Có được sự đồng tình ủng hộ của dư luận và cộng đồng quốc tế khi tiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc chiến tranh vùng vịnh năm 1991 và những bài học chủ yếu (Trang 94 - 97)

3 .1Đánh giá chung

3.2 Những bài học chủ yếu từ cuộc chiến tranh

3.2.3 Có được sự đồng tình ủng hộ của dư luận và cộng đồng quốc tế khi tiến

tiến hành chiến tranh

Khi bước vào cuộc chiến tranh vùng Vịnh, Tổng thống Bush tuyên bố: “Đây không phải là một Việt Nam thứ hai. Quân đội của chúng ta sẽ không phải chiến đấu đơn độc”. Và khi chiến tranh kết thúc thắng lợi, TT Bush lại nói: “Nhờ trời chúng ta đã vĩnh viễn đánh bại được hội chứng Việt Nam”[14,19]. Rõ ràng thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam luôn luôn ám ảnh tâm trí giới cầm quyền hiếu chiến ở các nước đế quốc. Vậy, nỗi lo của họ ở đây là gì? Đó là tình trạng bị động và cô lập khi bước vào cuộc chiến, không được dư luận quốc tế và trong nước đồng tình, ủng hộ. Khi tổng kết về thất bại trong chiến tranh Việt Nam, Tướng Westmoreland, Tư lệnh quân viễn chinh Mỹ ở miền Nam Việt Nam đã viết: “Không một quốc gia nào trút toàn bộ gánh nặng của chiến tranh lên vai quân đội đơn độc gánh chịu mà lại giành được thắng lợi” [1, 258 ]. Điều răn đe này đã được Mỹ chú ý.

Trong sự kiện vùng Vịnh, hành động bành trướng, đánh chiếm Kuwait của nhà cầm quyền Iraq đã tạo cho Mỹ cơ hội nhảy vào cuộc chiến với tư thế của “người đi giải phóng, bảo vệ tự do, bảo vệ luật pháp quốc tế”[1, 258]. Với danh nghĩa này, Mỹ đã vận động được một liên minh quốc tế có tới 30 nước tham gia, kể cả một số nước Arab. Mỹ gây áp lực các tổ chức quốc tế mà quan trọng nhất là HĐBA-LHQ ra các nghị quyết để hợp pháp hoá việc cô lập, bao vây Iraq, đỉnh cao nhất là nghị quyết cho phép sử dụng vũ lực (29-11-1990).

Mỹ kêu gọi tôn trọng công lý và luật pháp quốc tế, nhưng mục đích sâu xa của Mỹ không chỉ giới hạn ở việc “giải phóng Kuwait” mà là tiêu diệt tiềm lực của Iraq - đối thủ cản trở quyền bá chủ Trung Đông của Mỹ. Mỹ đã ra sức tận dụng sai lầm của Iraq để hành động. Chính do phủ được “lớp áo cà sa che lấp mặt quỷ”, Chính quyền Bush đã tranh thủ được sự ủng hộ khá mạnh mẽ của dư luận.1 Điều đó cho phép Mỹ mạnh tay sử dụng sức mạnh quân sự vào cuộc chiến tranh. Là cường quốc số một về quân sự lúc này, nhân cuộc chiến vùng Vịnh, Mỹ còn muốn thể hiện với thế giới là một cường quốc công nghiệp nắm trong tay kho vũ khí tinh vi, hiện đại có đủ sức răn đe các dân tộc2. Vị trí của Mỹ khi nhảy vào cuộc chiến vùng Vịnh còn diễn ra trong bối cảnh quốc tế đã có những biến động quan trọng. Hệ thống xã hội chủ nghĩa không còn. Khối Vacsava, đối thủ trực diện nhất tan rã, Liên Xô đang khủng hoảng nghiêm trọng, Mỹ cùng với các đế quốc đồng minh, đặc biệt là nhóm các nước công nghiệp phát triển nhất đang trên thế mạnh, khối NATO vẫn giữ nguyên lực lượng quân sự răn đe. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai với vai trò là “sen đầm quốc tế”, Mỹ đã can thiệp bằng quân sự vào nhiều nơi, nhưng chưa bao giờ Mỹ tạo được tư thế chính trị và quân sự thuận lợi như lần này. Ngay các đế quốc đồng minh vốn xưa nay

1 Thăm dò của Viện Garlerb (Mỹ), 85% người Mỹ tán thành hành động của Tổng thống (2-1991). Đây là tỷ lệ ủng hộ cao, có thể so sánh với dân chúng Mỹủng hộ Tổng thống Roosevelt khi Mỹ bước vào Chiến tranh thế

giới thứ 2 (1-1942)

2 A. Noordern, Giáo sư sử học (Đức) – bình luận về chiến tranh vùng Vịnh dưới giác độ lịch sử: “Sự giống nhau giữa chiến tranh thế giới thứ 2 và chiến tranh vùng Vịnh.

chẳng thích thú gì vai trò cầm đầu của Mỹ thì lần này lại tán đồng và đã góp quân, góp của để tiến hành cuộc chiến tranh. Tờ “Thời báo New York” (3-3- 1991) đã đưa ra bài học đầu tiên từ chiến tranh vùng Vịnh là “không bao giờ khởi chiến khi chưa bảo đảm được sự nhất trí trong nước và xác lập được sự ủng hộ quốc tế…”. Thực ra, đây là bài học nhớ đời mà Mỹ thu hoạch được từ chiến tranh Việt Nam.

Ngược lại, Iraq bước vào cuộc chiến tranh trong tình thế bị cô lập, lại không đánh giá đúng cục diện chính trị thế giới đã thay đổi bất lợi cho mình. Nhà lãnh đạo Cuba Fidel Castro đã nhận xét “Iraq đã phạm một sai lầm lớn, hết sức nghiêm trọng trong chính sách đối ngoại của mình và vì thế Iraq chiến đấu không có một hậu phương quốc tế hùng hậu”1.

Ở diễn đàn LHQ, hầu như không có nước nào ủng hộ hành động chiếm đóng Kuwait của Iraq. Trong khi đó, Mỹ trở thành kẻ “hiệp sĩ” kêu gọi và tập hợp được ngày càng đông các nước ủng hộ HĐBA-LHQ trừng phạt Iraq. Trong HĐBA, cả 5 nước thường trực và 10 nước không thường trực, với 21 nghị quyết có liên quan đến cuộc chiến tranh vùng Vịnh hầu như đa số tuyệt đối tán thành các chủ trương của Mỹ, trong đó có nghị quyết 662 (9-8-1991), 15/15 đại biểu, tức 100% phiếu phản đối Iraq chiếm đóng Kuwait. Trong 10 uỷ viên không thường trực chỉ có Yemen và Cuba đôi khi bỏ phiếu chống hoặc phiếu trắng trong một số nghị quyết (nhưng cũng rất thiểu số, tức 1/15 hoặc 2/15), chủ yếu là những nghị quyết về cấm vận Iraq.

Bên ngoài LHQ, hầu như chỉ có Palestine và Arab là ủng hộ Iraq, một sự ủng hộ rất nhỏ nhoi đối với Iraq lúc đó, nhưng quá nhỏ bé so với cả cộng đồng thế giới không đồng tình.

1

Bài nói chuyện của Fidel Castro (13-3-1991), nhân kỷ niệm lần thứ 34 ngày sinh viên Cuba lần đầu tiên tiến công dinh Tổng thống độc tài.

Mặc dầu trong quá trình diễn biến cuộc khủng hoảng, Iraq đã thực hiện những bước đi nhằm thoát khỏi thế cô lập (gắn việc yêu cầu Israel rút quân với việc Iraq rút quân, kích động cuộc thánh chiến của đạo Hồi…) nhưng đã không thu được kết quả như mong muốn. Ngay những đồng minh gần gũi với Iraq cũng không thể công khai ủng hộ Iraq về hành động xâm lược Kuwait một cách thô bạo như vậy.

Rõ ràng, một bài học sâu sắc được rút ra ở đây là xác lập được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế khi phát động chiến tranh. Suy cho cùng, bài học này chỉ có thể thực hiện được khi ban lãnh đạo đất nước có đường lối chính trị đối nội và đối ngoại đúng đắn và tiến bộ. Đó là bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước, đồng thời tôn trọng độc lập chủ quyền của các nước khác, các nhà cầm quyền không được có tham vọng bành trướng, bá quyền để không phạm phải sai lầm như Saddam Hussein đã mắc phải. Đường lối chính trị đúng đắn còn thể hiện rõ ràng ở tính chính nghĩa của cuộc chiến tranh, khơi động và sử dụng có kết quả mọi tiềm lực của đất nước, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ và viện trợ quốc tế, ngày càng mạnh mẽ. Một cuộc chiến tranh không xuất phát từ quyền lợi dân tộc chân chính, không thể phát động và tổ chức nhân dân chuẩn bị và đứng lên bảo vệ đất nước mình một cách bền bỉ, kiên cường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc chiến tranh vùng vịnh năm 1991 và những bài học chủ yếu (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)