Nghệ thuật quân sự trên chiến trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc chiến tranh vùng vịnh năm 1991 và những bài học chủ yếu (Trang 97 - 99)

3 .1Đánh giá chung

3.2 Những bài học chủ yếu từ cuộc chiến tranh

3.2.4 Nghệ thuật quân sự trên chiến trường

Chiến tranh vùng Vịnh là một cuộc chiến tranh quy mô lớn và hiện đại. Đôi bên dàn ra trên chiến trường gần 2 triệu quân với một khối lượng khổng lồ các loại vũ khí và phương tiện quân sự cực kỳ tinh vi, tối tân. Các chuyên gia quân sự cho rằng, đây là một cuộc trình diễn vũ khí của các nước công nghiệp tiên tiến nhất, vừa là thao trường thử nghiệm, vừa là thị trường giới thiệu và rao bán công khai các phương tiện quân sự sẽ dùng cho thế kỷ XXI. Ngay sau khi chiến tranh vừa kết thúc, Tổng biên tập tạp chí “Tin tức Mỹ và thế giới” Luckerman đã hăng hái bình luận: “Sức mạnh không quân tỏ rõ vai trò quyết

định của nó. Vũ khí, kỹ thuật cao và bom chính xác đã làm thay đổi bộ mặt chiến tranh”[15,22].

Nếu chỉ nghe một chiều những lời ca ngợi và quảng cáo vũ khí, kỹ thuật sẽ dễ bỏ qua vấn đề hệ trọng là nghệ thuật quân sự của đôi bên đã thi thố thế nào trên chiến trường. Thắng lợi đứng trên bình diện quân sự mà xem xét, thì ngoài yếu tố quan trọng là lực lượng, vũ khí và phương tiện kỹ thuật còn phải thông qua nghệ thuật sử dụng và phát huy nó trên chiến trường như thế nào.

Qua cuộc chiến vùng Vịnh, có thể dễ dàng nhận thấy cuộc chiến này là “một cuộc chiến tranh giữa các đạo quân chính quy”[1, 263], trình độ phân tích đơn giản cũng thấy ngay quân đội Iraq ở thế yếu cả về số lượng và trang bị vũ khí kỹ thuật. Mặc dầu quân đội Iraq được đánh giá là một đạo quân chính quy, trang bị vào loại hiện đại và mạnh ở Trung Đông, có kinh nghiệm của cuộc chiến tranh với Iran nhưng dầu sao so với bên “liên quân” thì nó vẫn ở thế “yếu chống mạnh”. Nghệ thuật lấy “yếu chống mạnh, ít địch nhiều” mà chỉ đơn độc lấy bộ đội chính quy, dựa vào thế trận phòng thủ cứng nhắc để chống trả thì chẳng khác nào lấy “trứng chọi đá”. Còn trong hành động, nghệ thuật tác chiến của phía Iraq lại thiếu uyển chuyển và tích cực. Ngoại trừ các lần phóng tên lửa Scut (230 quả) và trận tiến công vào thị trấn Khafji, phần lớn thời gian còn lại của cuộc chiến, quân Iraq đều “án binh bất động” trong thế phòng thủ thụ động, lấy hệ thống công sự ngầm và chiến hào để chống đỡ. Đó là chưa tính đến hệ thống trận địa lại thiết lập sai hướng vì bị đối phương nghi binh. Một sĩ quan Pháp tham chiến đã nhận xét: “Cuộc chiến này giống như nơi gặp gỡ giữa chiến tranh 1914-1918 và chiến tranh tương lai”1[16,19]. Thế trận phòng thủ cứng nhắc đã đưa các binh đoàn Iraq nhanh chóng sa vào thế bị chia cắt, bao vây của các đòn đột kích thọc sâu từ bên sườn của liên quân. Ở thế yếu kém về không

quân và hỏa lực, các trận địa của Iraq không trụ được dưới hỏa lực dữ dội, chuẩn xác của liên quân bằng các loại bom đạn có sức công phá và xuyên thép lớn hiện nay. Thiếu yểm hộ từ trên không, những binh đoàn cơ động của Iraq khó có thể vận động tác chiến đến các khu vực cần ứng cứu. Sai lầm của hệ thống bố trí và sử dụng binh lực, cho đến cách đánh, xét cho cùng là do học thuyết chiến tranh chi phối. Học thuyết và nghệ thuật quân sự của Iraq rõ ràng không phải là học thuyết và nghệ thuật của chiến tranh nhân dân. Thế trận của họ là thế trận triển khai của chiến tranh quy ước và do các binh đoàn quân đội chính quy thực hiện.

Sự phân tuyến rõ ràng, tác chiến đơn độc của một loại quân, phòng ngự đơn thuần, không thực hiện được những đòn phản kích và phản đột kích, lại chiến đấu trên một địa hình trống trải (sa mạc) là những điểm yếu nghiêm trọng của Iraq. Đối ngược lại cách đánh phòng thủ thụ động của Iraq, bài học rút ra của Mỹ như tờ Thời báo New York viết “Cơ động nhanh, bao vây, đánh thọc sườn hoặc tập hậu, chứ không đánh thẳng vào nơi kẻ thù mạnh nhất, Mỹ đã làm nên chuyện, buộc Iraq phải tiếp chiến trên chiến trận của mình vào thời gian mình chọn”. Còn tướng Gilbert Forray, tham mưu trưởng lục quân Pháp thì viết “Vấn đề cơ động, trong đó có sự bùng nổ của không quân. Chiến dịch “Thanh kiếm sa mạc” trên bộ kéo dài ngót 100 giờ, trong đó lực lượng cơ động đã chứng minh ưu thế của nó đối với lực lượng tĩnh.” [16, 14]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc chiến tranh vùng vịnh năm 1991 và những bài học chủ yếu (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)