Nhóm bài phục vụ ngành trên Thời báo Tài chính với 03 nhóm ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dư luận xã hội về vấn đề tài chính công trên báo chí (Trang 76 - 78)

7. Cấu trúc của luận văn

2.4.3.Nhóm bài phục vụ ngành trên Thời báo Tài chính với 03 nhóm ngành

2.4. Một số trường hợp điểm hình

2.4.3.Nhóm bài phục vụ ngành trên Thời báo Tài chính với 03 nhóm ngành

ngành chính

Trong khi khảo sát tờ Thời báo Tài chính, người nghiên cứu bắt gặp một hiện tượng khá thú vị. Đó là các bài viết được tổ chức theo nhóm, có cùng định dạng, nội dung gần giống nhau và được tổ chức tương đối đều đặn trên các số báo. Đó là nhóm bài về hoạt động của ngành thuế, kho bạc nhà nước và dự trữ nhà nước.

Hiện nay, ngành thuế có khoảng 850 chi cục thuế, 34 cục Hải quan và 22 cục Dự trữ Nhà nước. Và nhóm bài này được tổ chức để phản ánh hoạt động, báo cáo thành tích, tuyên dương khen thưởng, khích lệ...hoạt động của lần lượt các cơ quan này.

Về nội dung, nhóm này chủ yếu được tổ chức theo cách làm khái quát như sau: nêu thành tích đã đạt được ở thời điểm nhà báo đến viết bài, đưa ra một vài con số nổi bật, một vài điểm khác biệt. Nội dung thứ hai là những khó khăng gặp phải trong quá trình hoạt động nghiệp vụ. Nội dung quan trọng tiếp theo trong các bài này là dự kiến, định hướng trong tương lai của đơn vị, Hầu hết các bài được phản ánh đều dựa theo "motip" này để tổ chức tác phẩm.

Đối với người nghiên cứu, đây là một hiện tượng đặc biệt, vì số bài này được tổ chức với hình thức tương tự, mang đến cảm giác rõ rệt về một "vệt bài". Nhưng các bài này không được phát triển theo vấn đề, theo chủ để mà được chia mảng theo đơn vị. Về hiệu quả truyền thông của các bài này đối với công chúng thì cần phải có một nghiên cứu nghiêm túc và khoa học. Tuy nhiên, các bài này trước hết đã thỏa mãn được nhu cầu cung cấp thông tin của chính các đơn vị được phản ánh. Và đối với cơ quan báo chí, hoạt động tác nghiệp cũng sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn.

- Ngành thuế:

Chi cục thuế Hải Dương: Bước "chạy đà" tốt cho nhiệm vụ 2014 (6/1/2014); Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài gòn: Xuất sắc vượt chỉ tiêu hơn 1200 tỷ đồng (8/1/2014); Cục thuế TP Hồ Chí Minh: Đã thấy niềm tin của doanh nghiệp vào sự phục hồi kinh tế (13/01/2014); Cục thuế Nghệ An: 100% chức năng quản lý thuế đã được ứng dụng CNTT (15/01/2014); Cục thuế Long An: Tăng thu gần gấp độ chặng đua nước rút (15/01/2014); Hải quan Hà Nội: thực hiện tích cực nhiệm vụ thu ngân sách ngay từ đầu năm (15/01); Cục thuế Phú Thọ: tập trung chống thất thu (17/1/2014); Cục thuế Cần Thơ: Tự tin đón năm 2014 (20/1/2014).

Cục Dự trữ khu vực Thái Bình: Một năm an toàn tuyệt đối với hàng dự trữ (3/1/2014); Cục Dự trữ nhà nước khu vực Đông Nam Bộ: Đồng thuận, đoàn kết, tạo thành quả (10/1/2014);Cục Dự trữ nhà nước khu vực Thành phố Hồ Chí Minh: Hoàn thành xuất sắc thu mua và xuất bán lương thực (22/1/2014); Tổng cục Dự trữ Nhà nước chỉ đạo hỗ trợ gạo cho học sinh (14/03/2014); Tổng cục Dự trữ Nhà nước: Chuyển biến mạnh trong đầu tư cơ bản (28/03/2014).

- Ngành Kho bạc Nhà nước

Kho bạc Nhà nước Thái Bình: Thanh toán diện tử song phương giúp ổn định vốn (8/1/2014); Kho bạc Nhà nước Bắc Ninh: Thanh toán song phương với ngân hàng giúp tiết kiệm thời gian (10/1/2014); Kho bạc Nhà nước Hà nội: Hoàn thành xuất sắc công tác thu chi (13/1/2014); Kho bạc Nhà nước Phú Yên: Kiểm soát chặt chẽ an toàn ngân quỹ (24/01/2014); Kho bạc Nhà nước Phú Yên: Nhiều giải pháp giảm áp lực thanh khoản (21/03/2014); Kho bạc Nhà nước: Đóng góp tích cực cho nền Tài chính quốc gia (32/3/2014)

Như vậy, các bài này đã làm tốt được công tác thông tin cho bạn đọc về hoạt động của các cơ quan thuế, hải quan và dự trữ nhà nước. Tuy nhiên, do không nêu rõ về vấn đề gì, không có nội dung tổ chức thành đề tài, không thể hiện quan điểm, không để lại dấu hiệu về việc muốn thu hút bạn đọc quan tâm tới luồng DLXH như thế nào.

Đây là hiện tượng đáng chú ý nhất về tổ chức bài viết để làm nổi bật thông tin trên Thời báo Tài chính. Các bài khác hầu hết đều lẻ tẻ, không được tổ chức thành vệt bài, thành các bài nhiều kỳ và cũng rất ít bài viết mang tính chuyên sâu. Có thể kết luận rằng, công tác định hướng DLXH chưa thực sự được chú trọng trên ấn phẩm này, hoặc sự chú trọng không được thể hiện một cách chuyên nghiệp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dư luận xã hội về vấn đề tài chính công trên báo chí (Trang 76 - 78)