Nguồn lực từ các nhà hàng thu mua trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết nối cộng đồng và hỗ trợ kiến thức trong chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã an toàn tại xã vũ oai, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 63 - 65)

1.1.4 .Vai trò nhân viên công tác xã hội

2.4. Các nguồn lực trong cộngđồng hỗ trợ ngƣời dân thực hiện hoạt động

2.4.3. Nguồn lực từ các nhà hàng thu mua trên địa bàn

Trên địa bàn huyện Hoành Bồ, Thành Phố Hạ Long có rất nhiều nhà hàng kinh doanh món ăn về lợn rừng luôn sẵn sàng thu mua lợn rừng của các hộ nuôi không chỉ trong xã Vũ Oai mà còn cả các xã khác trong huyện Hoành Bồ.

Tác giả thƣờng xuyên giao dịch xuất bán lợn rừng cho 4 nhà hàng lớn tính từ năm 2012 có uy tín. Khi đƣợc hỏi về vấn đề này, chủ nhà hàng thân tín anh Lê Văn M (Số 89, đƣờng Cái Dăm, Phƣờng Bãi Cháy, Thành Phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh), chuyên đồ rừng biển cho biết rằng:

“Việc kinh doanh món ăn về lợn rừng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung cấp lâu dài, đảm bảo chất lượng vì hiện tại số khách quen của nhà hàng khá đông không chỉ có người đến ăn mà còn có cả các chủ nhà hàng ở các nơi khác thường xuyên lấy thịt. Thịt lợn rừng là món ăn rất được nhiều người chuộng vì thói quen ăn thịt lợn của các gia đình thường xuyên nhưng chưa có đủ điều kiện để sử dụng thịt này vì giá thành cao. Để có nguồn cung cấp lợn rừng dồi dào thiết nghĩ các hộ chăn nuôi cần phát triển cả về số lượng lợn, số hộ nuôi việc này phụ thuộc rất nhiều yếu tố trong đó yếu tố cơ sở vật chất, mặt bằng địa phương các xã trong huyện Hoành Bồ rất thuận lợi. Về mặt đầu ra cho sản phẩm tôi nghĩ không phải tính toán nhiều vì tỉnh Quảng Ninh đã có cả chương trình dài hạn phát triển nghề chăn nuôi lợn rừng trên địa bàn để lấy nguồn cung cấp cho chương trình “OCOP””.(Trích PVS, Nam, 42 tuổi, chủ nhà hàng).

Nhƣ vậy, nhà hàng kinh doanh lợn rừng luôn song hành bên cạnh các hộ nuôi để tiêu thụ sản phẩm, ngoài ra các hộ nuôi còn đƣợc đón nhận các chính sách hỗ trợ phát triển từ chƣơng trình “OCOP”. Đây là những điều kiện thuận lợi cho đầu ra sản phẩm thịt lợn rừng lâu dài, bền vững đã triển khai phát triển trên địa bàn.

Nhà hàng chị Trần Thị Th (Số 8, ngõ 279, Phƣờng Cao Xanh, Thành Phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh), nhà hàng chuyên đồ rừng biển luôn có số lƣợng khách các nơi đến ăn rất nhiều, đây là địa chỉ khá quen thuộc không chỉ với ngƣời ăn mà với cả ngƣời dân có sản phẩm bán. Nhà hàng này có phƣơng tiện

đến nơi chủ nuôi để thu mua với giá cao khi lợn rừng ngon, ít mỡ, đúng độ tuổi số lƣợng không hạn chế. Ngƣời giết mổ, chế biến tại nhà hàng rất chuyên nghiệp, chế biến đƣợc nhiều món ăn từ lợn rừng.

Phỏng vấn gia đình, chịTrần Thị Th cho biết:

“Nhà hàng của tôi chuyên phục vụ các món ăn từ rừng núi, thịt lợn rừng là một trong những món nhà hàng bán được nhiều, mỗi tháng trung bình tiêu thụ từ 400 – 500kg tại chỗ, còn lại gửi đi các các nhà hàng khác trong tỉnh và ngoài tỉnh khoảng 200 – 300kg. Nguồn thịt lợn lấy từ các huyện Hoành Bồ, Tiên Yên, Ba Chẽ tỉnh mình; huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.Cơ bản vẫn là trong tỉnh vì thịt lợn rừng dân nuôi thả không nhốt trong chuồng nên rất ngon, được nhiều khách quen ăn và quay lại nhiều lần. Để giữ chân khách và cung cấp thông tin đầy đủ, chi còn cho khách xem cả những hình ảnh cụ thể chi đi bắt tại các trại.Bắt trong tỉnh có nhiều thuận lợi hơn vì kiểm tra cụ thể được và được các cơ quan quản lý xác nhận cũng dễ cho công tác kinh doanh. Thực tế đã có một số hộ nuôi nhỏ lẻ khi lợn ốm, lợn vừa chết cũng gọi bán cho nhưng nhà hàng tuyệt đối không mua dù giá chỉ bằng 60 – 70%, quan điểm kinh doanh là phải nhập hàng chuẩn, đảm bảo chất lượng. Các trại nuôi trong huyện Hoành Bồ nếu nuôi nhiều tôi đều biết cả vì gần như nhà hàng là địa chỉ mua hàng sòng phẳng nhất, mua hàng thanh toán luôn không bao giờ để chịu tiền vì người ta nuôi mấy năm mới được một con lợn nên không lỡ chịu, chịu sợ lần sau có họ không gọi nữa. Các trại nuôi nhiều năm trước tôi còn phải vào đặt trước sợ họ bán hết lợn cho các nhà hàng khác như Trung tâm cai nghiện vì họ là đơn vị có bề dày nuôi lợn rừng, thịt rất ngon được cơ quan quản lý cấp chứng nhận là cơ sở đủ điều kiện chăn nuôi lợn rừng an toàn; nhất là dịp cuôi năm, dịp mùa du lịch Hạ Long, thịt lợn rừng rất nhiều người ăn được, ít có người kiêng nên năm sau nhu cầu sử dụng đều tăng hơn năm trước”(Trích PVS, Nữ, 46 tuổi, chủ nhà hàng chuyên các món ăn đồ rừng).

Một thực tế tại địa phƣơng bản thân tôi đã nắm đƣợc kết hợp qua các trƣờng hợp gia đình có nuôi lợn rừng bán hoang dã, nhà hàng tiêu thụ lợn rừng điều chúng ta dễ thấy nhất chính là nỗi lo lắng nhất là kỹ thuật ban đầu từ các đơn vị, cá nhân có chuyên môn chăn nuôi chuyển giao, hƣớng dẫn, phổ biến cách thức nuôi... để tránh những thiệt hại không đáng có xảy ra làm nghề chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã ở địa phƣơng chậm phát triển, phát triển không đƣợc lâu dài, bền vững. Nhà hàng thu mua tiêu thụ vẫn còn nhu cầu mua rất cao hiện tại nguồn cung không đủ cho cầu. Thực tế có thể thấy đã hình thành gần

nhƣ đƣợc một chuỗi khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ, điều còn trở ngại là ngƣời quản lý xác định nguồn cung cấp có đảm bảo chất lƣợng hay không, nuôi lợn rừng có đúng quy trình kỹ thuật, ăn thức ăn có đảm bảo, có tồn dƣ các chất gây hại cho ngƣời sử dụng... Muốn làm đƣợc điều này rất nhiều vấn đề phải bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết nối cộng đồng và hỗ trợ kiến thức trong chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã an toàn tại xã vũ oai, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)