Một số thành tựu cơ bản về giáo dục đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển giáo dục đại học từ năm 1996 đến năm 2005 (Trang 34 - 43)

Trong 5 năm 1996 - 2000, thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 toàn ngành giáo dục đã nỗ lực phấn đấu, quyết tâm đổi mới nhằm tạo chuyển biến rõ nét cả về quy mô, chất lượng, hiệu quả từng bước đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, đạt được những thành tựu sau:

Một là, quy mô giáo dục không ngừng tăng lên, mạng lưới trường lớp

được mở rộng.

Đầu năm 2000 - 2001, tổng số học sinh, sinh viên trong cả nước là gần 23 triệu, tăng khoảng 24% so với năm học 1995 - 1996. Trong đó sinh viên đại học, cao đẳng gần 1 triệu (con số chính xác là 974.000 so với năm học 1995 - 1996 là 414.000 tăng hơn gấp đôi). Số sinh viên đại học, cao đẳng tăng nhanh, gấp khoảng 2,3 lần.

Cùng với việc tăng quy mô, mạng lưới trường lớp và các loại hình đào tạo tiếp tục được củng cố, phát triển rộng khắp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân. Tính đến năm 2000, số trường đại học, cao đẳng là 153 trường. Mạng lưới các trường đại học, cao đẳng được sắp xếp hợp lý hơn. Hai Đại học Quốc gia được tổ chức lại, 3 đại học khu vực (Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng) tiếp tục được củng cố và phát triển; các trường đại học trọng điểm của các khối: sư phạm, công nghệ, nông nghiệp, kinh tế được tăng cường.

Biểu đồ 1.1: Số trường cao đẳng, đại học năm học 1995 - 1996 và 1999 - 2000 135 153 120 130 140 150 160 Năm 95-96 Năm 99- 00

Nguồn: Trung tâm Thông tin quản lý giáo dục, Văn phòng Bộ GD - ĐT. Hai là, chất lượng giáo dục đã có những chuyển biến tích cực, các hoạt

động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Hiện nay, đánh giá về chất lượng, hiệu quả giáo dục đại học trong xã hội còn có nhiều ý kiến khác nhau. Nhìn nhận một cách khách quan, trong 5 năm qua các trường đại học, cao đẳng đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm tạo điều kiện nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Đặc điểm nổi bật và rất cơ bản của sự nghiệp giáo dục đại học trong những năm qua là, mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong nội dung, phương pháp được giữ vững. Việc giáo dục lý tưởng XHCN và xây dựng nhân cách con người mới cho sinh viên luôn là mối quan tâm hàng đầu của cấp uỷ Đảng trong các trường đại học, cao đẳng. Theo điều tra chọn mẫu trong các năm 1999, 2001 thì số sinh viên tốt nghệp đại học, cao đẳng có hoạt động kinh tế chiếm 96%. Trong đó, tỷ lệ có việc làm là 94,61% và chưa có việc làm là 5,39%.

Chất lượng đào tạo một số ngành khoa học cơ bản và khoa học - công nghệ đã được nâng cao một bước. Công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ở các cơ sở giáo dục, trước hết là các trường đại học trong những năm qua đã đóng vai trò hết sức quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo. Trong 5 năm qua, các trường đại học đã thực hiện và triển khai có hiệu quả trên 49 đề án và dự án sản xuất thử, thuộc 10 chương trình cấp Nhà nước (gồm 2

chương trình khoa học xã hội nhân văn và 8 chương trình khoa học - công nghệ) cùng với 20 đề tài độc lập cấp Nhà nước khác. Hàng năm, thực hiện khoảng 220 nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản. Ngoài ra, các trường đại học còn triển khai trên 2000 đề tài nghiên cứu cấp Bộ và 40 dự án sản xuất thử. Hoạt động khoa học - công nghệ cũng góp phần cụ thể, thiết thực vào việc giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra, nâng cao vị thế của các trường đại học trong xã hội, xác lập những căn cứ khoa học, cơ sở lý luận cho việc đề ra các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Ba là, các điều kiện đảm bảo dạy và học có chất lượng, bao gồm đội ngũ

giáo viên, cơ sở vật chất kỹ thuật, trường lớp, thiết bị dạy học… không ngừng được củng cố, tăng cường và có nhiều chuyển biến tích cực

Tính đến năm học 1999 - 2000, tổng số giáo viên, giảng viên toàn ngành là 845.485, tăng 24% so với năm học 1995 - 1996. Trong đó, số giảng viên đại học, cao đẳng là 30.205, tăng 45%.

Biểu đồ 1.2: Số cán bộ giáo dục ở giáo dục đại học năm học 1995 - 1996 và 1999 - 2000 21142 30205 0 10000 20000 30000 40000 Năm 95-96 Năm 99- 00

Nguồn: Trung tâm Thông tin quản lý giáo dục, Văn phòng Bộ GD - ĐT

Về chất lượng đội ngũ, trong tổng số 30.205 giảng viên đại học và cao đẳng có 1569 giáo sư và phó giáo sư, 4.373 tiến sỹ và tiến sỹ khoa học, 5.477 thạc sỹ và 543 chuyên khoa cao cấp I + II.

Đến đầu năm 2000 - 2001, nhiều trường đại học, cao đẳng đã có trung tâm thư viện khang trang, hiện đại. Các trường đại học lớn như Đại học Bách Khoa,

Đại học Xây dựng, Đại học Đà Nẵng… đã xây dựng được thư viện điện tử, góp phần nâng cao chất lương rõ rệt trong học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Với quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính đã giúp Chính phủ tăng ngân sách cho giáo dục, bảo đảm yêu cầu định mức do Nghị quyết Trung ương 2 đề ra. Năm 1996 ngân sách Nhà nước cho giáo dục là 11%, thì đến năm 2000 con số này đã tăng lên 15%. Về con số tuyệt đối, phần ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục năm 2000 so với năm 1996 gấp 1,6 lần.

Biểu đồ 1.3: Ngân sách chi cho giáo dục và đào tạo trong 5 năm 1998 - 2000

(đơn vị: tỷ đồng) 9224 10230 10956 8000 8500 9000 9500 10000 10500 11000 11500 1998 1999 2000

Nguồn: Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ GD - ĐT

Mặc dù vậy, ngân sách nhà nước mới chỉ đáp ứng khoảng 70% nhu cầu tối thiểu của giáo dục, phần lớn ngân sách dùng để trả lương và các khoản phụ cấp theo lương (có nơi đến 90%). Trên thực tế, tổng vốn đầu tư cho giáo dục còn thấp và phương thức phân bổ cho giáo dục còn dàn trải, thiếu sự thống nhất quản lý và phối hợp giữa các dự án, do đó hiệu quả đầu tư chưa cao, các điều kiện phát triển giáo dục còn xa mới đạt được yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá.

Bốn là, chủ trương xã hội hoá giáo dục đang phát huy tác dụng và đã góp

phần quan trọng làm cho giáo dục thực sự trở thành sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân.

Đảng thực hiện phong trào học tập rộng rãi trong nhân dân. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, huy động sự tham gia tích cực của nhân dân cùng các tổ chức

kinh tế - xã hội, đa dạng hoá các loại hình trường lớp, bên cạnh các trường công lập cho phép mở các trường dân lập, bán công, tư thục. Các hình thức đào tạo từ xa qua các phương tiện đại chúng, qua mạng huy động và sử dụng mọi nguồn lực trong nhân dân để phát triển giáo dục.

Năm học 2000 - 2001, trong cả nước có 16 trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp ngoài công lập. Số lượng học sinh, sinh viên ngoài công lập ngày càng tăng chiếm 12,1% sinh viên đại học và cao đẳng. Số giảng viên ngoài công lập chiếm 7,2% giảng viên cao đẳng và 19,6% giảng viên đại học.

Đã có nhiều dự án trong và ngoài nước trực tiếp đầu tư hỗ trợ kỹ thuật cải cách hệ thống dạy nghề, xây dựng chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục - đào tạo cán bộ quản lý, giảng viên.

Năm là, công bằng xã hội trong giáo dục đã được quan tâm thực hiện. Các

trường đại học, cao đẳng và các địa phương đã có nhiều biện pháp trợ giúp tạo điều kiện học tập cho con em gia đình thuộc diện chính sách, con em đồng bào dân tộc và học sinh nghèo vượt khó.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước các trường đã nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về miễn giảm học phí, cấp học bổng cho sinh viên. Năm học 2000 - 2001, cả nước có 3.000 sinh viên là người dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 0,3% so với tổng số sinh viên. Các trường đại học, cao đẳng hàng năm đều thực hiện chế độ cử tuyển đối với sinh viên dân tộc thiểu số, thực hiện chế độ ưu tiên xét tuyển vào đại học, cao đẳng đối với thí sinh theo khu vực. Nhà nước thực hiện chế độ miễn giảm học phí, chế độ học bổng, trợ cấp xã hội đối với sinh viên dân tộc thiểu số, sinh viên vùng sâu, vùng xa, sinh viên thuộc diện chính sách, con em gia đình thương binh liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng, sinh viên nghèo vượt khó. Các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đã phối hợp xây dựng quỹ khuyến học nhằm giúp đỡ sinh viên nghèo tiếp tục học.

Sáu là, thực hiện chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ

giáo dục đã chủ động mở rộng quan hệ quốc tế, tranh thủ sự hỗ trợ của nhiều cơ sở giáo dục đại học, nghiên cứu khoa học nước ngoài và các tổ chức quốc tế.

Ngành giáo dục đã có quan hệ hợp tác với 69 nước, 19 tổ chức quốc tế và 70 tổ chức phi chính phủ. Quan hệ quốc tế mở rộng đã góp phần tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường, hiện đại hoá nội dung chương trình và phương pháp đào tạo, góp phần đào tạo cán bộ và nâng cao năng lực quản lý. Tranh thủ tối đa các nguồn tài trợ quốc tế: vốn viện trợ phát triển chính thức ODA, vốn vay Ngân hàng thế giới WB và Ngân hàng phát triển Châu Á ADB để xây dựng một số cơ sở đào tạo trọng điểm ở các bậc học và triển khai các dự án lớn của ngành như: dự án nâng cao năng lực đào tạo ở các trường đại học, đồng thời triển khai mạnh mẽ các đề án về đào tạo cán bộ khoa học - kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước… Sự mở rộng quan hệ trao đổi và hợp tác quốc tế đã tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi để trong những năm qua ngành có thể gửi số lượng lớn đi đào tạo và bồi dưỡng về những ngành nghề và lĩnh vực then chốt ở những nước có nền khoa học, công nghệ phát triển bằng nhiều con đường khác nhau (viện trợ song phương, ngân sách nhà nước, du học tự túc…). Đây có thể coi là một trong những lĩnh vực có nhiều kết quả nội trội trong những năm qua.

Mặc dù có nhiều cố gắng và đã đạt được một số kết quả nêu trên, song giáo dục đại học nước ta vẫn còn đang bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập, đồng thời đang đứng trước khó khăn thách thức cần phải vượt qua.

Một là, chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học còn thấp so với yêu cầu

phát triển đất nước, chưa tiếp cận được với trình độ và kết quả giáo dục ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường còn hạn chế về năng lực sáng tạo, về kỹ năng thực hành, về khả năng thích ứng nghề nghiệp. Nội dung, chương trình giáo dục còn thiên về lý thuyết, ít gắn với thực tế cuộc sống, thiếu tính liên thông giữa các cấp học, bậc học, các loại hình đào tạo. Phương pháp dạy và học còn lạc hậu, nặng về truyền thụ một chiều, ít phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, sinh viên. Giáo dục thể chất và giáo dục thẩm mỹ còn nặng về hình

thức, thiếu điều kiện thực hành nên ảnh hưởng đến mục tiêu giáo dục toàn diện. Việc giảng dạy các môn khoa học xã hội nhân văn, các môn khoa học Mác- Lênin cũng như công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức và nhân cách cho học sinh, sinh viên vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Tâm lý khoa cử còn nặng nề, các kỳ thi, nhất là kỳ thi tuyển sinh vẫn còn căng thẳng, tốn kém, dễ làm phát sinh tiêu cực.

Hai là, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu xã hội và cơ cấu vùng miền trong hệ

thống giáo dục còn chưa hợp lý.

Công tác chỉ đạo cũng như tâm lý xã hội vẫn còn nặng về đào tạo đại học, chưa chú trọng đúng mức đến đào tạo nghề, đặc biệt là nghề trình độ cao. Công tác dự báo, quy hoạch, định hướng ngành nghề đào tạo chưa tốt. Việc phân luồng sinh viên sau khi tốt nghiệp chậm triển khai, chưa có các giải pháp đủ mạnh và đồng bộ để thu hút thế hệ trẻ tham gia học tập.

Ba là, đội ngũ giảng viên còn nhiều bất cập về chất lượng, số lượng và

cơ cấu.

Tỷ lệ giảng viên đứng lớp tính chung trong cả nước đã tăng lên nhưng còn thấp so với quy định. Ở bậc đại học, phần đông giảng viên đã cao tuổi (tại những trường đại học có uy tín, 70 - 80% giảng viên cao tuổi). Nguy cơ hụt hẫng đội ngũ giảng viên đã được nói tới từ lâu nhưng chưa có giải pháp khắc phục. Vấn đề cần giải quyết là nguồn tuyển giảng viên không thiếu nhưng định biên chưa hợp lý. Tuy số giảng viên đạt chuẩn đào tạo tăng lên, nhưng trình độ tin học và ngoại ngữ của phần đông giảng viên còn yếu, phương pháp giảng dạy còn cũ kỹ. Một bộ phận giảng viên còn có biểu hiện chưa toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp GD - ĐT. Chất lượng đội ngũ giảng viên ở các vùng đặc biệt khó khăn và vùng dân tộc còn yếu. Một số trường đại học mở rộng quy mô quá khả năng đào tạo, khiến các giảng viên phải dạy quá nhiều, không còn thời gian tự học, tự bồi dưỡng, tham gia nghiên cứu và triển khai nghiên cứu khoa học. Số giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư chỉ chiếm 5,8% với tuổi bình quân khá cao (khoảng 56 tuổi).

Bốn là, cơ sở vật chất kỹ thuật (trường, lớp, thiết bị thí nghiệm và đồ dùng

dạy học) ở nhiều địa phương còn thiếu thốn.

Trang thiết bị, phòng thí nghiệm phục vụ giảng dạy và học tập mới chỉ đáp ứng 20% nhu cầu. Tình trạng dạy học chay còn phổ biến. Việc nối mạng Internet trong các trường học còn chưa đáng kể. Yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật vẫn đang là một thách thức lớn.

Năm là, công tác quản lý giáo dục còn nhiều yếu kém, bất cập.

Cơ chế quản lý giáo dục chậm đổi mới, bộ máy quản lý giáo dục còn nặng nề, kém hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới. Đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập về năng lực điều hành và tổ chức hoạt động. Tình trạng vi phạm kỷ cương, nề nếp, các biểu hiện thương mại hoá giáo dục vẫn chưa được ngăn chặn kịp thời. Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục còn chậm và chưa đồng bộ, dẫn đến tình trạng nhiều chủ trương đã được đưa ra nhưng còn thiếu chính sách và cơ sở pháp lý gây khó khăn khi tổ chức thực hiện. Công tác thanh tra giáo dục còn yếu và chưa được quan tâm đúng mức.

Những yếu kém đó trước hết là do, về mặt chủ quan là trình độ quản lý Nhà nước về giáo dục chưa theo kịp với thực tiễn và nhu cầu phát triển. Nền kinh tế đã chuyển sang cơ chế thị trường định hướng XHCN nhưng ngành giáo dục vẫn chưa thoát khỏi những quan niệm và cách làm của cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, chậm đề ra các định hướng chiến lược và chính sách vĩ mô đúng đắn để xử lý mối tương quan giữa quy mô, chất lượng và hiệu quả giáo dục. Nhiều vấn đề về lý luận phát triển giáo dục trong giai đoạn mới chưa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển giáo dục đại học từ năm 1996 đến năm 2005 (Trang 34 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)