Nguồn lực từ chính quyền địa phương và các đoàn thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết nối cộng đồng và hỗ trợ kiến thức trong chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã an toàn tại xã vũ oai, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 59 - 63)

1.1.4 .Vai trò nhân viên công tác xã hội

2.4. Các nguồn lực trong cộngđồng hỗ trợ ngƣời dân thực hiện hoạt động

2.4.2. Nguồn lực từ chính quyền địa phương và các đoàn thể

Ngoài vai trò truyền thông, nâng cao nhận thức cho các hộ trên địa bàn, việc chính quyền có những hoạt động để khuyến khích việc nâng cao kỹ thuật chăn nuôi cho các hộ cũng là một điều rất quan trọng.

Về việc tuyên truyền, trang bị kiến thức cho các hộ trên địa bàn vào buổi sáng, chiều tối, l -2 ngày trong tuần nhằm xác định vai trò, tầm quan trọng của

việc truyền thông và vai trò của các cá nhân, gia đình trong việc chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã an toàn.

Về việc khuyến khích nâng cao kỹ thuật chăn nuôi cho các hộ đã đƣợc đề cập tại kế hoạch công tác năm của xã Vũ Oai.

Trong kế hoạch tập huấn có 1 buổi lồng ghép nói về kỹ thuật chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã do cán bộ Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện chủ trì kết hợp với Cơ sở cai nghiện cho các thành tham gia gồm: Cán bộ phụ trách thú y xã, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, 3 trƣởng thôn có chăn nuôi lợn rừng, 3 Bí thƣ Đoàn thanh niên thôn, các hộ chăn nuôi lợn rừng, làm nghề rừng, nông nghiệp (có nhu cầu nuôi) chủ nhà hàng thu mua lợn rừng tại Hội trƣờng UBND xã; thăm khu vực chăn nuôi lợn rừng của Cơ sở cai nghiện.

Đây đƣợc xem là một trong những điểm mạnh của xã Vũ Oai khi chính quyền địa phƣơng đã quan tâm và dành tâm huyết cho việc phát triển nghề chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã.

Ngay từ đầu năm xây dựng kế hoạch đã đƣa vào nội dung công việc này, triển khai đến các thôn bằng các công việc cụ thể, triển khai nồng ghép với công tác của các thôn để các hộ nắm đƣợc. Xã tiếp tục phối hợp với ngân hàng chính sách ƣu tiên cho các hộ có nhu cầu nuôi lợn rừng vay vốn với lãi xuất thấp với số tiền 30 triệu đồng/hộ, trƣớc năm 2014 huyện lấy từ nguồn ngân sách địa phƣơng cho vay không lãi suất. Song song với chính sách, kế hoạch phát triển công việc chăn nuôi các loài vật nuôi trên địa bàn chăn nuôi lợn rừng đƣợc phát triển ƣu tiên sau lợn lai, gia cầm, thủy cầm, bộ móng guốc.

Đồng thời, Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện Hoành Bồ đã cử cán bộ thú y phối hợp với địa phƣơng nắm bắt tình hình, rà soát, đánh giá để phát triển công việc chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã đông thời đánh giá các nguy cơ có ảnh hƣởng đến công việc này và kịp thời có các biện pháp xử lý hiệu quả.

Ông Bùi Văn D một vị lãnh đạo UBND xã chia sẻ:

Tình hình chăn nuôi lợn rừng trên địa bàn xã còn rất nhiều vấn đề phải bàn từ việc tạo điều kiện hỗ trợ về mặt chính sách, quy hoạch, quản lý, hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi...đến việc quản lý an toàn thực phẩm trong chăn nuôi. Người dân thường có tâm lý cứ thấy lợi nhuận cao là đổ xô vào nuôi, vấn đề này tôi lo hơi xa nhưng nghĩ cũng không thừa. Với vai trò là người được giao phụ trách mảng này tôi thấy mình chưa làm được nhiều để hỗ trợ bà con phát triển công việc chăn nuôi này. Bản thân địa phương đã dự kiến cùng Trung tâm dịch vụ kỹ

thuật nông nghiệp huyện Hoành Bồ mở hẳn lớp học kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng lợn rừng một cách bài bản, trước mắt là lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn rừng dự kiến mở trong tháng 2 nhằm trang bị cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn các thôn đang có chăn nuôi lợn kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi, để nâng cao chất lượng chăn nuôi, hạn chế dịch bệnh và ngày càng mở rộng công việc chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã trên địa bàn xã. Lấy mô hình chăn nuôi số lượng lợn rừng lớn trong Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh làm tiền đề để phát triển, đóng góp sản phẩm thịt lợn rừng vào chương trình OCOP của huyện nhà, tỉnh nhà”(Trích PVS, Nam, 54 tuổi, lãnh đạo UBND xã Vũ Oai).

Nhƣ vậy, chính quyền địa phƣơng đã nhận thấy đƣợc tầm quan trọng của công việc mở rộng chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã và xác định rằng đây là nhiệm vụ trong các năm tiếp theo để có sản phẩm thịt lợn rừng an toàn, thƣờng xuyên cung cấp cho thị trƣờng. Cụ thể chính quyền địa phƣơng đã có một vài hoạt động, chƣơng trình để tạo điều kiện cho các hộ phát triển nghề nuôi lợn rừng.

Chính quyền địa phƣơng cũng đã xác định đƣợc một vài nguyên nhân khiến công việc chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã trên địa bàn phát triển chậm và luôn luôn lo lắng bùng phát dịch bệnh khi nuôi nhiều khó kiểm soát.

Anh Bùi Văn Tr cán bộ phụ trách việc chăn nuôi công tác tại Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện Hoành Bồ chia sẻ:

“Trên địa bàn xã Vũ Oai các gia đình chủ động, tự phát nuôi trên cơ sở điều kiện gia đình có là điều đáng khen ngợi. Vì nuôi con gì thì điều đầu tiên là phải căn cứ vào điều kiện tại chỗ, điều này thì xã Vũ Oai có đủ, mặt bằng có, thức ăn tại chỗ, đầu ra không đáng ngại chỉ thiếu ở đây là bà con không có nhiều kiến thức, kỹ thuật để tổ chức chăn nuôi một cách bài bản, khoa học vì lợn rừng sau khi được thuần hóa một số đặc tính hoang dã trong tự nhiên đã thay đổi, ít hung dữ, khả năng tự kiếm ăn lười đi nên cần đòi hỏi cách chăm sóc cũng có khác. Với điều kiện thông tin có thể tham khảo ở nhiều kênh, nhiều chiều như hiện nay một số hộ trẻ đã chủ động tự làm được những việc để chăn nuôi khá bài bản sơ bộ ban đầu như bố trí chuồng trại, nguồn thức ăn, điều kiện thời tiết chuyển mùa, nóng, lạnh quá biết cách cho lợn rừng nuôi trú ẩn, tránh để đảm bảo sống... Nhưng ở góc độ người quản lý, tôi thấy vẫn chưa ổn cho việc phát triển lâu dài, thiếu một số điều kiện phát triển bền vững đó là một số công đoạn trong chăn nuôi lợn rừng không thể tự chủ động xử lý được như công tác thú y, tiêu độc khử trùng mặt bằng định kỳ, xử lý nắm bắt những biểu hiện của lợn

rừng. Lợn rừng cũng rất dễ mắc một số bệnh nguy hiểm như lợn nhà. Đặc biệt là lúc lợn con sau tách mẹ, lúc lợn nái chuẩn bị đẻ rất hung dữ rất dễ bị tấn công đã có chủ nuôi bị tấn công, lợn đẻ không có chỗ tách nhốt riêng thường bị lợn khác ăn mất con, lợn mẹ tấn công các con khác trong đàn. Các thuộc tính tự nhiên của lợn rừng bị thuần hóa trong quá trình nuôi nên khả năng tự tránh những bất lợi trong điều kiện nuôi nhân tạo bị hạn chế, những điều kiện nuôi không đảm bảo vệ sinh khi lợn bị các vết thương nhỏ khó tự lành được...Những năm tới cơ quan rất muốn cùng với các cơ sở chăn nuôi số lượng lớn như Cơ sở cai nghiện đóng trên địa bàn xã phối hợp cùng chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm thực tế nuôi, bố trí để các hộ nuôi trên địa bàn nắm bắt bổ sung thêm kiến thức cho những người biết, trang bị cho những người chưa biết để họ chăn nuôi lợn rừng được thành công. Tôi thiết nghĩ vấn đề này không chỉ làm một sớm một chiều, một bên là xong mà cần phải làm thường xuyên, tỉ mỉ, thậm chí sau đó phải xuống riêng từng hộ để nắm bắt họ làm, hộ nào làm tốt thì cho các hộ làm chưa tốt đến học tập làm theo. Mục tiêu là hướng xã là một trong những địa phương trên địa bàn huyện Hoành Bồ có nguồn cung thịt lợn rừng ngon an toàn tham gia vào chuỗi cung cấp sản phẩm cho chương trình “OCOP” của tỉnh Quảng Ninh. Chúng tôi luôn mong muốn phối hợp với các trang trại, cơ sở chăn nuôi, người nuôi lợn rừng, người thu mua sản phẩm lợn rừng kết nối thật chặt chẽ với nhau, bắt tay nhau, chính quyền địa phương thường xuyên tuyên truyền cho người nuôi chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã có trách nhiệm với cộng đồng để nghề chăn nuôi lợn rừng ngày càng phát triển” (Trích PVS, Nam, 42 tuổi, cán bộ phụ trách thú y Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện Hoành Bồ).

Qua buổi trao đổi trên của cán bộ phụ trách thú y của Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện Hoành Bồ chia sẻ thì chỉ có sự tham gia của chính quyền địa phƣơng chƣa đủ mà cần có sự tham gia của các trại nuôi, các hộ nuôi, ngƣời thu mua, ngƣời làm kỹ thuật...đứng ra để kết nối với nhau, mỗi bộ phận là một mắt xích không tách rời nhau, cùng nhau tổ chức nuôi lợn rừng bán hoang dã thành một chuỗi khép kín.Từ đó các hộ sẽ phần nào khắc phục đƣợc những tồn tại yếu kém trong quá trình chăn nuôi tránh đƣợc những thiệt hại, rủi ro không đáng có, chủ động ứng biến trong các tình huống. Với tình hình diễn biến dịch bệnh của các loài vật nuôi nhƣ tình hình hiện tại thì lợn rừng rất khó tránh khỏi những dịch bệnh và cũng có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Chính quyền địa phƣơng đã đánh giá đúng tầm quan trọng của nghề chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã của địa phƣơng và đã đƣa ra một số giải pháp để phát triển nghề này trên địa bàn. Tuy nhiên, do còn nhiều nguyên nhân nhƣ thiếu bác sĩ thú y, kỹ thuật chăn nuôi, chính sách hỗ trợ hạn chế, chƣa quy hoạch đƣợc khu vực chuyên nuôi lợn rừng tách biệt triệt để với các vật nuôi khác nên trong quá trình thực hiện kết quả đạt đƣợc còn thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết nối cộng đồng và hỗ trợ kiến thức trong chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã an toàn tại xã vũ oai, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)