Tài chính công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dư luận xã hội về vấn đề tài chính công trên báo chí (Trang 34 - 38)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3. Tài chính công và quản lý tài chính công tại Việt Nam hiện nay

1.3.1. Tài chính công

Nhà nước là cần thiết và mọi quốc gia đều có Nhà nước. Nhà nước sẽ cung cấp những thứ mà người dân mong muốn như: Quốc phòng, an ninh, đối ngoại, các dịch vụ công cộng khác…Nhưng người dân chỉ có thể có được những thứ đó khi họ phải trả chi phí dịch vụ. Nhà nước không trực tiếp tạo ra của cải vật chất, Nhà nước phải dùng quyền lực (trước tiên là quyền lực chính trị) để có được một phần của cải xã hội, để duy trì sự tồn tại và vận hành của bộ máy Nhà nước, thực hiên các chức năng, nhiệm vụ của mình đối với xã hội. Trong điều kiện kinh tế - tiền tệ , nhà nước thâu tóm một phần của cải đó dưới các hình thức như thuế, công trái bằng tiền…Từ đó, xuất hiện khái niệm

tài chính công (Public Finance). Cùng với sự phát triển các chức năng của Nhà nước, tài chính công ngày càng trở lên cần thiết và quan trọng. Tài chính công được Nhà nước sử dụng như một trong những công cụ hữu hiệu để bảo đảm công bằng và ổn định kinh tế vĩ mô (đánh thuế người có thu nhập cao, chi tiêu tạo thêm công ăn việc làm cho người nghèo, chống lạm phát, thất nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái). Ở Việt Nam trong mấy chục năm nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung mang tính chất chỉ huy, người ta chỉ thấy nói đến tài chính nhà nước, mà không thấy nói đến tài chính công (Public Finance). Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, người ta thường dùng thuật ngữ “Tài chính công” mà ít dùng thuật ngữ “Tài chính Nhà nước”. Về phương diện lý luận và thực tiễn, tài chính công là một bộ phân của tài chính nhà nước (18, tr11-30).

Như trên đã đề cập, Nhà nước tất phải dựa vào quyền lực chính trị để chiếm hữu và chi phối một phần của cải xã hội, nhằm duy trì sự hoạt động của bộ máy của Nhà nước và phát triển xã hội. Tuy khách thể của phân phối là toàn bộ giá trị của cải xã hội, nhưng phần của nhà nươc thâu tóm chủ yếu nằm trong giá trị sản phẩm mới được tạo ra. Bởi vì, để cho xã hội tồn tại và phát triển, Nhà nước cần phải giải quyết mối quan hệ tồn tại này sao cho vừa bảo đảm lợi ích của cộng đồng (đại diện là Nhà nước), vừa đảm bảo lợi ích của Doanh nghiệp, hộ gia đình giúp cho họ không chỉ thực hiện tái sản xuất giản đơn, mà cả tái sản xuất mở rộng. Cùng với sự phát triển từ kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hóa, Nhà nước dùng quyền lực chính trị để phân phối một phần của cải xã hội về tay mình trải qua các hình thức lao dịch, hiện vật, tiền tệ (19, tr10-34).

Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của sản xuất và lưu thông hàng hóa, thuế bằng tiền (khi thiếu hụt thì dùng thêm công trái bằng tiền) dần dần trở thành hình thức thu chủ yếu, tạo lập quỹ tiền tệ để chi tiêu thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước. Ngày nay, Nhà nước vẫn còn thực hiện phân phối của cải về tay mình dưới hình thức ngày công lao động và hiện

vật, nhưng không phải là phổ biến nữa. Chúng đều được quy ra tiền và hạch toán vào quỹ bằng tiền của Nhà nước.

Tính chất và hình thức của quan hệ phân phối được quyết định bởi một phương thức sản xuất nhất định. Sự khác nhau về phương thức sản xuất quyết định các kiểu Nhà nước khác nhau. Việc chiếm hữu một phần của cải sản xuất để tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ của mình đã trải qua các thời kỳ nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ đó của các nhà nước cổ xưa phản ánh quan hệ bóc lột siêu kinh tế của giai cấp bóc lột đối với nhân dân lao động. Ngày nay, trong điều kiện kinh tế thị trường, việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước không chỉ mang tính giai cấp mà còn mang tính xã hội (tức là vì lợi ích cộng đồng).

Việc tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ thông qua quyền lực của Nhà nước (thu thuế, duy trì hoạt động quản lý nhà nước, xây dựng công trình công cộng…) đụng chạm sâu sắc đến lợi ích kinh tế xã hội giữa nhà nước (đại diện cho cộng đồng) và các chủ thể khác . Nhà nước thu chi đúng sẽ khuyến khích kinh tế phát triển, làm cho các vùng, các địa phương, các thành viên đều hưởng lợi, giảm bớt phân hóa giàu nghèo. Ngược lại, nhà nước thu chi không đúng có thể sẽ kìm hãm sản xuất, tăng phân hóa giàu nghèo giữa các vùng, các tầng lớp nhân dân, dẫn tới sẽ khoét sâu mâu thuẫn xã hội.

Như vậy có thể đưa ra khái miệm về tài chính công như sau:

TCC là sự tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của nhà nước bằng việc sử dụng quyền lực hợp pháp của Nhà nước (trước tiên là quyền lực chính trị) phân phối của cải xã hội (chủ yếu là sản phẩm mới được tạo ra) để thực hiện các chức năng kinh tế và xã hội của Nhà nước.

Nói một cách ngắn gọn: Tài chính công là những hoạt động thu chi bằng tiền của Nhà nước nhằm thực hiện những chức năng vốn có của nó trong việc cung cấp hàng hóa công cộng cho xã hội, không vì mục đích lợi nhuận.

Theo Cẩm nang thống kê tài chính Chính phủ (GFS) 2001 do Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) xây dựng, khái niệm tài chính công không trùng với khái niệm tài chính khu vực công. Khu vực công bao gồm khu vực Chính phủ nói chung và khu vực doanh nghiệp công.

Khu vực Chính phủ nói chung bao gồm chính quyền Trung ương, chính quyền Bang (nếu có), chính quyền đại phương. Thuật ngữ “khu vực chính phủ nói chung” ở đây được hiểu theo nghĩa rộng hơn thuật ngữ “Chính phủ” trong tiếng Việt. Khu vực Chính phủ nói chung có cả quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Các Doanh nghiệp công bao gồm doanh nghiệp công về tài chính và các doanh nghiệp công phi tài chính. Các doanh nghiệp công về tài chính gồm các doanh nghiệp về tiền tệ (Ngân hàng Trung ương cũng là môt doanh nghiệp công về tiền tệ) và các doanh nghiệp công về tài chính phi tiền tệ.

Tài chính công là tài chính của khu vực Chính phủ nói chung, không bao gồm tài chính của các Doanh nghiệp công.

Nhà nước dùng quyền lực chính trị hợp pháp của mình để phân phối của cải xã hội có thể thông qua việc xây dựng các văn bản về thuế, về chi tiêu và tổ chức thi hành những văn bản

Theo giáo trình Quản lý tài chính công, Nhà xuất bản Tài chính năm 2007, các bộ phận cấu thành của tài chính công bao gồm:

+ Ngân sách nhà nước: NSNN phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể trong xã hội, phát sinh khi nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia, theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp.

+ Các quỹ ngoài ngân sách nhà nước như: Quỹ Bảo hiểm xã hội, Quỹ Hỗ trợ tín dụng, Quỹ khuyến khích hỗ trợ xuất khẩu...Các quỹ tài chính này được quản lý thông qua các quy trình riêng biệt (khác với quy trình quản lý NSNN), qua đó tạo được sự linh hoạt trong quyết định chi tiêu của nhà nước, tránh được nguyên tắc quản lý cứng nhắc và khắt khe của NSNN.

+ Tài chính các cơ quan hành chính nhà nước: Các cơ quan hành chính nhà nước bao gồm ba cơ quan: lập pháp, hành pháp, tư pháp các cấp từ

trung ương tới địa phương. Tài chính để duy trì các cơ quan hành chính nhà nước như chi trả lương, mua sắm trang thiết bị văn phòng, chi các nghiệp vụ hành chính. Nguồn tài chính của các cơ quan hành chính nhà nước dược sự dụng tuân thủ theo các quy định của Luật NSNN, các văn bản đặc thù cho từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương.

+ Tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập: Đơn vị sự nghiệp nhà nước là đơn vị thực hiện việc cung cấp các dịch vụ công. Hoạt động của các đơn vị này không vì mục tiêu lợi nhuận mà chủ yếu mang tính chất phục vụ. Nguồn tài chính cho các đơn vị này hoạt động được lấy từ NSNN, từ một số nguồn thu khác có nguồn gốc từ NSNN, các khoản thu do đơn vị tự khai thác, các khoản thu từ quyên góp, biếu tặng. Nguôn tài chính của các đơn vị này sử dụng tuân theo luật NSNN và những văn bản quy định đối với từng loại hình đơn vị sự nghiệp nhà nước. (18, tr 26,27).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dư luận xã hội về vấn đề tài chính công trên báo chí (Trang 34 - 38)