Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về định hướng dư luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dư luận xã hội về vấn đề tài chính công trên báo chí (Trang 32 - 34)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về định hướng dư luận

hội ở Việt Nam

Hiện nay, trong thời kỳ bùng nổ thông tin, dư luận xã hội có thể chịu ảnh hưởng của nhiều luồng, nhiều hướng thông tin khác nhau. Đặc biệt, rất nhiều các lực lượng bên ngoài sử dụng vũ khí mới là vũ khí thông tin trong trận chiến về công tác tư tưởng. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã thể hiện những quan điểm rõ ràng và sáng suốt trong việc quản lý và định hướng DLXH. Nghị quyết TW 5 (khóa X): “Về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới”; Nghị quyết TW 4 (khóa XI): “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI; Nguyễn Phú Trọng: “Quyết tâm làm cho Đảng ngày càng trong sạch hơn,

vững mạnh hơn; mỗi cán bộ, đảng viên ngày càng tiến bộ hơn; nội bộ đoàn kết hơn; nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc hơn”; tạp chí Cộng sản số 834, 4/2012; Nghị quyết TW 6 (lần 2) (khóa VIII) về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay; Chỉ thị 08 của Bộ Chính trị khóa VII về tăng cường công tác quản lý báo chí và xuất bản; Chỉ thị Chỉ thị số 22- CT/TW của Bộ Chính trị tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản; ngày 17-10-1997; Luật báo chí năm 1989; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật báo chí năm 1989; Nghị định của Chính phủ Số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002, quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí. Trong đó thể hiện quan điểm về nắm bắt và định hướng DLXH một cách rõ ràng như sau:

Đảng Cộng sản Việt Nam, ngay từ khi mới thành lập đã coi việc nắm bắt lòng dân (tâm tư, nguyện vọng, ý chí của nhân dân) là một trong những công việc quan trọng hàng đầu nhằm đề ra các chủ trương, đường lối cách mạng phù hợp lòng dân. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên”.

Nhiều văn bản, quyết định của các cơ quan lãnh đạo Đảng đã khẳng định điều này. Năm 1982, Ban Bí thư đã quyết định thành lập Viện nghiên cứu dư luận xã hội thuộc Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, nay là Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng, trong đó có quy định nhiệm vụ và quyền hạn như: “Viện nghiên cứu dư luận xã hội có nhiệm vụ tổ chức việc nghiên cứu dư luận nhân dân đối với những vấn đề cơ bản của đất nước và những vấn đề cơ bản có tính thời sự theo quan điểm Mác – Lênin; tổng hợp, phân tích dư luận xã hội để báo cáo với các cơ quan Đảng và Nhà nước; tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng độ ngũ thông tin viên, cộng tác viên của Viện về lý luận, nghiệp vụ. Viện được trực tiếp quan hệ với các cấp ủy đảng, các ngành, các đoàn thể quần chúng để tổ chức nghiên cứu dư luận xã hội”.

Những năm đầu đổi mới và đặc biệt là thời gian gần đây, Đảng ta tiếp tục có những sự chỉ đạo nhằm tăng cường công tác điều tra xã hội học, nắm bắt dư luận xã hội. Ví dụ, trong văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) đã nêu ra nhiệm vụ đối với công tác tư tưởng sau đây: “Nâng cao chất lượng thông tin nội bộ và công tác tuyên truyền, coi trọng biện pháp điều tra dư luận xã hội”.

Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa VII tiếp tục yêu cầu: “Tổ chức điều tra dư luận xã hội về những vấn đề cần thiết cho công tác lãnh đạo, quản lý Nhà nước. Xây dựng luật về trưng cầu dân ý”.

Gần đây nhất, Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới, tiếp tục nhấn mạnh: “Chú trọng công tác nghiên cứu, điều tra xã hội học, nắm bắt dư luận xã hội phục vụ công tác tư tưởng”. Như vậy, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với công tác tư tưởng nhất là công tác định hướng DLXH đã được hình thành và phát triển từ rất lâu, có nhiều cải tiến, mở rộng thể thích hợp với từng thời kỳ. Vấn đề là làm sao để báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng vận dụng một cách đúng đắn và sáng tạo các định hướng này vào hoạt động thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dư luận xã hội về vấn đề tài chính công trên báo chí (Trang 32 - 34)