Mối quan hệ tác động giữa báo chí và dư luận xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dư luận xã hội về vấn đề tài chính công trên báo chí (Trang 26 - 29)

7. Cấu trúc của luận văn

1.1. Dư luận xã hội và hoạt động định hướng dư luận xã hội của báo

1.1.2. Mối quan hệ tác động giữa báo chí và dư luận xã hội

Đối tượng tác động của báo chí là ý thức quần chúng trong xã hội, ý thức quần chúng là một dạng thức biểu hiện của ý thức xã hội, nhưng là dạng thức hàng ngày. Nó được cấu thành bởi thế giới quan, nhân sinh quan, tri thức lịch sử, văn hóa và DLXH. Trong đó, DLXH là một bộ phận quan trọng. Báo chí hiện đại coi DLXH là đối tác của mình. Bởi DLXH cung cấp nguồn dữ liệu phong phú, cập nhật cho báo chí và báo chí là kênh truyền dẫn chủ yếu của DLXH. Tách khỏi DLXH, báo chí giảm đi tính phong phú, sức hấp dẫn và khả năng lôi cuốn bạn đọc.

Cơ chế tác động của báo chí đến DLXH được thể hiện như sau:

Chủ thể Thông điệp  Ý thức xã hội  Hành vi xã hội Hiệu quả xã hội Trong đó, chủ thể xây dựng các thông điệp hàm chứa nội dung thông tin để thông qua các phương tiện truyền thông chuyển tải đến công chúng xã hội rộng rãi. Thông tin qua phương tiện tác động vào ý thức quần chúng, hình thành tri thức và thay đổi nhân thức, hành vi. Sự thay đổi về ý thức quần chúng sẽ dẫn đến các hành vi xã hội, sau đó tạo hiệu quả xã hội. Khuynh hướng của thông tin quy định khuynh hướng của hành vi xã hội. Tuy nhiên hiệu quả xã hội qua tác động của báo chí cũng phụ thuộc vào sự tiếp nhận thông tin của công chúng. Ở nước ta, mối quan hệ giữa báo chí và DLXH đã được quy định thành luật. Tại điều 6 Chương III, Luật Báo chí nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Báo chí, khoản 3 đã ghi báo chí có nghĩa vụ và quyền hạn “phản ánh và hướng dẫn DLXH; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân”. Do chức năng là vũ khí thông tin cực kỳ lợi hại, báo chí quan hệ chặt chẽ, biện chứng với quá trình hình thành DLXH. Tính chất, nội dung và cường độ của DLXH phụ thuôc vào tính chất của sự kiện, vấn đề và quá trình chuyển tải thông tin về sự kiện, vấn đề đó.

DLXH và báo chí là hai hiện tượng xã hội đặc biệt, có những tính chất đặc thù, có "duyên nợ và mối quan hệ chặt chẽ với nhau như hình với bóng, khó có thể tách rời trong quá trình phát triển (7, tr198). DLXH tác động lên

báo chí ở các khía cạnh: DLXH cung cấp nguồn sự kiện và vấn đề vô tận, đề tài, nguồn tin phong phú cho báo chí; Cùng với sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ truyền thông, DLXH có thể thay đổi tư duy và phong cách tác nghiệp của nhà báo. Những thay đổi này thể hiện cụ thể ở: Thông tin nhanh, trực tuyến- trực tiếp; Giàu thông tin sự kiện; Lối diễn đạt từ ngữ ngắn gọn, tốc độ nhanh, không dài dòng; Phương tiện và phương thức truyền thông đa dạng trong dạng truyền thông đa phương tiện là đòi hỏi ngày càng gia tăng công chúng xã hội, nhất là nhóm công chúng trẻ tuổi.

Trong mối quan hệ với báo chí, DLXH là nội dung, là khởi nguồn, là chất liệu của báo chí, DLXH tác động, gợi ý đề tài cho báo chí thâm nhập, phản ánh. Mặt khác DLXH không thể tự hình thành, tự phát tán, mà trước hết nhờ cậy vào hệ thống báo chí truyền thông. Nhờ những đặc trưng bản chất của mình, báo chí có thể giúp các cá nhân và các nhóm nhanh chóng xã hội hóa ý kiến của mình. Từ một ý kiến, một sự kiện ở một vài cá nhân, một vài nhóm nhỏ, thông qua báo chí được lan tỏa ra cả cộng động xã hội tiếp nhận, chia sẻ, cùng tỏ thái độ và bung ra thành DLXH. Từ dư luận của số ít, thông qua báo chí, thành dư luận của số đông, của toàn thể xã hội trên phạm vi quốc gia, thậm trí trở thành dư luân của cả cộng đồng thế giới.

Báo chí là kênh giao tiếp đại chúng, của số đông và đến với đám đông, bản chất của hoạt động báo chí là hoạt động thông tin đại chúng, hình thành dòng thông tin chính thống, hướng tác động vào đông đảo công chúng với mục đích lôi kéo, thuyết phục, tập hợp và tổ chức quần chúng nhân dân. Cùng một lúc hoặc trong thời gian ngắn nhất, báo chí tác động đến đông đảo quần chúng. Do đó báo chí là kênh hình thành, phát tán DLXH nhanh nhất, có hiệu quả nhất. Đồng thời, thể coi báo chí chính là nơi biểu hiện của DLXH. DLXH không tồn tại chung chung, trừu tượng mà luôn luôn được biểu hiên cụ thể, sinh động và được phản ánh kịp thời trên báo chí.

Ngược lại, báo chí cũng thể hiện vai trò của mình thông qua 4 khía cạnh chính: Báo chí khơi nguồn dư luận xã hội; báo chí truyền dẫn và phản

ánh dư luận xã hội; báo chí định hướng dư luận xã hội; báo chí điều hòa dư luận xã hội. Theo K.Marx: "Sản phẩm của truyền thông là DLXH", như vậy, cơ sở đánh giá hiệu quả và năng lực của truyền thông- báo chí chính là việc có tạo ra được DLXH tích cực không, thông qua thông tin báo chí, DLXH hướng tập trung phản ánh vấn đề gì, ở mức độ nào, thời điểm nào, các thức truyền thông ra sao. Báo chí không tạo được DLXH có nghĩa là không gây ảnh hưởng lên công chúng ở mức độ nào đó. Tất nhiên, khả năng tác động của báo chí lên DLXH cũng thể hiện ở nhiều cung bậc, mức độ khác nhau. Ở giới hạn của luận văn này, tác giả chỉ đề cập tới vai trò định hướng của báo chí đối với DLXH (7, tr20-40).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dư luận xã hội về vấn đề tài chính công trên báo chí (Trang 26 - 29)