Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển giáo dục đại học từ năm 1996 đến năm 2005 (Trang 56 - 66)

đẩy mạnh đa dạng hoá các loại hình trường lớp, hoàn thiện mô hình các loại trường học phù hợp với hoàn cảnh nước ta nhằm tạo cơ hội học tập tốt nhất cho mọi tầng lớp nhân dân có nhu cầu.

Huy động và tổ chức các lực lượng tham gia xây dựng môi trường giáo dục, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình giáo dục, đa dạng hoá các nguồn lực đầu tư cho giáo dục; nghiên cứu chính sách Nhà nước hỗ trợ trường ngoài công lập.

Hoàn thiện quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội đồng giáo dục các cấp, Hội Khuyến học, các loại hình trường ngoài công lập; chính sách về học phí, học bổng, quy định các khoản thu và sử dụng các khoản đóng góp của người học, các khoản hỗ trợ cho sinh viên.

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp nêu trên cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước về giáo dục.

Trên đây là những quan điểm cơ bản của Đảng ta về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục đại học nhằm đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH. Những quan điểm trên đồng thời cũng là định hướng phát triển giáo dục đại học trong những năm đầu thế kỷ XXI ở nước ta.

2.3. Quá trình chỉ đạo thực hiện phát triển giáo dục đại học trong những năm 2001-2005 những năm 2001-2005

2.3.1. Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển giáo dục giáo dục

Giáo dục luôn đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước. Trải qua những chặng đường lịch sử, giáo dục ngày càng khẳng định vị trí then chốt của mình. Để thực hiện chủ trương phát triển giáo dục của Đảng, theo sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, ngay từ những năm 1982 đến 1985 ngành giáo dục đã bắt đầu xây dựng chiến lược giáo dục. Lúc đó trong 22 nhóm xây dựng chiến lược cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội, các nhà giáo dục đã bắt tay

1986 bước vào thời kỳ đổi mới, đất nước đã chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN. Khi đó ngành giáo dục đang thực hiện Nghị quyết 14 của Ban chấp hành Trung ương khoá IV về cải cách giáo dục.

Ngày 25 - 3 - 1993, Bộ GD - ĐT thành lập Tổ Nghiên cứu Chiến lược phát triển giáo dục bao gồm một số cán bộ của Viện Nghiên cứu Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Vụ Kế hoạch - Tài chính và Văn phòng Bộ GD - ĐT. Tổ trưởng là Giáo sư Lê Thạc Cán - nguyên Viện trưởng của Viện. Sau 3 năm hoạt động của Tổ Nghiên cứu chiến lược phát triển giáo dục, ngày 02 - 03 - 1996, Bộ GD - ĐT đã giao nhiệm vụ nghiên cứu chiến lược phát triển giáo dục cho Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục (Quyết định số 762/GD - ĐT).

Ngày 28 - 6 - 1996, Bộ thành lập “Ban Nghiên cứu phát triển giáo dục” (Quyết định 2651/GD - ĐT) gồm 32 người do Bộ trưởng làm Trưởng ban và thành viên là lãnh đạo Bộ, lãnh đạo một số trường và công đoàn ngành giáo dục. Những dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục đã được trình Trung ương góp phần xây dựng nghị quyết Đại hội Đảng và các nghị quyết Hội nghị Trung ương liên quan đến giáo dục. Đặc biệt, dự thảo tháng 10 - 1996 trực tiếp góp phần xây dựng Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII về định hướng chiến lược phát triển giáo dục.

Để văn bản chiến lược có giá trị chỉ đạo cho sự phát triển ngành giáo dục trong một thời gian dài, cần tăng cường cơ sở lý luận cũng như thực tiễn của văn bản. Đáp ứng yêu cầu đó, ngày 8 - 7 - 1997, Chính phủ ra Quyết định 500/TTg về việc xây dựng chiến lược phát triển giáo dục. Quyết định nêu ra yêu cầu tổ chức, điều kiện xây dựng chiến lược giai đoạn mới. Quyết định cũng đề ra các bước triển khai trên nhiều mặt từ việc hình thành cơ cấu tổ chức chỉ đạo soạn thảo chiến lược cấp quốc gia và cấp ngành giáo dục cho đến việc xây dựng đề cương tổng thể triển khai hoạt động trong quá trình xây dựng văn bản chiến lược.

Thực hiện chủ trương của Đảng, theo quyết định của Chính phủ, Bộ GD - ĐT đã phối hợp với các Bộ, ngành, các địa phương tiến hành xây dựng chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 - 2010, tổ chức các đợt khảo sát thực tế, các hội nghị, hội thảo, các buổi làm việc lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo chiến lược. Ngày 29 - 12 - 1999, Hội đồng quốc gia giáo dục đã họp phiên thường kỳ để xem xét, thảo luận Dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 - 2010 do Bộ GD - ĐT trình. Tại phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, Chủ tịch Hội đồng, đã đề ra những việc Bộ GD - ĐT phải làm để tiếp tục hoàn chỉnh bản Dự thảo.

Ngày 18 - 5 - 2001, Hội đồng Quốc gia giáo dục đã họp để xem xét, thảo luận về Dự thảo. Ban soạn thảo đã căn cứ vào ý kiến kết luận của Thủ tướng tại phiên họp để hoàn chỉnh tất cả các phần của dự thảo, Văn phòng Hội đồng quốc gia giáo dục đã gửi đến các thành viên của Hội đồng để xin ý kiến đóng góp lần cuối trước khi trình Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Ngày 28 - 12 - 2001, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010” xác định rõ mục tiêu, giải pháp và các bước đi của nền giáo dục Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ XXI, nhằm thực hiện có hiệu quả chủ trương phát triển giáo dục của Đảng đã được đề ra ở các Đại hội VIII, IX.

Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 xác định mục tiêu, giải pháp và các bước đi theo phương châm đa dạng hoá, chuẩn hoá, hiện đại hoá, xây dựng một nền giáo dục có tính thực tiễn và hiệu quả cao, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, đưa nền giáo dục nước ta sớm tiến kịp các nước phát triển trong khu vực, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Bản Chiến lược cũng phân tích và nêu rõ những thành tựu và yếu kém của nền giáo dục Việt Nam trong 15 năm đầu đổi mới; phân tích bối cảnh, thời cơ và thách thức đối với ngành GD - ĐT trong những thập kỷ tới. Đưa ra các quan điểm chỉ đạo, các giải pháp phát triển giáo dục. Đề ra mục tiêu chung và

những mục tiêu cụ thể phát triển các cấp bậc học, trình độ và loại hình giáo dục đến năm 2010.

Mục tiêu cơ bản xác định trong Chiến lược:

Về giáo dục đại học và sau đại học: Đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trình độ cao của thời kỳ CNH, HĐH; xây dựng một hệ thống liên thông phù hợp với cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền của nhân lực và năng lực của các cơ sở đào tạo; Tỷ lệ sinh viên trên một vạn dân 200 vào năm 2010; Quy mô đào tạo thạc sỹ đạt 38.000 người, nghiên cứu sinh đạt 15.000 người vào năm 2010.

Về giáo dục thường xuyên: Xây dựng xã hội học tập, củng cố và nâng cao kết quả xoá mù chữ cho người lớn, đặc biệt ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa; thực hiện chủ trương phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010; phát triển các chương trình chuẩn hoá đội ngũ giảng viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức nhà nước từ Trung ương đến địa phương.

Việc thực hiện Chiến lược chia làm 2 giai đoạn tương ứng với 2 kế hoạch 5 năm.

Giai đoạn I từ năm 2001 đến năm 2005. Trọng tâm của giai đoạn này là tạo bước chuyển cơ bản về chất lượng giáo dục, đổi mới nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục xây dựng đội ngũ nhà giáo, đổi mới quản lý giáo dục, đẩy mạnh xã hội hoá, tạo cơ sở chắc chắn cho việc đạt tới mục tiêu Chiến lược trong giai đoạn hai. Thực hiện các giải pháp cấp bách chấn chỉnh và đổi mới công tác quản lý giáo dục, ngăn chặn và đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực, lập lại kỷ cương nề nếp, tạo môi trường giáo dục lành mạnh.

Giai đoạn II từ năm 2006 đến năm 2010: Trọng tâm của giai đoạn này là đẩy mạnh và nâng cao giáo dục để đạt được các mục tiêu chiến lược và các chỉ tiêu cụ thể, quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, chương trình dạy nghề, chương trình đào tạo nhân lực, chương trình bồi dưỡng nhân tài; thực hiện phát triển nền giáo dục dân tộc, hiện đại và đại chúng; bước đầu

xây dựng một xã hội học tập; đưa nền giáo dục nước ta sớm tiến kịp các nước phát triển trong khu vực.

Để đạt được các mục tiêu chiến lược, trong giai đoạn 2001 - 2005 đã triển khai thực hiện các nhóm giải pháp lớn như sau:

Một là, giải pháp đổi mới mục tiêu, chương trình giáo dục

Thực hiện việc chuẩn hoá chất lượng đào tạo, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã thành lập các Hội đồng tư vấn xây dựng chương trình khung giáo dục đại học, cao đẳng theo hướng hiện đại hoá nội dung chương trình giảng dạy, phấn đấu đạt chuẩn chất lượng đào tạo của một số nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Đến cuối năm 2005, trên cơ sở kết quả xây dựng và đề nghị của các Hội đồng tư vấn, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã ban hành được gần 107 khung chương trình giáo dục đại học và cao đẳng đang tiếp tục hoàn thiện 80 chương trình khung khác. Đây là cơ sở để các trường đại học, cao đẳng xây dựng chương trình giáo dục cho các ngành đào tạo của trường.

Song song với công tác chuẩn hoá chương trình đào tạo, Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng đã chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng xây dựng mới giáo trình, tài liệu học tập theo hướng cập nhật kiến thức hiện đại, tiên tiến, có khả năng áp dụng vào thực tiễn Việt Nam. Đồng thời với việc chuẩn hoá chương trình đào tạo, các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng và sau đại học đã chú trọng đến phát triển các điều kiện đảm bảo chất lượng như: kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy - nghiên cứu khoa học; đội ngũ giảng viên; chương trình đào tạo; giáo trình, bài giảng, đề cương chi tiết môn học và tài liệu tham khảo; trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy như máy vi tính, phòng lab, projectors, các phần mềm, phòng thực hành.

Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định chương trình, khung chương trình cho từng ngành đào tạo đối với trình độ cao đẳng, đại học. Vấn đề cấp thiết hiện nay là cần có kinh phí để xây dựng các chương trình khung còn lại và tổ chức tập huấn triển khai xây dựng chương trình đào tạo từ các chương trình khung cho các cơ sở đào tạo; xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm làm chuẩn

kiến thức cho các môn học và là công cụ để đổi mới dạy, học và quản lý chất lượng, cũng như tổ chức tập huấn phương pháp giảng dạy mới theo phương pháp sư phạm tích cực, lấy người học làm trung tâm.

Thực hiện chỉ đạo của của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1269/CP-KG ngày 6/9/2004 thuộc các khối khoa học tự nhiên, quản lý kinh tế và kỹ thuật - công nghệ, cùng với việc chuẩn hoá chương trình, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã chỉ đạo các trường đại học trọng điểm triển khai tổ chức đào tạo thí điểm chương trình, giáo trình của các trường tiên tiến. Đến nay đã có 14 trường đại học đăng ký triển khai chương trình đào tạo theo các chương trình, giáo trình tiên tiến.

Hai là, giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp giáo dục

Trong những năm qua, đội ngũ nhà giáo ở các cấp học, bậc học tiếp tục được phát triển. Đến tháng 5/2005 cả nước có khoảng 979.000 nhà giáo trong đó có khoảng 47.646 giảng viên cao đẳng, đại học.

Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm của Đảng, sự đầu tư và chính sách của Nhà nước, đội ngũ nhà giáo được tăng cả về số lượng và chất lượng. Nhìn chung, hầu hết nhà giáo có ý thức chính trị và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, giữ gìn nhân cách, sống gương mẫu, lành mạnh. Đại đa số nhà giáo được đào tạo trình độ chuẩn, bước đầu tiếp cận được yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục.

Hệ thống các trường sư phạm kỹ thuật đã được quan tâm đầu tư, một số trường cao đẳng sư phạm kỹ thuật đã và đang tiếp tục được đầu tư để nâng cấp lên thành trường đại học sư phạm kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Số lượng GS, PGS trong các trường đại học, cao đẳng chỉ chiếm khoảng 30% tổng số GS, PGS trong cả nước. Phần lớn giáo viên cốt cán, chuyên gia đầu ngành đã cao tuổi, nguy cơ hụt hẫng đội ngũ vẫn chưa có biện pháp khắc phục một cách cơ bản. Tỷ lệ giảng viên trong các trường CĐ, ĐH

có trình độ tiến sỹ trở lên có xu hướng giảm xuống vì quy mô giảng viên tăng, ngoài ra số giảng viên có trình độ tiến sỹ trở lên ở phần lớn các trường có độ tuổi trung bình cao và đến tuổi nghỉ hưu, dẫn đến tình trạng thiếu hụt cán bộ đầu ngành. Như vậy để đạt được mục tiêu chiến lược (25% giảng viên có trình độ tiến sỹ vào năm 2010 - gần gấp đôi tỷ lệ hiện có) cần thiết phải có giải pháp đột phá mới có thể thực hiện được. Tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sỹ đã tăng lên đáng kể (trung bình mỗi năm tăng 1,43%). Tuy nhiên, nếu với giả thiết tốc độ tăng bình quân năm không đổi, không có những tác động đột biến thì đến năm 2010 chúng ta cũng chỉ mới đạt được khoảng 37,9% (chỉ tiêu của chiến lược là 40% năm 2010).

Ba là, giải pháp thực hiện đổi mới quản lý giáo dục Hoàn thiện môi trường pháp lý

Để hoàn thiện môi trường pháp lý cho các hoạt động triển khai thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 trong 5 năm qua (Chính phủ đã ban hành 332 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có 14 văn bản do Chính phủ ban hành, 84 văn bản do Thủ tướng Chính phủ ban hành và 234 văn bản do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành hoặc phối hợp với các Bộ, ngành ban hành dưới dạng văn bản liên bộ. Đặc biệt dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan soạn thảo Luật Giáo dục (sửa đổi). được Quốc hội thông qua tại kỳ họp lần thứ VII vào tháng 7/2005. Luật Giáo dục 2005 đã thể hiện những đổi mới bước đầu về tư duy và cách làm giáo dục nổi bật là hệ thống giáo dục hoàn chỉnh hơn, điều kiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả được tăng cường, cơ hội học tập cho mọi người được mở rộng, quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của nhà trường tăng lên, vai trò của giáo dục nhà trường được nâng cao, quan hệ gia đình - nhà trường - xã hội được thắt chặt; phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục rõ ràng hơn.

Từ tháng 6/2000 thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, các trường tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, cấp phát và sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Nhiều văn bản pháp quy đã được ban hành làm cơ sở cho công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển giáo dục đại học từ năm 1996 đến năm 2005 (Trang 56 - 66)