giảm thiệt hại cho ngƣời chăn nuôi.

CHƢƠNG 2.

NHU CẦU KIẾN THỨC CỦA NGƢỜI DÂN TRONGCHĂN NUÔILỢN RỪNG VÀ CÁC NGUỒN LỰC TRONG CỘNG ĐỒNG HỖ TRỢ NGƢỜI DÂN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI LỢN RỪNG BÁN HOANG DÃ AN TOÀN TẠI XÃ VŨ OAI HUYỆN HOÀNH BỒ TỈNH QUẢNG NINH

2.1. Khái quát hoạt động chăn nuôi lợn rừng tại xã Vũ Oai, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh hiện nay

Theo số liệu rà soát tình hình chăn nuôi lợn rừng đến cuối năm 2018, tác giả Long Vũ (CTV) Báo điện tử Quảng Ninh đăng ngày, 21/01/2018 cho biết: Cùng với các đặc sản đặc trƣng nhƣ nấm lim, mía tím, lá tắm, các loại thảo dƣợc… của huyện Hoành Bồ tham gia chƣơng trình “OCOP”, sản phẩm thịt lợn rừng đƣợc nhiều du khách biết đến bởi sự an toàn và chất lƣợng. Lợn rừng Hoành Bồ đƣợc chăn thả bán tự nhiên. Sản phẩm thịt lợn rừng của Hoành Bồ thơm ngon, nạc, do đƣợc nuôi thả bán tự nhiên. Lợn rừng ăn rau, chuối rừng, chất lƣợng thịt tốt nên đƣợc nhiều ngƣời tiêu dùng lựa chọn. Lợn rừng không những là vật nuôi giúp ngƣời dân Hoành Bồ giảm nghèo, mà nó còn đang mở ra hƣớng làm ăn mới cho các hộ dân nơi đây.

Cổng thông tin điện tử Quảng Ninh (quangninh.gov.vn), ngày 07/02/2018 đã cho biết: Nuôi lợn rừng- hƣớng đi mới trong ngành chăn nuôi của Hoành Bồ, Nghề nuôi lợn rừng hiện đang phát triển mạnh mẽ ở huyện Hoành Bồ, đang dần trở thành xu thế mới trong chăn nuôi của huyện, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho ngƣời dân. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi và động viên khuyến khích các hộ nuôi lợn rừng phát triển mạnh trên địa bàn, UBND huyện đã có chính sách hỗ trợ lãi suất cho các hộ dân phát triển chăn nuôi lợn rừng trong 2 năm.Mỗi hộ đƣợc vay ngân hàng mức tối đa 100 triệu đồng để nuôi lợn rừng trong thời gian 2 năm, không phải trả lãi (lãi suất ngân hàng do huyện trả). Số hộ tham gia xây dựng mô hình nuôi lợn rừng là: 32 hộ. Tổng số tiền vay là trên 3 tỉ đồng.Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: Hƣớng tới huyện sẽ tìm đầu ra cho sản phẩm để tiêu thụ, trƣớc mắt sẽ thành lập Hiệp hội nuôi lợn rừng, để cùng giúp đỡ nhau, tìm đầu ra ổn định cho thị trƣờng, đồng thời giúp nhau cùng phát triển (hỗ trợ nhau về giống, vốn, kỹ thuật...), đặc biệt là ngƣời đứng đầu. Hiệp hội sẽ có trách nhiệm liên hệ đầu ra cho sản phẩm và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Mặt khác cần chọn lựa con giống tốt, đảm bảo chất lƣợng để nhân giống. Bên cạnh đó cần

tăng cƣờng công tác tuyên truyền, vận động, hƣớng dẫn kỹ thuật về chăn nuôi lợn rừng cho bà con, đặc biệt là việc cung cấp nguồn thức ăn để đảm bảo chất lƣợng thịt, hƣớng tới xây dựng thƣơng hiệu riêng cho lợn rừng của huyện. Với những định hƣớng nêu trên, hy vọng trong thời gian không xa, Hoành Bồ sẽ tiếp tục phát triển mạnh nghề nuôi lợn rừng, và cung cấp thêm sản phẩm “lợn rừng” mang thƣơng hiệu của huyện cho thị trƣờng. Đây chính là một hƣớng đi mới của huyện trong thời gian tới sẽ đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao đời sống cho các hộ dân trên địa bàn.

Lợn rừng đƣợc nhiều hộ dân Hoành Bồ nuôi, tập trung ở các xã: Tân Dân, Lê Lợi, Sơn Dƣơng, Thống Nhất, Vũ Oai, Hòa Bình, Đồng Sơn, thị trấn Trới. Có nhiều hộ đã đầu tƣ cả chuồng trại nuôi tập trung lợn rừng.Trong huyện tập trung nhiều có số lƣợng đầu con cao là xã Sơn Dƣơng, Vũ Oai, Thống Nhất. Xã Vũ Oai có Cơ sở cai nghiện ma túy nuôi số lƣợng nhiều nhất, đàn lên đến trên 300 con lúc cao điểm nhƣng cũng không cung cấp đủ cho thị trƣờng nhất là dịp cuối năm và mùa du lịch Hạ Long từ tháng 4 đến tháng 9. Ngoài ra trên địa bàn xã hiện đã có từ 7 hộ dân đang nuôi quy mô nhỏ trong đó có 3 hộ có thể mở rộng đàn lên trên 100 con và một số hộ đang có nhu cầu nuôi tiếp.

Vũ Oai là một xã nông thôn miền núi, có nhiều đồi núi, suối đặc biệt có khu bảo tồn nằm trong phần diện tích của đập hồ Cao Vân, có diện tích vƣờn, đồi, rừng lớn làm mặt bằng, cung cấp nguồn thức ăn, nguồn nƣớc tự nhiên lý tƣởng để mở rộng nghề chăn nuôi lợn rừng thả hoang, dân cƣ thôn Đồng Cháy, Đồng Mơ, Lán Dè, Bãi Cát còn thƣa thớt, đất để hoang chƣa khai thác hết. Trong những năm gần đây, mặc dù đã đƣợc sự chỉ đạo quan tâm quyết liệt của các cấp Đảng ủy, chính quyền, sự chung tay vào cuộc của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể…trong công tác chăn nuôi nói chung và chăn nuôi các loại vật nuôi bán hoang dã nói riêng trong đó có lợn rừng chƣa có đƣợc kết quả cao, chƣa tƣơng xứng với điều kiện thiên nhiên ƣu đãi.

XãVũ Oai có thôn Đồng Cháy, Đồng Mơ, Lán Dè, Bãi Cát hội tụ khá đầy đủ các điều kiện thuận lợi nuôi lợn rừng nhiều nhất.Hai thôn này có thể hình thành và xây dựng đƣợc từ 3 gia trại trở lên nuôi lợn rừng bán hoang dã công suất trên 100 con.

Nhận định về hƣớng xây dựng phát triển gia trại nuôi lợn rừng trong thời gian tới đại diện Hội nông dân xã Vũ Oai chia sẻ nhƣ sau:

“Hai năm trở lại đây trong các nội dung kế hoạch chương trình công tác, xã đã đưa vào để phát triển chăn nuôi lợn rừng, trên cơ sở khảo sát đánh giá

của các cơ quan chuyên môn, và chương trình đóng góp sản phẩm nông nghiệp “mỗi xã phương một sản phẩm” viết tắt là ô cóp. Xã thấy điều kiện địa phương còn rất tiềm năng nhưng chưa phát triển nhiều được, trong đó có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu vẫn là nguồn vốn, kỹ thuật, nhân lực trẻ, xúc tiến đầu ra…Xã cũng đã định hướng các hộ đang nuôi quy mô nhỏ cứ mạnh dạn mở rộng quy mô chăn nuôi để phát triển số đầu con những năm tới duy trì thường xuyên trên 500 con để làm đà đến năm 2025 xã sẽ có sản phẩm cung cấp và lập gian hàng tại hội chợ ô cóp và có sản phẩm bán thường xuyên, phấn đấu là 1 trong 2 xã có sản phẩm này đứng đầu trong huyện” (Trích PVS, nam, 35 tuổi, Hội nông dân xã Vũ Oai).

Có thể thấy rằng, việc muốn phát triển chăn nuôi lợn rừng tại xã Vũ Oai đã có sự vào cuộc của chính quyền địa phƣơng là rất cao, đó là thuận lợi rất lớn để các hộ đã nuôi, các hộ đang có ý định nuôi phát triển.

So sánh với một số loại vật nuôi khác trên địa bàn xã Vũ Oai, thỏ, tắc kè, vịt trời, gà nhiều cựa, cán bộ phụ trách thú y chia sẻ nhƣ sau:

“Tôi lớn lên ở địa phương từ nhỏ nên rất hiểu, nắm chắc điều kiên tự chăn nuôi các vật nuôi ở đây, đặc biệt là lợn rừng. Cùng với kiến thức được học và đi tham quan một số mô hình chăn nuôi ở một số địa phương thì thấy ít có địa phương được thiên nhiên ưu đãi như xã, mặt bằng, nguồn nước, nguồn thức ăn thực vật. Tôi cùng với Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện thường xuyên xuống các hộ chăn nuôi lợn rừng trong xã để nắm bắt tình hình, hỗ trợ kỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết nối cộng đồng và hỗ trợ kiến thức trong chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã an toàn tại xã vũ oai, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)