Hoạt động phản ánh thông tin quản lý tài chính công trên các báo Thanh Niên,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dư luận xã hội về vấn đề tài chính công trên báo chí (Trang 49 - 67)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2.Hoạt động phản ánh thông tin quản lý tài chính công trên các báo Thanh Niên,

2.2. Hoạt động định hướng dư luận xã hội về vấn đề quản lý tài chính

2.2.2.Hoạt động phản ánh thông tin quản lý tài chính công trên các báo Thanh Niên,

Thanh Niên, Thời báo Tài Chính Việt Nam và Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán

Như đã đề cập ở trên, mỗi tờ báo được lựa chọn khảo sát đại diện cho một nhóm đặc thù cho hệ thống báo chí kinh tế nói chung và báo chí tài chính nói riêng. Sau đây, luận văn sẽ đi sâu phân tích các thông tin thu thập được qua số liệu nghiên cứu 470 số báo của cả ba ấn phẩm báo chí trên. Trong đó, tổng số bài báo được đọc và nghiên cứu là 1005 bài báo có đề cập tới chủ đề kinh tế tài chính nói chung và quản lý tài chính công nói riêng. Các bài báo được phân tích về: các xu hướng lựa chọn lĩnh vực và đề tài phản ánh, mức độ quan tâm của tòa soạn với từng vấn đề quản lý TCC cần định hướng, các nội dung để thấy được xu hướng hoạt động định hướng DLXH ở các tác phẩm

báo chí đó thông qua các thông số về thời điểm đưa tin, quan điểm, giọng điệu và chi tiết được sử dụng trong tác phẩm báo chí được khảo sát.

2.2.2.1. Mức độ quan tâm của các báo đối với vấn đề được phản ánh trong bài viết

Tại chương I đã đề cập, các chiến dịch truyền thông được tạo ra để gây DLXH và định hướng DLXH về một cá nhân, một vấn đề, một sự kiện luôn có sự tham gia của nhiều phương tiện truyền thông đại chúng. Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chỉ đề cập tới hoạt động định hướng DLXH của cơ quan báo in với những hoạt động định hướng được thể hiện rõ trên mặt báo, trong các bài báo được khảo sát mà không đề cập tới sự tham gia của các phương tiện truyền thông khác hoặc không phân tích dưới khía cạnh của chiến dịch truyền thông.

Mức độ quan tâm của một cơ quan báo chí đối với một lĩnh vực, ưu tiên cho việc tìm hiểu, ghi chép và đăng tải các thông tin đó là một yếu tố định tính. Tuy nhiên, đề tài cũng cố gắng phân tích định lượng thông qua một số tham số như số lượng số báo có đăng tải thông tin về quản lý TCC, số lượng bài trên một số báo, vị trí đăng bài, thể loại được lựa chọn, cấp độ thông tin, lĩnh vực, nhóm đề tài ưu tiên, mục tiêu đưa tin...để qua đó đánh giá được mức độ ưu tiên của các tòa soạn đối với chủ đề quản lý TCC.

Về số lượng

*Về số lượng số báo được khảo sát

Trong tổng số 470 số báo được khảo sát thì có tới 449 số có bài viết về lĩnh vực quản lý TCC ở Việt Nam. Trong đó, 71% số báo được nghiên cứu của Thanh niên có bài về quản lý TCC. Do là báo ngành , có tới 97% các số báo được nghiên cứu có đăng tải các bài viết về lĩnh vực quản lý TCC được đăng trên Thời báo Tài Chính. Trong khỉ tỉ lệ này là 60% ở Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán. Như vậy, không thể phủ nhận được rằng đề tài quản lý

TCC là lĩnh vực được quan tâm một cách đặc biệt ở trên các báo được chọn nghiên cứu. Các vấn đề về quản lý và sử dụng nguồn tài chính công nhận được sự "ưu ái" của nhiều tòa soạn.

STT MS Báo Số lượng/Tỉ lệ Số lần Tỉ lệ 1 1 TBTC 163/167 97% 2 2 Thanh niên 279/391 71,36% 3 3 Tạp chí NCTC-KT 14/12 116,7%

Bảng 1: Số lượng/tỉ lệ các số báo có bài viết về TCC

*Về số lượng bài, bình quân số bài viết về tài chính công trên một số báo: Với số lượng bài như đã đề cập ở trên, về tỉ lệ bài báo trên một số báo ở các báo được nghiên cứu cũng rất khác biệt. Với Thời báo tài chính, 167 số báo được xác định có đăng tải bài viết về quản lý TCC, số bài viết được đăng tải lên tới 671 bài, trung bình khoảng 4 bài/số. Với báo Thanh Niên, tỷ lệ này là hơn một bài/số (với tổng số 422 bài đăng trên 391 số báo (Phụ lục 1)). Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán số bài đăng với nội dung về quản lý TCC trên một số báo là dưới một.

Góc độ đưa tin

Biểu đồ 1: Tỉ lệ số bài trực tiếp đề cập tới quản lý TCC

Trên báo Thời báo Tài chính, trong tổng số 671 bài có nội dung liên quan tới quản lý TCC thì có tới 601 bài đề cập trực tiếp đến chủ đề này, chiếm 90% số bài. Tỉ lệ này là 85% trên báo Thanh Niên, với 357 bài trên

tổng số 422 bài được khảo sát. Từ nội dung này trở đi, người viết chỉ khảo sát các bài báo trực tiếp đề cập tới các nhóm đề tài quản lý TCC ở Việt Nam.

Vị trí trang báo có bài viết về quản lý tài chính công STT

MS Vị trí trang

Báo TBTC Báo Thanh niên

Số lần Tỉ lệ Số lần Tỉ lệ

1 1 Trang mặt 247 41% 165 46%

2 2 Trang sau 354 59% 192 54%

Tổng 601 100% 357 100%

Bảng 2: Tổng hợp về vị trí trang báo có bài viết về quản lý TCC

Vị trí trang báo được chọn để đăng bài phụ thuộc rất nhiều yếu tố chuyên mục, chuyên trang, vị trí các trang thu hút nhiều độc giả...Tuy nhiên, luận văn này đề cập tới hai tiêu chí về mặt vật lý là "trang mặt" và "trang sau". Cả hai tờ Thời báo Tài chính và Thanh Niên đều có tỉ lệ số bài trên các "trang sau" cao hơn "trang mặt", tương ứng là 59% và 54% cho Thời báo Tài chính và báo Thanh Niên.

Vị trí bài viết về quản lý tài chính công trong trang báo

Khảo sát vị trí đặt bài viết cũng giúp người nghiên cứu đánh giá mức độ quan tâm của tòa soạn đối với bài viết và đề tài của bài viết đó. Các bài chủ đạo là bài chiếm phần lớn diện tích trang báo, đặc ở các vị trí dễ thấy trong trang. Bài trong trang là các bài ở vị trí còn lại.

Về vị trí của bài báo và độ dài của bài cũng như tầm quan trọng của bài báo trên một trang, hai báo cũng thể hiện sự khác nhau khá rõ rệt. Trong khi 60% các bài về quản lý TCC trên báo Thanh Niên là các bài chủ đạo, bài "đinh" thì 63% số bài về lĩnh vực này trên Thời báo Tài chính lại chủ yếu chỉ là các bài nhỏ trong trang, mà không được xác định là bài chính. Trong quá trình thu thập số liệu, người viết luận văn cũng nhận ra một đặc điểm, các bài về quản lý TCC trên báo Thanh Niên chủ yếu là các phóng sự, bài phản ánh có số chữ nhiều, nội dung bao quát hoặc loạt bài dài kỳ. Thời báo Tài chính lại đăng tải rất nhiều tin ngắn phản ánh tình hình thu nộp thuế, số liệu thu và chi của hệ thống kho bạc nhà nước, hoạt động của các cục-chi cục dự trữ quốc gia các cấp...Vì vậy, hai số liệu khác nhau này, cũng thể hiện tương đối rõ xu hướng lựa chọn và phản ánh các mảng đề tài trong lĩnh vực quản lý TCC của cả hai tờ báo được khảo sát.

Thể loại báo chí được sử dụng

Trong các bộ môn nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng, đề tài là thuật ngữ dùng để chỉ phạm vi các sự kiện tạo nên cơ sở chất liệu đời sống của tác phẩm văn học nghệ thuật hoặc báo chí.

Biểu đồ 3a, 3b: Thể loại được sử dụng trên Thời báo Tài chính và Thanh niên

Về thể loại báo chí được sử dụng để phản ánh thông tin: Thể loại tin và phán ánh vẫn là lựa chọn hàng đầu của cả hai báo này. Báo Than Niên sử dụng 61% là tin, 28% là các bài phản ánh. Trong khi Thời báo Tài chính sử dụng 65% là tin và 27% số bài viết là phản ánh. Phóng sự về các vấn đề có liên quan tới quản lý TCC chiếm khoảng 4-6% số bài viết về lĩnh vực này trên cả hai báo. Thể loại phỏng vấn được sử dụng với tỉ lệ khoảng 3% số bài viết. Các thể loại khác chiếm thiểu số khoảng 1-2% số lượng các bài viết về quản lý TCC trên cả hai báo này.

Có thể thấy rằng, dung lượng tin và phản ánh cao thể hiện rõ nét ưu tiên của các tòa soạn về việc đưa tin nhanh, cập nhật tới độc giả. Đặc biệt, khi Thanh Niên là nhật báo còn Thời báo Tài chính là báo ngành, thì những thông tin được đặt trong hai dạng thể loại này càng trở nên phổ biến hơn.

Cấp độ địa phương của thông tin

STT

số Tên

Báo TBTC Báo Thanh

niên Số lần Tỷ lệ Số lần Tỷ lệ

1 1 Quốc gia 279 46% 214 60%

2 2 Địa phương 322 54% 143 40%

Tổng cộng 601 100% 357 100%

Về tỉ lệ cấp độ địa phương của thông tin được phản ánh, hai báo thể hiện một sự khác biệt rõ rệt. Thời báo Tài chính phản ánh 54% số tin bài về quản lý TCC ở cấp độ địa phương, Thanh niên phản ánh chỉ chiếm tỉ lệ 40%. Trong khi đó, 60% tin bài của Thanh niên là thông tin mang cấp độ quốc gia, tỷ lệ này ở Thời báo Tài chính là 46%.

Có thể nhận định về đặc điểm thể hiện sự khác biệt giữa hai tờ báo. Là nhật báo với phạm vi đề tài rộng rãi hơn, báo Thanh niên chủ yếu tập trung khai thác các vấn đề về quản lý TCC ở cấp độ quốc gia. Tuy nhiên, Thời báo Tài chính là tờ chuyên ngành, chủ yếu là lĩnh vực kinh tế, tài chính, do vậy, các thông tin về quản lý TCC ở cấp độ địa phương xuất hiện với tỷ lệ cao hơn hẳn trên báo Thanh Niên.

Về đề tài

Về nhóm đề tài được sử dụng

Quản lý TCC là lĩnh vực rất rộng lớn, có liên quan mật thiết chặt chẽ tới nhiều mặt của đời sống. Tuy nhiên, trong các giáo trình về quản lý TCC của Học viện Tài chính, lĩnh vực quản lý TCC công được phân chia thành 6 nhóm vấn đề chính (như đã trình bày trên chương I).

STT

số Tên

Báo TBTC Thanh niên

Số lần Tỷ lệ Số lần Tỷ lệ

1 1 Phân cấp quản lý NSNN 17 3% 13 4%

2 2 Quản lý quá trình thu 322 54% 104 29%

3 3 Quản lý quá trình chi 204 34% 165 46%

4 4 Quản lý nợ công 4 1% 7 2%

5 5 Bội chi ngân sách nhà

nước 8 1% 12 3%

6 6 Quản lý hoạt động của

các đơn vị sự nghiệp 46 8% 56 16%

Tổng cộng lĩnh vực 601 100% 357 100%

Nhìn vào bảng 4, có thể thấy, hai nhóm đề tài được quan tâm nhiều nhất là quản lý quá trình thu NSNN và quản lý quá trình chi NSNN. Nhóm đề tài quản lý quá trình thu chiếm 54% số bài được khảo sát trên Thời báo Tài chính, 29% số bài trên báo Thanh niên. Đối với đề tài quản lý quá trình chi NSNN, tỷ lệ này lần lượt là 34% và 46%. Ngoài ra, nhóm đề tài quản lý hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, chiếm 16% số bài được khảo sát báo Thanh niên, 8% số bài được khảo sát trên Thời báo Tài chính.

Về các đề tài được chọn phản ánh

Các nhóm đề tài của báo chí cũng dựa vào các nhóm vấn đề này của lĩnh vực quản lý tài chính công. Trong đó, các nhóm vấn đề lại chia thành 20 vấn vấn đề như bảng dưới đây. Tuy nhiên, với khuôn khổ của luận văn này, người viết không nghiên cứu các thông tin liên quan tới: (2) thị trường vốn, (3) hoạt động của hệ thống ngân hàng và (3) hoạt động của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, (4) hoạt động quản lý giá.

Như trên biểu đồ, có thể thấy rõ rằng, thu - chi ngân sách nhà nước được quan tâm hơn hẳn so với các đề tài khác. Trong đó, đề tài thu NSNN thông qua thuế, phí, lệ phí chiếm vị trí chủ đạo. 46% số bài được khảo sát trên Thời báo Tài chính và 24% số bài khảo sát trên báo Thanh Niên viết về đề tài này. Xếp sau đó, đề tài chi NSNN (thường xuyên và sự nghiệp) cho các lĩnh vực (GDDT, y tế, khoa học và công nghệ, cơ sở hạ tầng...) chiếm 38% số bài viết được khảo sát trên báo Thanh niên, chiếm 27% số bài được khảo sát.

Các đề tài chi đầu tư phát triển, thu ngân sách qua các hoạt động sự nghiệp, tiết kiệm chống lãng phí tại các đơn vị sự nghiệp cũng nhận được sự quan tâm của hai tờ báo này. Đề tài chi đầu tư phát triển chiếm khoảng 6-7% trên cả hai ấn phẩm. Đề tài thu NSNN qua các hoạt động sự nghiệp chiếm 6% các bài được khảo sát trên Thời báo Tài chính, 3% các bài báo được khảo sát trên báo Thanh niên. Đề tài tiết kiệm chống lãng phí tại các đơn vị sự nghiệp công lập chiếm 8% số bài được khảo sát trên báo Thanh niên, chiếm 2% số bài được khảo sát Thời báo Tài chính.

Đề tài minh bạch tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập chiếm 5% số bài báo được khảo sát trên báo Thanh niên, sau đó là đề tài quản lý nợ công chính phủ, bội chi ngân sách. Trong khi các đề tài này hầu như vắng bóng trên Thời báo Tài chính.

Như vậy, có thể thấy rằng, tuy có điểm tương đồng, nhưng các đề tài ưu tiên của hai báo này cũng có những điểm khác biệt rõ rệt. Nhóm đề tài về thu ngân sách nhà nước, hoàn thành nhiệm vụ thu, các chính sách thuế, phí, nhất là thành tích của các đơn vị trong ngành tài chính về thu NSNN...đặc biệt được quan tâm chú ý trên Thời báo Tài chính. Trong khi đó, trên báo Thanh niên, nhóm chủ đề về tiết kiệm chống lãng phí, quản lý quá trình chi, minh bạch trong sử dụng NSNN lại được quan tâm hơn hẳn.

2.2.2.2. Khía cạnh đưa tin

Đề tài tập trung nghiên cứu ba khía cạnh chủ yếu: Tin thông báo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, đưa thông tin về thực tế trong thực hiện chính sách quản lý TCC và phản hồi về chính sách từ cuộc sống. Dưới đây là bảng tổng hợp các số liệu khảo sát các góc độ đưa tin:

STT

số Tên

Báo TBTC Báo Thanh niên Số lần Tỷ lệ Số lần Tỷ lệ

1 1 Tin công báo 49 8% 59 17%

2 2 Đưa tin thực tế trong

thực hiện chính sách 534 89% 282 79%

3 3 Phản hồi về chính sách 15 3% 15 4%

Tổng cộng 598 100% 356 100%

Bảng 5: Tổng hợp về khía cạnh đăng tải

Cũng có thể thấy rằng tin tức về tình hình thực hiện các chính sách quản lý TCC trong thực tế là nhóm có tỷ lệ số bài viết cao nhất với 89% cho Thời báo Tài chính và 79% trên báo Thanh niên. Các tin tức phổ biến đường lối chính sách về quản lý TCC chiếm tỷ lệ 17% trên báo Thanh niên và 8% trên Thời báo Tài chính. Các thông tin phản hồi chính sách chiếm khoảng 3- 4% trên cả hai báo.

Việc phân tích đơn giản số lượng các yếu tố được đề cập trên đây là nhằm chứng minh mức độ quan tâm của tòa soạn báo đối với lĩnh vực quản lý TCC. Khi mức độ quan tâm đó được thể hiện bằng số bài nhiều hơn, tần suất xuất hiện cao hơn của một nhóm đề tài, bài được đăng ở vị trí thu hút sự chú ý của người đọc, số lượng chữ nhiều hơn, bài được rút tít ra trang nhất...các yếu tố đều góp phần thu hút sự quan tâm chú ý của người đọc đến vấn đề mà báo chí muốn đề cập. Đó chính là bước đầu tiên của việc định hướng DLXH. Bởi vì, muốn định hướng DLXH, người làm truyền thông phải thu hút được sự chú ý của công chúng, một chủ thể của DLXH quan tâm tới vấn đề đó.

Các yếu tố được đề cập trên đây cùng được sử dụng để thực hiện cấp độ thứ nhất trong vai trò của báo chí đối với định hướng DLXH, đó là: Lựa

chọn sự kiện và vấn đề thông tin, xác định mức độ, liều lượng, tần xuất thông tin các sự kiện và hoạt động, cũng như các vấn đề thời sự đang diễn ra. Vị trí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dư luận xã hội về vấn đề tài chính công trên báo chí (Trang 49 - 67)