Yêu cầu mới đối với giáo dục đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển giáo dục đại học từ năm 1996 đến năm 2005 (Trang 43 - 48)

Trong những năm đầu thế kỷ XXI, trên thế giới đang tiếp tục diễn ra cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, sự chuyển biến từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức.

Sự ra đời của các công nghệ cao đã giúp các nước phát triển tái CNH và giúp các nước đang phát triển rút ngắn con đường CNH, làm thay đổi cơ cấu công nghiệp nhiều nước. Thế giới bước sang kỷ nguyên của xã hội thông tin. Cách mạng thông tin đã thúc đẩy sự ra đời của nền kinh tế tri thức. Trong bối cảnh đó, nguồn nhân lực có chất lượng cao về trí tuệ và kỹ năng đã trở thành lợi thế quyết định đối với mỗi quốc gia. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng những đòi hỏi này trở thành quốc sách hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. GD - ĐT cung cấp nguồn nhân lực và nhân tài cho sự phát triển khoa học - công nghệ, cho sự hình thành và phát triển của xã hội thông tin và tạo nguồn trí lực cho nền kinh tế tri thức và sự phát triển khoa học - công nghệ cũng tạo ra phương tiện mới giúp cho quá trình giáo dục hiệu quả hơn. Trong hợp tác và cạnh tranh kinh tế, thương mại và khoa học - công nghệ, giáo dục trở thành bí quyết thành công của mỗi quốc gia.

Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan, vừa là quá trình hợp tác để phát triển vừa là quá trình đấu tranh của các nước để bảo vệ lợi ích quốc gia. Xu thế toàn cầu hoá làm nảy sinh sự hội nhập của các nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế thế giới, sư ra đời của các tổ chức quốc tế.

Hội nhập văn hoá là một xu thế tất yếu, buộc các quốc gia phải giải quyết mối quan hệ giữa bản sắc văn hoá dân tộc và sự hội nhập văn hoá, bảo tồn và phát triển những đặc trưng của văn hoá dân tộc và đồng thời tiếp nhận có chọn lọc nền văn hoá của các quốc gia khác. Hệ thống giáo dục có vai trò

bảo tồn nền văn hoá dân tộc, tạo cơ sở để giao lưu, hợp tác và duy trì an ninh văn hoá.

Sự phát triển khoa học - công nghệ đã làm thay đổi cơ cấu ngành nghề trong nền kinh tế, cơ cấu ngành nghề của nhân lực lao động trong xã hội, đòi hỏi GD - ĐT điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và cơ cấu trình độ đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế. Việc thay đổi cơ cấu ngành nghề và trình độ của nhân lực lao động trong xã hội nảy sinh nhu cầu lớn của người lao động được bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề nghiệp và đào tạo lại để chuyển đổi vị trí làm việc cũng như nghề nghiệp.

Đáp ứng nhu cầu của xã hội, các hình thức GD - ĐT đã thay đổi theo hướng mở, thành phần giáo dục phi chính quy, theo hướng thường xuyên, suốt đời ngày càng mở rộng và phát triển dễ dàng. Công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin, đã góp phần phát triển mạnh phương thức giáo dục từ xa. Sự xuất hiện các ngành công nghiệp mới, các khu công nghiệp và kinh tế mới đòi hỏi phân bố lại một cách thích hợp mạng lưới các trường lớp, kể cả các cơ sở đào tạo chất lượng cao.

Phương thức quản lý GD - ĐT cũng chuyển biến từ tập trung sang phân cấp thích hợp và mở rộng thành phần quản lý các cơ sở GD - ĐT không thuộc khu vực Nhà nước. Nội dung GD - ĐT được cải tiến theo hướng hiện đại. Phương pháp đào tạo đã thay đổi theo hướng đòi hỏi người học ngày càng chủ động tự giác hơn. Việc đưa công nghệ thông tin đa phương tiện vào GD - ĐT đem lại những thay đổi mang tính cách mạng không những trong phương pháp dạy học mà còn trong việc quản lý hệ thống giáo dục và quản lý chất lượng đào tạo.

Bối cảnh trên tạo nên những thay đổi sâu sắc trong giáo dục, từ quan niệm về chất lượng giáo dục, xây dựng nhân cách người học đến cách tổ chức quá trình và hệ thống giáo dục. Nhà trường từ chỗ khép kín chuyển sang mở cửa rộng rãi, đối thoại với xã hội và gắn với xã hội, gắn bó chặt chẽ với

nghiên cứu khoa học và ứng dụng; đầu tư cho giáo dục từ chỗ được xem là phúc lợi xã hội nay được xem như đầu tư cho phát triển.

Vì vậy, các quốc gia đều nhận thức được vai trò và vị trí hàng đầu của giáo dục và đã tiến hành đổi mới giáo dục, đáp ứng được một cách năng động hơn, hiệu quả hơn, trực tiếp hơn những nhu cầu của sự phát triển đất nước. Đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu, từ quan niệm về chất lượng giáo dục, xây dựng nhân cách người học đến cách tổ chức quá trình và hệ thống giáo dục.

Ở Việt Nam, những năm đầu thế kỷ XXI, tình hình chính trị của đất nước tiếp tục ổn định, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc được tăng cường, quan hệ quốc tế không ngừng được mở rộng, an ninh quốc phòng được giữ vững, cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực, nền kinh tế đã bắt đầu lấy lại được nhịp độ tăng trưởng khá, tạo đà phát triển trong những năm tiếp theo. Tuy vậy, trình độ phát triển kinh tế của nước ta còn thấp; chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn kém, quy mô sản xuất nhỏ bé, các cân đối nguồn lực còn hạn hẹp; mức thu nhập và tiêu dùng của dân cư thấp chưa đủ tạo sức bật mới đối với sản xuất và phát triển thị trường. Lĩnh vực xã hội tồn tại nhiều vấn đề bức xúc. Cải cách hành chính còn chậm [22, tr.260].

Bên cạnh đó chúng ta còn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức mới phát sinh như các dịch bệnh (dịch SARS và dịch cúm gia cầm). Thiên tai và những biến động phức tạp về thời tiết và khí hậu. Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước đã vượt qua khó khăn, thử thách đạt được những thành tựu đáng khích lệ.

Chất lượng nguồn nhân lực có bước chuyển biến, khoa học - công nghệ có bước tiến bộ. Quy mô giáo dục đại học, cao đẳng, TCCN và dạy nghề tiếp tục tăng với tốc độ cao. Hệ thống các trường sư phạm tiếp tục được mở rộng. Đầu tư cho sự nghiệp GD - ĐT tăng, cơ sở vật chất được cải thiện. Khoa học - công nghệ bước đầu được nâng cao. Tiềm lực và trình độ khoa học - công nghệ trong nước đã có bước phát triển đáng kể.

Tuy nhiên, về lĩnh vực văn hoá - xã hội cũng còn những yếu kém, khuyết điểm đã ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc triển khai thực hiện chiến lược phát triển giáo dục. Đó là: cơ chế chính sách về văn hoá - xã hội chậm được đổi mới và cụ thể hoá; nhiều vấn đề bức xúc và phức tạp chưa được giải quyết tốt. Kết quả xoá đói giảm nghèo chưa vững chắc; vấn đề việc làm còn căng thẳng. Nhiều vấn đề xã hội quan trọng (xã hội hoá giáo dục, y tế, văn hoá, phân hoá giàu nghèo, tín ngưỡng, mê tín) chưa được nghiên cứu chu đáo. GD - ĐT chất lượng thấp, cơ cấu còn bất hợp lý, chưa đáp ứng tốt nhu cầu đào tạo nhân lực, nhân tài. Cơ chế quản lý khoa học - công nghệ chậm đổi mới. Quản lý Nhà nước đối với một số lĩnh vực y tế (dược, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường…) còn buông lỏng. Môi trường sinh thái ô nhiễm nặng; tài nguyên không được quản lý tốt, bị khai thác bừa bãi và sử dụng lãng phí. Tội phạm và một số tệ nạn xã hội có mặt gia tăng. Nạn tham nhũng, lãng phí rất nghiêm trọng. Tai nạn giao thông không giảm. Trong khi đó, yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, phát triển kinh tế tri thức, tích cực chủ động và hội nhập kinh tế quốc tế với khu vực và thế giới đòi hỏi phải tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tình hình trên yêu cầu giáo dục đại học phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Trong thời đại mới, yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH, rút ngắn, đi tắt đón đầu và đi vào kinh tế tri thức, hội nhập kinh tế toàn cầu đòi hỏi phải có nhiều nỗ lực to lớn hơn nữa tập trung vào mục tiêu chủ yếu đã nêu trong nghị quyết là: “Thực hiện giáo dục toàn diện đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục ở tất cả các bậc học. Hết sức coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành” [21, tr.33].

Vấn đề bức xúc nhất trong giáo dục của nước ta hiện nay là chất lượng giáo dục toàn diện, trước hết là chất lượng giáo dục chính trị, lý tưởng, đạo đức và lối sống, đặc biệt ở bậc cao đẳng, đại học. Chất lượng giáo dục, giảng dạy của giảng viên, học tập của sinh viên, nhất là ở bậc đại học, nhìn chung

còn thấp so với mục tiêu giáo dục, với yêu cầu nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và với trình độ của các nước trong khu vực có mặt còn sút kém. Nội dung, phương pháp dạy học đại học chưa đáp ứng tốt yêu cầu chuẩn bị nhân lực cho CNH rút ngắn và trình độ chưa theo kịp phát triển KH - CN hiện đại.

Quy mô phát triển của giáo dục đại học chưa gắn với đảm bảo chất lượng, vượt quá khả năng, điều kiện đảm bảo chất lượng, Cơ cấu giáo dục vẫn còn mất cân đối giữa đào tạo nghề với đại học, giữa các ngành nghề ngay trong từng bậc học, giữa các vùng theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Quản lý nhà nước về giáo dục còn yếu kém, lúng túng trước yêu cầu mới, thiếu tầm nhìn và giải pháp chiến lược, nặng về chỉ đạo nghiệp vụ cụ thể, khoa học giáo dục chưa theo kịp thực tiễn, thường xuyên chỉ đạo sát sao việc thực hiện các nguyên lý giáo dục và các tư tưởng chỉ đạo phát triển giáo dục do Nghị quyết Trung ương đề nêu ra. Nhiều hiện tượng tiêu cực trong nhà trường chậm được khắc phục. Nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học còn lạc hậu, thi cử còn nặng nề, còn chịu nhiều áp lực của tâm lý khoa cử. Sự phối hợp giữa các ngành trong việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch, dự án trong giáo dục chậm được cải tiến. Đào tạo còn chạy theo nhu cầu tự phát của người học và gia đình, chưa gắn với sử dụng. Chính sách tuyển dụng và sử dụng sinh viên tốt nghiệp còn chưa hợp lý, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng và hiệu quả giáo dục. Mức đóng góp học phí còn nặng tính bình quân, một mặt chưa phù hợp với thu nhập của phần lớn dân cư, mặt khác lại không đủ chi cho các yêu cầu đảm bảo chất lượng. Chưa có chính sách đồng bộ đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục. Cơ cấu bộ máy và cơ chế quản lý giáo dục chưa hợp lý, trình độ và phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục còn nhiều bất cập.

Đội ngũ nhà giáo không đồng bộ, vừa thiếu vừa thừa, một bộ phận chưa đạt chuẩn đào tạo, một số có biểu hiện thiếu năng lực giảng dạy và tinh thần trách nhiệm; tác động tiêu cực của cơ chế thị trường đã làm xói mòn phẩm chất

của một số nhà giáo, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của người thầy trong xã hội. Nhiều trường, nhiều nhà giáo chưa tích cực chủ động tham gia đổi mới phương pháp, nội dung, chưa thường xuyên chỉ đạo thực hiện nguyên lý giáo dục gắn với học hành, nhà trường với xã hội, gắn giáo dục với sản xuất phục vụ đắc lực phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương và trong cả nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển giáo dục đại học từ năm 1996 đến năm 2005 (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)