Nguyên nhân Iraq thất bại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc chiến tranh vùng vịnh năm 1991 và những bài học chủ yếu (Trang 81)

3 .1Đánh giá chung

3.1.1 Nguyên nhân Iraq thất bại

3.1.1.1 Chếđộđộc tài ca Saddam Hussein

Saddam Hussein sinh ngày 28-4-1937 tại Takriti, trên bờ sông Tigre, cách Baghdad vài km về phía Bắc, là con một gia đình nông dân nghèo. Cha ông chết đúng vào lúc ông sắp ra đời. Cậu ông – Phairallah Tolfah, sĩ quan trong quân đội thường trực sau trở thành Thống đốc Baghdad và là bố vợ ông – đã nuôi nấng và dạy dỗ ông. Cậu ông đã tham gia khởi nghĩa chống người Anh năm 1941, bị trục xuất khỏi quân đội và phải chịu đủ thứ sỉ nhục. Gia đình Saddam Hussein cảm thấy vô cùng tủi nhục, nên mãi đến năm lên chín ông mới bắt đầu đi học. Trong thực tế, ông sống trọn cuộc đời niên thiếu ở Takriti, trong một môi trường gia đình khắc khổ, rất sùng đạo và tôn trọng phong tục tập quán. Nhưng tại Baghdad, nơi đây ông tiếp tục theo học trường trung học, ngay từ tuổi 18 ông đã hoạt động tích cực cho chi bộ Đảng BAATH ở Iraq.

Người ta còn nhớ rằng, Đảng BAATH đã được Michel Aflak sáng lập năm 1940 ở Syria. Theo tiếng Arab, “BAATH” có nghĩa là “Phục hưng”. Đảng tự đề ra cho mình sứ mệnh “đảo lộn hoàn toàn” các cơ cấu hiện có,, cái cơ cấu “giả tạo và tùy tiện, con đẻ của chủ nghĩa thực dân”, thống nhất các “dân tộc

Arab”, mà các nước chỉ là những “vùng” của dân tộc này. Triết lý ấy theo đuổi Saddam Hussein trong suốt cuộc đời ông.

Ông đã có một cuộc đời sóng gió. Trước khi trở thành Tổng thống, ông đã cho thấy những nét tàn bạo của mình. Ông chủ tọa những phiên xử được sắp đặt trước, xử tử hàng mấy trăm người được gọi là gián điệp. Khi trở thành Tổng thống năm 1979, ông đã loại trừ cả nhiều đồng sự cũ ra khỏi Chính phủ. Các quan sát viên nhận xét là dưới thời Saddam Hussein, có một bầu không khí khủng bố. Chỉ cần phỉ báng một hình ảnh của Tổng thống cũng có thể bị tử hình. Nhưng ông vẫn tìm cách lôi cuốn phần lớn dân chúng Iraq đứng đằng sau ông, kêu gọi lòng ái quốc của họ và dùng khoản dự trữ dầu mỏ khổng lồ của Iraq để duy trì mức sinh hoạt. Năm 1980, Saddam Hussein phạm sai lầm có lẽ nghiêm trọng nhất của ông khi ông xâm lược Iran, một nước kình địch lâu đời. Không những đã không khuất phục được chế độ theo Hồi giáo ở Tehran trong vòng vài tháng như ông đã quả quyết, mà cuộc chiến tranh kéo dài tới 8 năm đã để lại cho Iraq chẳng có gì ngoài mấy trăm ngàn người chết và mang một món nợ khổng lồ 80 tỷ USD, đất nước ở bên bờ phá sản. Tuy vậy, Saddam Hussein không hề giảm bớt tham vọng của mình.

Năm 1988, ông mở một cuộc tiến công vào nhóm thiểu số người Kurd ở Iraq đứng về phe Iran trong thời kỳ chiến tranh, và dùng vũ khí hóa học để tàn sát khoảng 5.000 thường dân. Chính tham vọng muốn làm bá chủ khu vực đã đẩy Saddam Hussein đi đến một quyết định sai lầm tiếp theo là xâm lược Kuwait. Như vậy, Saddam Hussein có tư tưởng muốn biến Iraq thành một nước có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh, một cường quốc khu vực có khả năng chi phối vùng Vịnh và các nước Arab. Tư tưởng đó thể hiện trong cả lời nói lẫn hành động hiếu chiến của Tổng thống Saddam Hussein. Ông cũng đã cho thấy sự coi thường dư luận quốc tế, khi ông ra lệnh hành quyết P. Bardob, một ký giả làm việc ở London. Tiếp sau đó, ông đe dọa sẽ đốt nửa Israel ra tro, một lời đe

dọa chẳng úp mở gì là ông sẽ dùng tới vũ khí hóa học. Trong khi kinh tế đất nước đình đốn, đời sống nhân dân khó khăn thì vị Tổng thống này vẫn sở hữu một khối lượng tài sản lên tới hàng tỷ USD được cất giữ ở các ngân hàng Thụy Sỹ. Ông tự sắm cho mình du thuyền trị giá khoảng 200 triệu USD… Mặc dù không thể phủ nhận những thành tích mà Tổng thống Saddam Hussein đã mang lại cho nhân dân Iraq nhưng những quyết sách của ông không những đã làm xóa sạch những thành tích đó, mà còn đẩy Iraq bị tụt hậu mấy chục năm, nhân dân oán hờn nhà độc tài.

3.1.1.2 Nhng sai lm ca Iraq (Saddam Hussein)

Như ta thấy, việc Saddam Hussein đem quân xâm lược Kuwait là cớ để Mỹ và liên quân can thiệp bằng hành động quân sự, dẫn đến kết quả là Mỹ và liên quân thắng trận, còn Iraq thì bại trận thảm hại. Vậy Iraq đã phạm những sai lầm gì để dẫn đến thất bại đó?

Sai lầm (hay đúng hơn là sai trái) đầu tiên của Saddam là tiến công xâm chiếm Kuwait . Đây là sai lầm lớn nhất trong các sai lầm của Iraq, đi ngược với xu thế của thời đại và tâm lý của cộng đồng quốc tế ngày nay là phản đối xâm lược. Sai lầm này làm cho nhiều nước trên thế giới dù có tâm lý căm ghét Mỹ, quý trọng Iraq cũng đều không thể đồng tình vì Iraq đã vi phạm một trong những nguyên tắc cơ bản nhất được Hiến chương LHQ khẳng định là tôn trọng và bảo đảm sự bình đẳng về chủ quyền quốc gia, không một quốc gia nào được can thiệp hoặc khống chế, xâm phạm chủ quyền của một quốc gia độc lập khác.

Sai lầm thứ hai là Iraq đã đánh giá sai bối cảnh quốc tế và Trung Đông. Saddam Hussein tính toán rằng có thể giương ngọn cờ chống Mỹ và Israel là có thể tập hợp được lực lượng ủng hộ Iraq, che lấp hành động chiếm đóng Kuwait. Nhưng bối cảnh quốc tế đã thay đổi, lực lượng chống đế quốc Mỹ trước đây do các nước xã hội chủ nghĩa làm nòng cốt, nay nhiều nước xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ. Sau khi Iraq chiếm Kuwait, sự phân bố lực lượng ở Trung Đông có thay đổi.

Chỉ có Palestine, Jordan, Yemen là ủng hộ Iraq. Còn các nước Ai cập, Syri, Saudi Arabia, Bahrein, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất, Oman, Qatar đều ủng hộ Mỹ. Các nước khác như Libya, Algieria, Tuynidi, Maroc, Moritania phản đối Mỹ đem quân chống Iraq nhưng cũng phản đối Iraq chiếm đóng Kuwait.

Bối cảnh quốc tế như vậy làm cho Iraq ở vào tình thế hoàn toàn bất lợi. Dù Iraq đã gắn việc rút quân ra khỏi Kuwait với việc giải quyết vấn đề Palestine và Israel rút khỏi các vùng đất chiếm đóng, cũng không tranh thủ được tất cả các nước Arab. Vì ủng hộ yêu sách này của Iraq cũng tức là đồng tình với việc Iraq chiếm đóng lâu dài Kuwait.

Sai lầm thứ ba là Saddam mắc mưu Mỹ. Trước khi đem quân chiếm đóng Kuwait, Tổng thống Saddam Hussein đã gặp bà April Glaspie, đại sứ Mỹ ở Baghdad để thăm dò thái độ. Bà đại sứ Mỹ nói rằng: “Việc xác định biên giới, lãnh thổ của hai nước là do hai nước giải quyết”. Và vì vậy, Saddam tin rằng Mỹ sẽ không can thiệp nếu Iraq tấn công Kuwait. Sự thật là Tổng thống Mỹ Bush đang muốn có cái cớ để can thiệp vào vùng này, nhằm lật đổ Hussein, đánh sập tiềm lực quân sự của Iraq. Mỹ cho rằng Iraq đã có thể chế tạo vũ khí hạt nhân, hóa học và có tên lửa tầm xa, lại có khuynh hướng chống Mỹ nên là “cái gai” trước mắt cần phải nhổ bỏ.

Tổng thống Hussein lại cho rằng Mỹ khó mà phát động cuộc chiến tranh ở vùng Vịnh vì đã có bài học Việt Nam, và nếu tiến hành chiến tranh, Mỹ sẽ bị sa lầy, bị thế giới Hồi giáo làm cho điêu đứng. Nếu kéo cả Israel tham chiến, thì cả khu vực Trung Đông trở thành lò lửa chiến tranh có tầm vóc thế giới. Nhưng quyền chủ động về chiến lược lại thuộc về Mỹ, Tổng thống Bush đồng thời triển khai ba mặt hoạt động:

- Hoạt động ngoại giao để tập hợp lực lượng, tranh thủ sự đồng tình của Liên Xô, Trung Quốc và một số nước Arab, cô lập Iraq và thực hiện nghi binh đánh lừa Hussein.

- Thực hiện bao vây, cấm vận về kinh tế.

- Ráo riết chuẩn bị chiến tranh, trong 5 tháng đã hoàn thành việc tập kết hơn 70 vạn quân và đảm bảo hậu cần, kỹ thuật, chuẩn bị bàn đạp tiến công. Hoạt động quân sự lúc đầu nhằm thực hiện răn đe, nhưng khi đã chuẩn bị xong và đủ đảm bảo thắng lợi, Mỹ kiên quyết thực hiện chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh nhằm đánh sập tiềm lực quân sự, kinh tế của Iraq.

Sai lầm thứ tư của Iraq là sai lầm trong điều hành chiến tranh. Là một nước có tiềm lực quân sự mạnh ở Trung Đông nhưng Iraq đã tổ chức phòng ngự một cách tiêu cực, quá tin vào các hầm ngầm, các bãi mìn, biện pháp đổ dầu và phá các giếng dầu…Có thể nói trong quá trình cuộc chiến, do chiến lược phòng ngự thụ động như vậy, Iraq luôn ở vào thế bị động. Mặt khác, phía Iraq phán đoán sai hướng tiến công chủ yếu của quân Mỹ, cho rằng nó sẽ là cuộc tiến công từ hướng biển nhưng sự thật hướng tiến công chủ yếu lại là hướng trên bộ ở phía Tây. Bên cạnh đó, Bộ tổng tư lệnh Iraq còn đánh giá quá cao sức chiến đấu của quân đội Iraq, nhất là các sư đoàn vệ binh cộng hòa. Tuy quân đội Iraq đã qua gần 10 năm chiến đấu với Iran, song chưa trải qua những thử thách thật ác liệt, chưa phải chống lại đối phương có ưu thế hơn hẳn về không quân, hải quân, tên lửa như Mỹ và liên quân. Lúc mới tiến quân chiếm đóng Kuwait, quân Iraq tỏ ra có tinh thần chiến đấu và có lực lượng áp đảo nên thắng nhanh. Khi tiến hành chiến tranh với Mỹ và liên quân, quân đội Iraq bị đòn mạnh của không quân Mỹ, tinh thần sa sút nhanh chóng, hoảng loạn. Mặc dù Iraq đã có chuẩn bị cho chiến tranh từ lâu, nhưng vẫn không có một hậu phương mạnh, không có được sự nhất trí về chính trị trong nhân dân. Iraq đã tập trung vào nghiên cứu chế tạo vũ khí

và sử dụng vũ khí, nhưng lại coi nhẹ nghiên cứu kỹ thuật để vô hiệu hóa, hạn chế tác dụng vũ khí kỹ thuật hiện đại của Mỹ.

3.1.2 Nguyên nhân chiến thng ca M và liên quân

Sau chiến tranh, dư luận chính giới Mỹ, nhiều nước trong liên quân và ngay cả nhiều nước khác nữa, khi bàn đến nguyên nhân thắng-thua trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh, thường nói nhiều đến nguyên nhân về phía Mỹ, nào Mỹ vừa mạnh, vừa giỏi, thậm chí lại đúng nữa.

Trước hết, về khía cạnh chính trị, Mỹ với danh nghĩa “giải phóng Kuwait” đã tập hợp được một liên minh hùng hậu tiến hành chiến tranh huỷ diệt chống Iraq. Ngay sau khi đưa quân tiến công Kuwait, Tổng thống Saddam Hussein gặp một bất ngờ ngoài dự kiến là vấn đề không chỉ dừng lại ở khu vực các nước Arab mà nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới với sự bất lợi về chính trị cho Iraq. HĐBA-LHQ đã đưa ra một loạt nghị quyết trong đó có nghị quyết 678 (29- 11-1990) cho phép sử dụng vũ lực trừng phạt Iraq. Mặc dù một số nước, trong đó có cả nước trong HĐBA không đồng tình với biện pháp quân sự nhưng chiến tranh vẫn xảy ra và sự thất bại của Iraq là không tránh khỏi do sự cô lập về chính trị ngay từ đầu.

Về quân sự, nhiều người cho rằng, Mỹ và liên quân đánh Iraq bằng một lực lượng rất mạnh, điều đó là đúng. Với gần 80 vạn quân, trang bị vũ khí phần lớn ở trình độ kỹ thuật cao, với gần 4000 máy bay các loại mới nhất, xuất kích gần 10 vạn lần/chiếc trong khoảng hơn 1 tháng, ném khoảng 2 vạn tấn bom/ngày… đánh trên một chiến trường không rộng (Kuwait và một phần Iraq), rõ ràng lực lượng của Mỹ và liên quân tiến công Iraq như vậy trong thế trận áp đảo.

Nhiều người cho rằng, Mỹ và liên quân đánh Iraq với một nghệ thuật giỏi, điều này cũng có phần đúng. Trong cuộc chiến tranh này, liên quân, chủ yếu là Mỹ đã giải quyết khá thành công nhiều vấn đề về cơ động lực lượng chiến lược,

bảo đảm hậu cần chiến lược, sử dụng không quân chiến lược, chiến thuật, trong đó khá nổi bật là thực hành học thuyết tác chiến không-bộ.

3.2 Nhng bài hc ch yếu t cuc chiến tranh

Cuộc khủng hoảng và chiến tranh vùng Vịnh (1990-1991) là một trong những sự kiện quốc tế nổi bật trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Do tác động của nó không chỉ giới hạn trong một khu vực mà lan rộng đến nhiều khu vực khác trên thế giới nên dư luận quốc tế đã tập trung bình luận, phân tích sôi động về cuộc chiến tranh này. Tuỳ thuộc vào quan điểm và phương pháp luận, ý kiến rất đa dạng, khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Tuy nhiên, dư luận chung có một điểm tương đồng, đó là, trong đời sống quốc tế hiện nay, những tranh chấp khu vực nếu để bùng nổ thành chiến tranh sẽ là một tai hoạ lớn không riêng đối với các quốc gia trực tiếp trong cuộc, mà còn là nguy cơ thật sự phá vỡ sự ổn định của nhiều khu vực khác. Do đó, cộng đồng thế giới phải hợp sức để ngăn chặn thảm hoạ này.

Nhưng trên thực tế, khả năng ngăn chặn không phải ở đâu và lúc nào cũng có hiệu lực, nhất là khi các thế lực hiếu chiến đang ở tư thế của kẻ mạnh. Chiến tranh vùng Vịnh không những gây nên những tổn thất to lớn cho nhân dân Iraq và Kuwait mà còn làm thiệt hại không nhỏ cho nhiều nước khác, để lại những hậu quả nặng nề trên nhiều mặt còn lâu mới khắc phục xong. Chiến tranh vùng Vịnh đã làm thay đổi cục diện ở Trung Đông, đồng thời tác động chung đến cục diện thế giới. Phe thắng trận, nhất là đế quốc Mỹ đang tận dụng thời cơ củng cố vị thế của mình với ý đồ thiết lập một “trật tự quốc tế mới” do Mỹ chi phối.

Trong bối cảnh quốc tế “bất ổn định” hiện nay, chiến tranh vùng Vịnh và hậu quả của nó đòi hỏi phải suy nghĩ nghiêm túc, rút ra những bài học bổ ích từ cuộc khủng hoảng này nhằm ngăn ngừa sớm và có hiệu quả những nguyên nhân dẫn đến xung đột quân sự và chiến tranh, giữ vững hoà bình, ổn định để xây

dựng, đồng thời chuẩn bị thật sự khả năng đối phó thắng lợi nếu có chiến tranh xâm lược dưới bất cứ quy mô và cường độ nào.

3.2.1 Vai trò ca LHQ trong vic gii quyết các xung đột quc tế

Chức năng đầu tiên, cơ bản và quan trọng nhất của LHQ là “duy trì hòa bình và an ninh quốc tế”1. Những biện pháp cụ thể để thực hiện chức năng này được thực hiện chủ yếu thông qua HĐBA được đề cập trong Hiến chương LHQ, trong đó quy định trước hết phải giải quyết các cuộc xung đột bằng biện pháp hòa bình. Ngoài ra, Hiến chương còn qui định LHQ có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế nhằm giải quyết các cuộc xung đột thông qua các biện pháp thực hiện bao vây, cấm vận hoặc sử dụng vũ lực. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể được thực hiện đối với những hành động đe dọa hòa bình và hành động xâm lược và chỉ áp dụng sau khi các biện pháp nhằm giải quyết hòa bình cuộc xung đột đã bị thất bại.

Giai đoạn từ 2-8-1990 đến 16-1-1991 là giai đoạn có nhiều hoạt động ngoại giao nhất trong và ngoài LHQ nhằm mục đích giải quyết hòa bình cuộc xung đột và đây cũng chính là thời kỳ mà LHQ đã thông qua và tiến hành nhiều biện pháp bao gồm cả trung gian hòa giải lẫn cưỡng chế nhằm:

- Dùng áp lực ngoại giao, kinh tế, chính trị buộc Iraq rút quân về nước, trao trả độc lập chủ quyền cho Kuwait.

- Cố gắng giải quyết hòa bình cuộc xung đột, đặc biệt là ngăn ngừa khả năng bùng nổ chiến tranh trên qui mô lớn giữa Iraq và liên quân do Mỹ cầm đầu [1, 162].

Vai trò của LHQ được thể hiện rất rõ trong thời kỳ này, đặc biệt với việc HĐBA thông qua một cách nhanh chóng và có hệ thống hàng loạt các nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc chiến tranh vùng vịnh năm 1991 và những bài học chủ yếu (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)