Đánh giá hoạt động định hướng dư luận xã hội về quản lý tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dư luận xã hội về vấn đề tài chính công trên báo chí (Trang 78)

7. Cấu trúc của luận văn

2.5.Đánh giá hoạt động định hướng dư luận xã hội về quản lý tài chính

2.5.1. Góc độ tiếp cận khác nhau giữa tạp chí và báo, báo tuần và báo ngày

Cũng như đối với các lĩnh vực khác, báo chí nói chung và báo chí về tài chính nói riêng cũng tiếp cận vấn đề quản lý TCC theo những góc độ quan tâm khác nhau.

Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán chủ yếu phục vụ công tác nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên và sinh viên Học viện Tài chính và các nhà nghiên cứu trong ngành, cũng như những người quan tâm. Ở đó, các thông tin chủ yếu mang tính khoa học, là quá trình đào sâu nghiên cứu của các nghiên cứu sinh, nghiên cứu viên, các nhà nghiên cứu tài chính. Mặc dù thông tấn không phải là ưu tiên mũi nhọn, nhưng tính cập nhật của thông tin khoa học tài chính cũng được đảm bảo. Có được điều này là do nghiên cứu khoa học phải đáp ứng được tính mới và tính ứng dụng. Trên 12 số báo được nghiên cứu thì có tới 17 bài báo có liên quan tới đề tài phản ánh về lĩnh vực quản lý TCC. Có 4 bài được đăng ở trang 3, tức là trang đầu tiên sau phụ lục của tạp chí. Người đọc có thể tìm thấy giá trị của thông tin dưới góc độ nghiên cứu. Tất nhiên, đối tượng độc giả của tờ này tương đối hẹp, nhưng lại là các độc giả có tri thức cao, nhiều người có khả năng ra quyết định quan trọng trong điều hành quản lý TCC. Ngoài ra, tờ báo này chỉ xuất bảng dạng nguyệt san, tức là một tháng một số, nhưng do những thông tin khoa học này có giá trị nghiên cứu trong thời gian vận động tương đối dài của nền TCC, nên việc bố trí thông tin và trình bày báo cũng mang tính đặc thù của một tạp chí. Do vậy, có thể nói, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính thể hiện vai trò định hướng DLXH của mình thông qua các bài viết khoa học, các thông tin giá trị mang tính định hướng về sự vận hành và phát triển của nền tài chính công quốc gia. Mặt khác, được coi là nguồn thông tin quan trọng cho quản lý, tạp chí này cũng đóng góp không nhỏ vào quá trình ra quyết sách chung của ngành, ảnh hưởng gián tiếp tới hoạt động định hướng DLXH về quản lý TCC trên báo chí hiện nay.

Thời báo Tài chính hiện nay xuất bản 3 số/tuần. Tính cập nhật thông tin của một tờ báo cũng khác hẳn so với tạp chí. Trong sự so sánh với Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán, Thời báo Tài chính thể hiện sự nhanh nhạy rõ nét về mặt thông tin. Số lượng tin tức cũng rất nhiều, mật độ các bài phản ánh là lợi thế của tờ báo này. Hàm lượng thông tin về hoạt động quản lý TCC trên tờ báo cũng rất dày đặc, tỷ lệ các bài viết đăng tải về thông tin ở địa phương chiếm quá nửa (56%). Có thể thấy rằng, Thời báo Tài chính tham gia định hướng DLXH về quản lý TCC ở góc độ phản ánh một cách dày đặc các thông tin hoạt động của ngành tài chính, đặc biệt là quản lý TCC từ trung ương tới địa phương. Thời báo Tài chính tham gia định hướng DLXH ở góc độ thu hút sự chú ý của DLXH đối với những thành tích của ngành đã đạt được, những ưu điểm của các đơn vị trong ngành, những thông tin mang giá trị tích cực, ca ngợi động viên cho các đơn vị hơn là quan tâm tới phản hổi từ cuộc sống từ các đơn thông tin đó.

Báo Thanh Niên là tờ nhật báo của Hội Liên hiệp Thanh Niên Việt Nam, quản lý TCC chỉ là một trong những mảng đề tài phản ánh của báo mà không phải là lĩnh vực quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, với tầm quan trọng của các thông tin về quản lý TCC với quản lý xã hội, số lượng bài viết về đề tài này cũng không hề nhỏ. Tính cập nhật của báo Thanh Niên được đánh giá cao hơn hẳn so với cả hai tờ báo kể trên. Hơn 70% số báo được nghiên cứu có bài viết về quản lý TCC. Có thể thấy rằng, đối với báo Thanh Niên, quản lý TCC cũng là một mảng đề tài đóng vai trò quan trọng. Hơn nữa, các bài của báo Thanh Niên cũng hướng tới các góc độ khác của quản lý TCC. Các đối tượng được phản ánh trong bài báo phong phú, đa dạng và tần xuất xuất hiện của người dân cao hơn hẳn đối với Thời báo Tài chính và Tạp chí Nghiên cứu Tài chính. Báo Thanh Niên định hướng DLXH về quản lý TCC trên góc độ hướng sự quan tâm của độc giả vào nhiều khía cạnh hoạt động của lĩnh vực quản lý TCC, đặc biệt là các hoạt động có liên quan trực tiếp tới đời sống của người dân, thu hút sự chú ý của công chúng.

Có thể kết luận rằng, về góc độ tiếp cận, do tính chất thông tin, các báo thể hiện xu hướng và ý đồ định hướng DLXH một khác khác nhau. Tạp chí đưa ra thông tin khoa học trong khi các báo, tùy thuộc vào tần suất phát hành mà quan tâm tới việc đưa thông tin thời sự, gắn với sự phát triển của hiện thực, sự biến đổi của thông tin theo ngày hoặc theo tuần.

2.5.1. Góc độ tiếp cận khác nhau giữa báo của các ngành

Ở đây có thể thấy rõ sự khác nhau về góc độ thông tin giữa Thời báo Tài chính và báo Thanh niên:

Thời báo Tài chính chủ yếu là phản ánh dạng tin tức và phản ánh về hoạt động của các nhóm cơ quan quản lý TCC, thuộc "ngành dọc" của Bộ Tài chính từ cấp Trung ướng tới địa phương. Có thể thấy xu hướng này rất đậm nét trong chùm bài về hoạt động của Thuế nhà nước, Kho bạc Nhà nước và Dự trữ Nhà nước từ cấp trung ương, khu vực tới địa phương, được viết trải dài trong cả năm tờ báo này được khảo sát. Chỉ tỉnh riêng tháng 1 tới tháng 3 năm 2014, số bài thuộc cả ba nhóm thông tin này đã lên tới 20 trên tổng số 159 tin bài được khảo sát, chiếm 12.5% số bài. Ngoài ra, tỉ lệ tin tức về thành tích thu thuế ở địa phương, số liệu về số tiền thu thuế được đưa lên tờ báo này cũng chiếm khoảng 30% toàn bộ khối lượng thông tin.

Trong khi đó, báo Thanh niên chủ yếu tập trung vào phản ánh hai dạng thông tin chính: thời điểm áp dụng các chính sách mới về quản lý tài chính công, tình hình thực hiện các chính sách đó và các vướng mắc gặp phải khi triển khai chính sách trong cuộc sống. Trên báo này, các bài phản ánh góc độ tiêu cực, những điểm còn tồn tại, sự không phù hợp của chính sách khi đưa vào cuộc sống lại được quan tâm hơn hẳn. Đồng thời, các bài báo phản ánh những lãng phí trong sử dụng tài sản công, những tiêu cực diễn ra trong hoạt động của cơ quan công quyền về quản lý TCC lại được ưu tiên.

Điều này, cũng có thể được giải thích ở góc độ báo phục vụ ngành nào thì thường hay khen, ca ngợi, động viên các hoạt động của ngành đó. Còn báo

ngoài ngành thì có thể "rộng đường" hơn trong viết các bài phê phán, lột tả các góc độ tiêu cực của ngành khác thì được tạo điều kiện tốt hơn.

Đó cũng là một trong những băn khoăn mà Phó tổng biên tập Thời báo Tài chính Đỗ Hùng chia sẻ khi trao đổi trong cuộc phỏng vấn sâu với người làm đề tài này “Thời báo Tài chính Việt Nam với sứ mạng là cầu nối chuyển tải thông tin thời sự, là diễn đàn và kênh thông tin chính thống hàng đầu của ngành Tài chính chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế, tài chính đã tạo cho tờ báo một bản sắc riêng trong việc phản ánh những lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, vì vậy mọi thông tin trên tờ báo luôn tuân thủ và bảo đảm quan điểm chính thống của Ngành. Như vậy, các phóng viên khi tác nghiệp luôn phải tuân thủ nguyên tắc này trong thể hiện tác phẩm góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành Tài chính”

2.5.2. Các thể hiện các cấp độ thông tin khác nhau

Ngoài việc Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán chủ yếu tập trung các thông tin khoa học, bàn luận nghiên cứu sâu các vấn đề về khoa học quản lý TCC, Báo Thanh niên và Thời báo Tài chính Việt Nam cũng đi theo hai hướng khác nhau về định hướng DLXH. Trong khi Thời báo Tài chính chủ yếu phản ánh tin tức, các hoạt động của các đơn vị thực hiện quản lý tài chính các cấp, các con số thu chi, các quy định mới của về chính sách thu-chi NSNN, các quan điểm mới, các tranh luận và phản biện về quản lý TCC. Báo Thanh niên lại chúng trọng vào các thông tin dạng phản hồi chính sách cao hơn hẳn. Các thông tin trái chiều, tiêu cực của hoạt động quản lý TCC được dành nhiều "đất" hơn hẳn.

Hơn nữa, các loạt bài, các bài viết dạng bình luận, phân tích về quản lý TCC ở Thanh niên dù chưa nhiều cũng cao hơn hẳn trên Thời báo Tài chính. Các dạng bài viết phản ánh hoặc phỏng vấn chuyên gia, hoặc phóng sự về các vấn đề có liên quan tới quản lý TCC cũng nhiều hơn trên Thời báo Tài chính. Mặc dù không phải là một báo chuyên ngành nhưng với vị thế, số

lượng phát hành và đối tượng độc giả đông đảo, việc khai thác thông tin, đăng tải bài viết trên Thanh niên là năng động và sâu sắc hơn trên Thời báo Tài chính. Và dấu vết của ý đồ định hướng DLXH trên báo này cũng rõ rệt hơn trên tờ báo chuyên ngành về tài chính.

2.6. Một số quan điểm của người tham gia sáng tạo tác phẩm báo chí về quản lý tài chính công đối với hoạt động định hướng dư luận xã hội

Dưới góc độ của một Phó trưởng ban Biên tập của Thời báo Tài chính ông Đỗ Văn Hải đã nhấn mạnh tầm quan trọng của nhiệm vụ định hướng dư luận trên báo chí về tài chính, đặc biệt là đối với báo ngành của ngành tài chính Việt Nam. Hiểu và tuyên truyền về lĩnh vực tài chính nói chung và tài chính công nói riêng là một vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp. Làm được điều này đỏi hỏi người viết không chỉ nắm chắc phương pháp luận của truyền thông mà còn cần phải nắm chắc và hiểu đúng các khái niệm về tài chính và tài chính công.

Thực tiễn hoạt động báo chí, tài chính luôn là vấn đề nóng thu hút sự quan tâm của dư luận, báo chí. Có thể nói, hầu hết các tờ báo, tạp chí đều đã dành diện tích “đất” đáng kể để tuyên truyền về linh vực này. Điều này, không chỉ góp phần tạo bức tranh đầy đủ, sinh động về đời sống kinh tế - xã hội đất nước mà còn chuyển tải lượng thông tin, kiến thức tài chính, đặc biệt là về tài chính công đến đến với độc giả, giúp độc giả phần nào hiểu và định hình được hoạt động của lĩnh vực này.

Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy, công tác tuyên truyền về lĩnh vực tài chính công trên báo chí hiện nay ở nước ta cũng còn nhiều bất cập, dẫn đến người đọc chưa hiểu đầy đủ, đúng đắn về tài chính công. Trong đó, bất cập lớn nhất là từ chính người viết bài chưa hiểu đầy đủ, đủng đắn về tài chính chính công, do vậy các bài viết hầu hết mới chỉ dừng lại ở việc nhận định, phân tích khái thác qua báo cáo, hoặc mượn, góp ý kiến của các chuyên gia… đưa vào bài báo. Do đó, độc giả chỉ được tiếp nhận những thông tin, kiến thức chắp vá ngắt đoạn về kiến thức tài chính công. Đó là chưa kể đến

việc trích dẫn thông tin, khái niệm không đầy đủ dẫn đến người đọc hiểu sai lệch về tài chính công…

Do vậy, để hạn chế những bất cập này, đòi hỏi đặt ra đối với người làm công tác tuyên truyền là cần phải hiểu một cách căn bản, nắm chắc nội dung của tài chính công. Bởi, chỉ khi hiểu được bản chất của sự việc, người viết bài mới chuyển tài được đúng nội dung cần tuyên truyền đến công chúng.

Người viết bài tuyên truyền cần hiểu rằng, để nguồn lực tài chính công chảy đúng chỗ và quản lý được nguồn lực này thì Nhà nước có trách nhiệm thiết lập hàng rào pháp lý cho các thể chế tài chính lựa chọn đường hướng phát triển của mình sao cho phù hợp. Nhưng chính nhà nước cũng tham gia vào thị trường tài chính; và thậm chí tham gia một cách quyết liệt nhằm khẳng định quyền điều phối của mình. Nên làm cho ranh giới giữa quản lý nhà nước về tài chính với kinh doanh dịch vụ trên thị trường tài chính của nhà nước trở lên rất mong manh. Do vậy, ở các nước đã có nền kinh tế thị trường phát triển, nhìn nhận hệ thống tài chính quốc dân dưới giác độ quyền quản lý/sở hữu của các chủ thể đối với các quỹ tiền tệ; người ta chỉ đề cập đến tài chính của khu vực công và tài chính của khu vực tư.

Tuyên truyền về lĩnh vực tài chính công là vấn đề khó khăn và phức tạp, không chỉ đòi hỏi người viết phải nắm rõ bản chất, khái niệm mà còn phải đánh giá con số, sự vật, hiện tượng dưới các góc độ của các nguyên tắc tài chính như: Tôn trọng và thực thi đúng những chỉ tiêu thu, chi trong ngân sách của các cơ quan, đơn vị chấp hành ngân sách. Hiệu quả về sự tuân thủ còn thể hiện qua việc thu, chi ngân sách phải đúng pháp luật ngân sách; Tôn trọng những kết quả về mặt kinh tế như thể hiện qua chỉ số tăng trưởng, chỉ số thu nhập bình quân, năng suất của khu vực kinh tế nhà nước và các mặt tác động từ những hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng của nhà nước; Tôn trọng những kết quả mà ngân sách đạt được trong việc đảm bảo phúc lợi xã hội, hệ thống dịch vụ công cộng, giáo dục, y tế...; Tôn trọng kết quả về sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, đặc biệt là mối quan hệ giữa cơ quan đại diện (Quốc hội, Hội

đồng nhân dân) và cơ quan chấp hành (Chính phủ, Uỷ ban nhân dân) trong hoạt động ngân sách. Việc xây dựng cơ chế thông tin linh hoạt và kịp thời để điều hành ngân sách có ý nghĩa lớn trong việc đánh giá hiệu quả ngân sách.

Không chỉ đối với người làm báo thuộc lĩnh vực tài chính, những người làm báo theo dõi hoạt động tài chính thuộc các cơ quan báo chí khác cũng thể hiện rất rõ việc nhận thức về vai trò và hoạt động cụ thể của báo chí đối với nhiệm vụ định hướng DLXH về vấn đề quản lý TCC.

Theo đó, báo chí là công cụ của Đảng và Nhà nước, một trong những nhiệm vụ quan trọng của báo chí là định hướng dư luận. Vì thế bất kỳ người làm báo nào cũng phải quan tâm tới nhiệm vụ này của báo chí. Trong đó, mục tiêu chủ yếu của định hướng dư luận của báo chí là thực hiện nhiệm vụ do cơ quan chủ quản giao cho, làm cho người đọc hiểu rõ và hiểu đúng vấn đề, từ đó tạo sự đồng thuận của người đọc. Hơn nữa, cả ba đối tượng là: cơ quan chủ quản; tòa soạn và phóng viên đều phải có trách nhiệm trong định hướng dư luận. Ở báo Thanh niên, vì là tờ báo lớn và là nhật báo nên tại tờ báo chúng tôi, việc định hướng dư luận được đặc biệt quan tâm. Định hướng dư luận không có nghĩa là viết bài để hướng người đọc tới những cái không đúng mà là phân tích để người đọc hiểu đúng bản chất sự kiện. Việc định hướng dư luận không chỉ được thể hiện trong các bài viết mà còn được thể hiện ở việc đặt tít, việc lựa chong thông tin để đăng báo. Trong 3 đối tượng: Phóng viên, thư ký tòa soạn, ban biên tập thì thư ký tòa soạn, ban biên tập có vai trò quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dư luận xã hội về vấn đề tài chính công trên báo chí (Trang 78)