CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN
1.3. Sơ lƣợc về củ tỏi và cây tỏi
Tỏi hay còn gọi là Đại Toán, tên khoa học: Allium sativum L. thuộc họ hành tỏi, tên tiếng Anh là Garlic để phân biệt với những loại hành tỏi khác gọi chung là Leek [1], [6], [8].
1.3.1. Hình thái
- Thân:
+ Thân thật của tỏi rất ngắn đã thoái hoá chúng là dạng đế dò nằm sát ngay dưới thân giả (thân củ). Trên thân thật có mầm sinh dưỡng và sinh thực, những mầm này được che phủ bởi những bẹ lá dày mọng nước.
+ Thân củ cây tỏi bao gồm một số nhánh (dánh, tép hoặc múi) được liên kết với nhau bởi những màng mỏng.
- Lá: Lá thật đầu tiên của tỏi là một lá mầm, sau khi nảy mầm được 10 -15 ngày tuỳ theo điều kiện thời tiết mà lá tỏi có dạng hình bản bằng phẳng, trên lá có phủ một lớp sáp. Thời kỳ đầu lá tỏi sinh trưởng rất chậm sau khi nảy mầm chỉ dài
vài cm. Tuổi thọ của lá phụ thuộc vào sự sinh trưởng và phát triển của cây, khi lá bắt đầu chết cũng là quá trình tạo củ bắt đầu.
- Hoa: Hoa tỏi thuộc hoa đầu trạng, hoa có 6 lá đài, 6 nhị và nhụy. Hoa thụ phấn chéo (phấn hoa thường chín trước vì vậy phải thụ phấn với hoa bên cạnh hoặc trên cây khác). Hoa có màu trắng xám đôi khi phớt tím hoặc hồng. Vòi nhụy rất bé, bầu thượng có 3 ngăn nếu được thụ phấn đủ thì sẽ cho 6 hạt. Cành hoa dài 60-100 mm hình ống, màu xanh, một chùm hoa có từ 250 -600 hoa phân bố theo 3 tầng.
- Rễ: Rễ tỏi thuộc loại rễ chùm, phát triển kém tập chung chủ yếu ở lớp đất mặt, khả năng chịu hạn kém. Rễ tỏi có nhiều sợi dài phân nhánh yếu, chúng được bao phủ bởi một số lượng lớn lông hút.
1.3.2. Phân loại
Nhìn chung, tỏi có thể chia làm 3 loại là tỏi vỏ tím, tỏi vỏ trắng và tỏi giải độc. Mỗi loại đều có hình dáng, đặc điểm, cách chế biến và bảo quản khác nhau [9, tr. 13-14].
* Tỏi vỏ tím (đỏ)
Có lớp vỏ ngoài củ màu tím, màu đỏ hoặc màu hồng, tép (hay còn gọi là nhánh, dánh hoặc múi) tỏi mẩy, to nhưng ít (6 - 8 tép), nước tỏi đặc dính, vị cay, chất lượng tốt, thích hợp dùng để ăn sống, ăn chín, muối tỏi đường. Tỏi vỏ tím chịu rét tốt, chín sớm. Thân to và khỏe, tươi non, có mùi thơm. Các chủng loại tốt có:
- Tỏi A Thành: Củ tỏi có đáy bằng, đầu nhọn, vỏ màu tím, có 2 nhánh, mỗi củ có 5-7 tép, nặng khoảng 25 gam, chất lượng tốt.
- Tỏi Đại hồng Bào: Củ tỏi có đáy bằng, đầu nhọn, có 2 nhánh, mỗi củ có 5-7 tép, nặng khoảng 25 gam, chất lượng vừa.
- Tỏi đại ma Bàn: Củ tỏi có đáy bằng, đầu bằng, vỏ màu đỏ tím, lớp trong màu vàng lá cọ, có 2 nhánh, mỗi củ có 5-6 tép, nặng khoảng 25 gam, chất lượng tốt.
- Tỏi Thái Gia Pha: Trồng ở huyện Ký Sơn, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, vỏ ngoài màu hồng nhạt, mỗi củ có 7-8 tép, nặng khoảng 60 gam, thân to, củ to.
xếp gọn gàng, to và mẩy, vị cay nồng, chất lượng tốt, chịu lạnh kém.
- Tỏi An Quốc: Trồng ở An Quốc, huyện Hà Bắc, Trung Quốc. Vỏ ngoài màu đỏ nhạt, củ thuộc loại vừa, mỗi củ có 5 - 6 tép. vị cay hơi nồng, chất lượng tốt.
Ngoài ra, tỏi vỏ đỏ của Liên Xô cũ cũng là loại tỏi tốt.
* Tỏi vỏ trắng
Có lớp vỏ ngoài củ màu trắng, tép nhỏ và số tép nhiều (8-12 tép/củ), chịu được lạnh, chín muộn, vỏ non trắng, vị cay nhạt, giòn...Chủ yếu có những chủng loại tốt sau:
- Tỏi vỏ trắng Vĩnh Niên: Trồng ở huyện Vĩnh Niên, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Củ to, vỏ mỏng.
- Tỏi vỏ trắng Ô Nha: Trồng ở cùng Nông An, Hòa Lâm..., tỉnh Các Lâm, Trung Quốc. Vỏ trắng, mỗi củ có 8-9, 10 tép. Vị cay nhạt, chất lượng tốt, chủ yếu dùng để muối đường.
- Tỏi Thương Sơn: Củ gọn, mỗi củ có 6-7 tép, sản lượng tương đối cao.
* Tỏi giải độc
Là giống tỏi mới, hiện nay đang trong giai đoạn trồng thực nghiệm, có ưu điểm là củ to, thân to và dài, chất lượng tốt.