Xu hướng hòa bình, hữu nghị, tôn trọng độc lập chủ quyền của các dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc chiến tranh vùng vịnh năm 1991 và những bài học chủ yếu (Trang 90 - 94)

3 .1Đánh giá chung

3.2 Những bài học chủ yếu từ cuộc chiến tranh

3.2.2 Xu hướng hòa bình, hữu nghị, tôn trọng độc lập chủ quyền của các dân

dân tc

Trước khi Mỹ và liên quân tấn công Kuwait, Liên đoàn các nước Arab đã có một số hoạt động ngoại giao nhằm ngăn ngừa sự leo thang căng thẳng giữa hai nước thành viên là Iraq và Kuwait. Điều này hoàn toàn phù hợp với Hiến chương, đồng thời cũng là tìm giải pháp cho cuộc tranh chấp Iraq–Kuwait (LHQ – Chương VI và VIII). Tại Hội nghị cấp cao các nước Arab tại Baghdad (5-

1990), khi các nước trong khu vực nhận thức được tình hình trong khu vực đang trở nên căng thẳng bởi mâu thuẫn giữa Iraq và Kuwait ngày càng tăng do tranh chấp về mức độ và quyền sản xuất dầu mỏ vượt định mức của OPEC cho phép, làm ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế của Iraq, một số nước trong khối Arab như Jordan, Ai cập đã có những nỗ lực ngoại giao làm trung gian hòa giải giữa Iraq và Kuwait. Tuy nhiên, do cả Iraq lẫn Kuwait vẫn tiếp tục giữ lập trường của mình và không chịu nhượng bộ nên tất cả những nỗ lực trung gian hòa giải của các nước thuộc khối Arab đã không đem lại kết quả nào. Ngày 2-8-1990, Iraq đem quân vào Kuwait và tuyên bố sáp nhập nước này vào lãnh thổ Iraq. Hành động này có thể nói là một bất ngờ lớn đối với các nước Arab cũng như toàn thể cộng đồng quốc tế.

Cũng trong ngày đầu tiên khi Iraq xâm lược Kuwait, HĐBA đã thông qua nghị quyết 660, với 14 phiếu thuận và một nước không tham gia bỏ phiếu (Yemen) với nội dung lên án việc Iraq xâm chiếm Kuwait, khẳng định đây là một hành động phá hoại hòa bình, an ninh quốc tế và yêu cầu Iraq rút quân ngay lập tức và không điều kiện ra khỏi Kuwait. Đồng thời, nghị quyết cũng yêu cầu Iraq và Kuwait tiến hành đàm phán ngay lập tức để giải quyết các bất đồng. Tuy nhiên, phía Iraq đã không đáp ứng đòi hỏi của nghị quyết và vẫn khẳng định quyết tâm duy trì việc chiếm đóng Kuwait. Tiếp sau đó, nghị quyết 674 của HĐBA cũng đề nghị Tổng thư ký LHQ sử dụng vai trò trung gian hòa giải của mình để tiến hành những nỗ lực ngoại giao nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột. Thi hành quyết định của HĐBA, Tổng thư ký LHQ đã tiến hành tiếp xúc với phía Iraq nhiều lần nhằm thuyết phục nước này tuân thủ quyết định của HĐBA và tránh đụng độ quân sự giữa Iraq và liên quân. Tổng thư ký LHQ còn tiến hành hàng loạt các cuộc thảo luận với các nước thành viên thường trực HĐBA, EC, khối các nước Arab nhằm tìm công thức cho việc giải quyết hòa bình cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, mọi nỗ lực ngoại giao của Tổng thư ký

cũng như của nhiều nước khác là Iraq cam kết rút quân không điều kiện khỏi Kuwait, đều không mang lại kết quả. Cho đến phút chót của thời hạn do LHQ qui định Iraq phải rút quân khỏi Kuwait, các tổ chức quốc tế và chính phủ nhiều nước vẫn tiếp tục những nỗ lực nhằm giải quyết hòa bình cuộc khủng hoảng. Trong đó đáng chú ý là đề nghị của Pháp và Yemen được đưa ra vào giai đoạn cuối cùng trước khi chiến sự Iraq-liên quân bùng nổ. Hai nước này một mặt yêu cầu Iraq rút quân khỏi Kuwait, một mặt yêu cầu các nước có lực lượng quân sự ỏ vùng Vịnh cam kết không tiến công Iraq và ngay sau khi Iraq rút quân khỏi Kuwait phải huỷ bỏ lệnh cấm vận chống Iraq. Nhưng Iraq lại không có phản ứng tích cực mà vẫn cương quyết không nhượng bộ trước các yêu cầu đòi rút quân nên đã bị Mỹ và các nước phương Tây thẳng thừng bác bỏ đề nghị của hai nước này.

Ngày 16-1-1991, HĐBA họp lần cuối nhưng không đưa ra được quyết định gì mới. Tất cả đều chờ đợi khả năng duy nhất là chiến tranh. Ngày 17-1- 1991, Mỹ và liên quân ồ ạt tiến công bằng không quân vào các lực lượng của Iraq.

Như vậy, hòa bình và thương lượng vẫn là giải pháp mà cộng đồng quốc tế lựa chọn khi giải quyết những xung đột giữa các quốc gia. Nếu Iraq chịu rút quân khỏi Kuwait thì đất nước này đã tránh được cơn “Bão táp sa mạc” không đáng có.

Các cuộc xung đột trên thế giới đang thay đổi và có xu hướng giảm. Một trong những nguyên nhân là nghệ thuật tìm giải pháp hòa bình đang trên đà phát triển và số người theo đuổi vai trò trung gian hòa bình ngày càng tăng. Đó là nhận định trong báo cáo năm 2011 của Ngân hàng Thế giới (WB) về giải quyết xung đột năm 2011.

Báo cáo trên cho biết, trong 15 năm qua, cộng đồng thế giới không chỉ học được nhiều hơn về khả năng ngăn chặn và chấm dứt xung đột mà số người

dấn thân vì hòa bình ngày càng nhiều. Hiện nay, một số đáng kể các nhóm nghiên cứu tiếp tục theo dõi các cuộc xung đột toàn cầu nhằm xác định số lượng các vụ xung đột, nguồn gốc và có các giải pháp thích hợp. So với thế kỷ 20, trong những năm đầu thế kỷ 21, ngày càng có nhiều cuộc xung đột có thể chấm dứt thông qua thương thuyết.

Theo WB, các cuộc chiến tranh giữa các nước đang giảm so với quá khứ, số lượng các cuộc nội chiến cũng giảm. Giải thích về kết quả này, nhà hoạt động hòa bình kỳ cựu, ông Gareth Evans, cho rằng “đơn giản chỉ vì ngày càng có nhiều nhà hoạt động quốc tế vì hòa bình với tầm hoạt động rất rộng từ ngăn chặn xung đột đến kiểm soát xung đột, xây dựng nền hòa bình thời hậu xung đột”[29].

Các hoạt động duy trì hòa bình đã tăng gấp ba từ năm 1989 tại hơn 30 điểm trên toàn thế giới. Theo ông Evans, số lượng các nhóm ủng hộ hòa bình và có nhiều sáng kiến cho hòa bình đã tăng 10 lần từ năm 1991 đến năm 2007. Các nhà trung gian hòa bình trở nên chuyên nghiệp hơn trong đàm phán hòa bình và LHQ cũng thực hiện tốt hơn vai trò giữ gìn hòa bình. Những năm 1990, khoảng 45% các cuộc thương lượng hòa bình đều đổ vỡ trong vòng 5 năm. Nhưng những năm đầu của thế kỷ 21, tỷ lệ thành công đạt gần 85% [29].

Viện Kinh tế và Hòa bình có trụ sở tại Australia vừa đưa ra một văn bản “Chỉ số hòa bình toàn cầu” trong 5 năm qua, xếp hạng 153 đất nước theo 23 chỉ số về xung đột và hòa bình. Somali là nước thay Iraq trở thành nơi ít hòa bình nhất trong khi Iceland được xem là nơi bình yên nhất.

Một bản báo cáo khác của Đại học Simon Fraser, Canada đưa ra tháng 12- 2010 cho thấy các cuộc xung đột nghiêm trọng (với hơn 1.000 người chết mỗi năm) và các vụ thảm sát trong những năm đầu thế kỷ 21 giảm 80% so với những năm đầu thập niên 1990. Đã có xu hướng lâu dài là giảm các cuộc nội chiến và chiến tranh giữa các nước.

Để lý giải cho xu thế hòa bình, có một số nguyên nhân như sau: thứ nhất, sự phụ thuộc vào nhau ngày càng lớn hơn giữa các nước, chủ yếu qua thương mại; thứ hai, công tác điều hành chính quyền ngày càng tốt hơn thông qua các chiến dịch dân chủ và chống tham nhũng; thứ ba là ngày càng có ít các cuộc chiến do khác biệt về hệ tư tưởng; thứ tư là việc sử dụng internet và hệ thống truyền hình càng ngày càng phổ biến như điện thoại để ghi hình các vụ bạo động dẫn đến dễ phát hiện các phần tử gây bạo động.

Thế giới đang chuyển hướng sang các giá trị cao đẹp hơn như tập trung vào nền công lý và quý trọng cuộc sống hơn. Mặc dù vậy, hiện thế giới vẫn còn ¼ số người sống trong các nước có xung đột hoặc bị ảnh hưởng do xung đột, trong đó vùng hạ Sahara ở châu Phi là nơi được xem ít bình yên nhất thế giới. Điều đó cho thấy các nhà thương lượng hòa bình vẫn còn nhiều việc phải làm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc chiến tranh vùng vịnh năm 1991 và những bài học chủ yếu (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)