Quản lý tài chính công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dư luận xã hội về vấn đề tài chính công trên báo chí (Trang 38 - 40)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3. Tài chính công và quản lý tài chính công tại Việt Nam hiện nay

1.3.2. Quản lý tài chính công

1.3.2.1. Khái niệm

Quản lý tài chính công là sự tác động của hệ thống các cơ quan của Nhà nước đến những mặt hoạt động của tài chính công nhằm đạt được những mục tiêu nhất định (12, tr15).

1.3.2.2. Các bộ phận cấu thành của quản lý tài chính công

Tác giả PGS.TS Trần Xuân Hải đã nêu rõ các bộ phận cấu thành của Quản lý tài chính công ở Việt Nam trong cuốn Quản lý Tài chính công ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp.

Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước: Là quá trình Nhà nước trung ương phân giao nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm nhất định cho chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý ngân sách. Thực chất, phân cấp quản lý ngân sách là việc giải quyết mối quan hệ tài chính giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương và giữa các cấp chính quyền về nguồn thu, nhiệm vụ thu chi tài chính của các cấp chính quyền.

Quản lý quá trình thu ngân sách nhà nước: Là quản lý quá trình thực hiện các khoản thu cho NSNN (thuế, phí, lệ phí, vay nợ trong và ngoài nước, đối với quỹ tài chính ngoài ngân sách có thể là các khoản thu một phần được lấy từ NSNN, một phần do các tổ chức và cá nhân đóng góp).

Quản lý quá trình chi ngân sách nhà nước: Là quản lý quá trình sử dụng nguồn tài chính huy động được để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Chi ngân sách liên quan tới nhiều lĩnh vực như giáo dục đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ, cơ sở hạ tầng...

Quản lý bội chi ngân sách nhà nước: Xuất phát từ quan điểm về quản lý ngân sách giữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế luôn có sự khác nhau, sẽ đưa đến những kết quả khác nhau trong điều hành ngân sách nói riêng và trong quản lý toàn bộ nền kinh tế nói chung. Đối với các nước đang phát triển, vấn đề bội chi ngân sách (số chi ra cao hơn số thu vào) khá phổ biến do nhiều nguyên nhân: Hệ thống thuế kém hiệu quả và phụ thuộc nhiều vào thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế TNCN, chưa trở thành nguồn thu quan trọng; áp lực chi lớn cho các vấn đề cơ sở hạ tầng và an sinh xã hội; thị trường vốn kém phát triển, vay nợ nước ngoài nhiều...Ngoài ra bôi chi ngân sách cũng phổ biến với các nước phát triển, khi chính phủ sử dụng chi tiêu như công cụ vĩ mô để điều tiết nền kinh tế.

Quản lý nợ công: Ngân hàng thế giới quy định nợ công là nghĩa vụ nợ của khu vực công, bao gồm các nghĩa vụ nợ của Chính phủ Trung ương, các cấp chính quyền địa phương, ngân hàng trung ương và các tổ chức độc lập mà Chính phủ sở hữu trên 50% vốn. Theo Ủy ban Châu Âu, nợ công là nợ của chính phủ và các cơ quan, tổ chức trong khu vực chính phủ.

Ở Việt Nam, theo Luật quản lý nợ công năm 2009, nợ công bao gồm có nợ Chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Khái niệm này thu hẹp hơn khái niệm nợ công theo thông lệ quốc tế khi không tính đến các khoản vay nợ của doanh nghiệp nhà nước mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn.

Quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp: Hoạt động quản lý TCC liên quan đến tất cả hoạt động của các cơ quan nhà nước, tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động mà tất cả các cơ quan nhà nước đều có nhiệm vụ quản lý TCC theo những mức độc khác nhau. Do vậy, ở các đơn vị sự nghiệp công lập, nội dung quản lý tài chính cũng được coi là một trong các nhiệm vụ của quản lý TCC. (19, tr7-14)

Kết luận: Có thể thấy các nội dung về TCC mà báo chí tham gia định hướng DLXH tập trung vào nhằm tạo sự hiểu biết đúng về bản chất tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dư luận xã hội về vấn đề tài chính công trên báo chí (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)