Quân đội đông, trang bị đủ và phải có ý chí chiến đấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc chiến tranh vùng vịnh năm 1991 và những bài học chủ yếu (Trang 99 - 100)

3 .1Đánh giá chung

3.2 Những bài học chủ yếu từ cuộc chiến tranh

3.2.5 Quân đội đông, trang bị đủ và phải có ý chí chiến đấu

Tất cả các chuyên gia quân sự, dù theo quan điểm và hệ thống tư tưởng nào cũng đều công nhận ý chí chiến đấu của quân đội là một nhân tố quan trọng của thắng lợi. Cái khác nhau là nội dung ý chí chiến đấu đó được kết tinh bởi những nội dung gì và mối quan hệ của nó với các nhân tố chiến thắng khác ra sao? Kết thúc chiến tranh vùng Vịnh, tướng lĩnh Mỹ đều viết: con người cũng có tác dụng như máy móc (quyết định). Iraq thua cả hai mặt này[5,4]. Chúng ta không tán thành cách khái quát này, bởi lẽ nó xếp yếu tố tinh thần chỉ (ngang

bằng) với vũ khí-trang bị như một biểu thức toán học mà không diễn đạt được mối quan hệ biện chứng của các yếu tố đó. Nếu bằng biểu thức khái quát này thì không giải thích được vai trò hết sức năng động của con người, đặc biệt là con người có lý tưởng chiến đấu cao đẹp, trong những tình huống chiến đấu hiểm nghèo đã dùng nghị lực phi thường vượt khỏi giới hạn chịu đựng của con người thông thường. Hãy bỏ sang một bên sai lầm của nghệ thuật chỉ đạo tác chiến, quân Iraq phòng thủ trong một hệ thống hầm hào kiên cố đã bị rã rời tinh thần trước hỏa lực đánh phá ác liệt của liên quân và hành động tiếp theo của họ tất nhiên đã xảy ra, như một phóng viên chiến tranh của Pháp miêu tả: “Khi những quả đạn pháo rơi xuống trận địa của lữ đoàn quân Iraq, thì quân Iraq bị mất tinh thần do cấp chỉ huy bỏ chạy từ trước, đã lũ lượt kéo nhau ra hàng. Hàng trăm người vượt lên từ một hệ thống hầm hào rất phức tạp chìm sâu trong lòng đất như những hình ảnh của cuộc chiến tranh 1914-1918 vậy”[12,8]. Rõ ràng điều khác nhau cơ bản ở đây là phẩm chất con người và một quân đội chiến đấu có lý tưởng, vì độc lập tự do của dân tộc mình là một đội quân có sức mạnh tinh thần không một kẻ thù nào đánh bại nổi. Lý tưởng đó được giáo dục thường xuyên bằng mục đích, tính chất của cuộc chiến tranh cứu nước và giữ nước, đồng thời còn được kế thừa truyền thống bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc chiến tranh vùng vịnh năm 1991 và những bài học chủ yếu (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)