Tổng quan về họ Hành và tỏi Allium

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHÂN HOÁ HỌC CỦA TINH DẦU TỎI VÀ TỎI MỘT Ở LÝ SƠN (Trang 28 - 33)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.2. Tổng quan về họ Hành và tỏi Allium

Tỏi, “gia vị của cuộc đời”, là loại độc nhất vô nhị trong vương quốc thảo mộc có nguồn gốc sâu xa, huyền bí gắn liền với những truyền thuyết xa xưa của nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới. Tỏi cùng y học dân gian hay những tập quán dân tộc đã thật sự hòa nhập vào nhau. Cùng với thiên nhiên, tỏi cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của sự biến hóa trong quá trình chọn lọc tự nhiên nên có rất nhiều loài khác nhau [5, tr. 36].

Trên thế giới có hơn 600 loại tỏi khác nhau bởi độ lớn, màu sắc, hình dáng của củ, mùi vị, số lượng tép tỏi trong một củ, vị hăng cay và công dụmg trong từng loại tỏi khác nhau.

Các nhà phân loại thực vật học cho rằng sơ khai chỉ có một loài Allium Sativum. Loài tỏi này có hai loài phụ: Ophioscorodon (hard-necked garlics) và Sativum (soft- necked garlics). Tỏi Ophioscorodon là loại tỏi chính gốc và Sativum là loại tỏi

Ophioscorodon đã bị lai hóa bởi do điều kiện thổ nhưỡng gieo trồng khác nhau trong quá trình chọn lọc tự nhiên.

Nghiên cứu mới nhất (2003) đã công bố rằng có 8 nhóm tỏi khác biệt đã được tiến hóa, 6 nhóm thuộc loại hard-necked garlics (tỏi cổ cứng) có tên gọi là Asiatic, Creole,

Purple Stripe, Marbled Purple Stripe, Porcelain, Rocambole và hai nhóm thuộc loài soft- necked garlics (tỏi cổ mềm) là Artichoke và Silverskin.

Một nghiên cứu gần đây cho rằng có 17 loài tỏi khác nhau được biến hóa từ 8 nhóm trên. Thực tế trên khắp thế giới, có hàng trăm loài tỏi khác nhau đều được phát triển từ 17 loài cơ bản trên. Chúng có những đặc tính khác nhau bởi được trồng trong điều kiện thổ nhưỡng khác nhau như: Sự phì nhiêu của đất, lượng mưa, nhiệt độ, độ cao so với mực nước biển, thời điểm gieo trồng trong năm và chế độ nghiêm ngặt của nước tưới…[10, tr. 36]

Bảng 1.1 gồm các loài thông dụng nhất, từ đó chúng ta thấy được sự đa dạng và phong phú của loài cây này cũng như những giá trị mà nó mang lại.

Bảng 1.1: Tổng quan về một số loài Allium [10, tr. 39]

Loài Tên thƣờng dùng Khu vực phân bố Công dụng

A. ampeloprasum L. (Porrumamelopprasum Rechb)

Tỏi mùa hạ Châu Âu, Á, Mỹ Thuốc bổ, gia vị

A. ascalinicum L. (Porrum ascolonicum Rechb)

Hành ta (Bubus

Allii ascalalonicic Châu Âu

Trị rối loạn dạ dày, đường ruột

A. trupureum W. et K. Tỏi đen-tía

Từ Đông Âu đến Siberi, Hungari, Afghanistan

Trang trí

A. bakeri Regel (A.

chinense G. Don) Kiệu, Rakkyo Trồng ở Trung Quốc, Nhật Bản

Gia vị, rau ăn, trị ho và tiêu chảy.

A. caeruleum pall (A. azureum Ledeb, Acoerulescens Don)

Tỏi đen-tía Nga, Châu Á Trang trí

esculenturn Salisbl, Porrum cepa Rechb)

Allii cepae, Bulbus Cepae) trồng ở châu Âu, Á, Mỹ vết thương, diệt vi khuẩn. A. fistulosum L. (A. altaicum Dall, Cepa ventricosa Moench)

Hành Triều Tiên, Đông

Á

Củ làm gia vị, hạt làm thuốc, lá nuôi Gà tây

A. flavum L. Tỏi vàng Alps, Balkars Trang trí A. giganteum Regel Tỏi khổng lồ Hymalaya Trang trí

A. karataviense Regel Turkistan Trang trí

A. moly L. Tỏi vàng Nam châu Âu Trang trí A. neappolitanum Cyr.

A. lacteum Sm.

Tỏi Daffodini Tỏi Giuseppini (Ý)

Tây Ban Nha, nam nước Pháp, Ý

Trang trí (không có mùi tỏi)

A. nigtum L. (A.

magicum L.) Tỏi đen, tỏi thần Nam Âu, Pháp,

Cận Đông Trang trí

A. ophio Scorodo Don (là một A. sativum khác)

Tỏi ngọc Được trồng rội rãi Làm gia vị

A. oreophilum C. A. may (A. ostrows- kianum Regel)

Turkistan Trang trí

A. porrum (porum

commune Rechb) Tỏi xinh Apls, Balkans Trang trí

A. roseum L. Tỏi hoa hồng Nam châu Âu Trang trí

A. schoenoprasum L. (Cepa schoenoprasum Moench)

Hành tăm (nhiều

loại) Châu Âu

Gia vị, rau ăn, hạt làm thuốc trị giun A. scorodoprasum

(Một loài A. sativum) Tỏi (con) rắn

Châu Âu, Triều

Đông Á A. sphaerocephalum Tỏi tròn ( Radix

Alliisparerocephali) Nam và Trung Âu

Rễ dùng trong y hoc dân gian

A. triquetum L. Đông Địa Trung

Hải Gia vị, trang trí

A. ursinum L. (A. latifolium Gilib, ophiscordon ursinum Wakkr)

Tỏi dại, tỏi gấu Châu Âu, Bắc Á

Thuốc bổ, trị xơ cứng động mạch, tăng trương lực, khó tiêu, ban. A. victorialis L. (A. plantatgineum Lam, Cepa victorialis moench)

Châu Âu, Đông Á, Châu Mỹ

Lợi tiểu, trị giun, trang trí.

* Tổng quan về các chi Allium ở Việt Nam

Theo tác giã Võ Văn Chi [1, tr. 236-239] ở nước ta chi Allium có một số loài được mô tả sau đây:

* A. ascalonisum L. (Hành ta)

- Đặc điểm: Cây thảo, sống dai cao 15-50cm, có cạnh vẩy mỏng như giáy màu đỏ hay trắng. Lá hình trụ nhọn, rỗng, tròn màu xanh mốc. Hoa hình tán, màu trắng, hồng hoặc tim tím.

- Công dụng: Làm gia vị, rau ăn, chữa thương hàn, trúng phòng, nhức đầu lạnh nóng, mắt mờ tai điếc, động thai, sưng vú, sưng thũng.

* A. cepa L. (Hành tây)

- Đặc điểm: Cây thảo nhẵn, sống dai, một phần phình to gọi là củ, kích thước thay đổi gồm nhiều vẩy. Củ tròn màu vàng, tím hoặc trắng. Lá hình trụ nhọn rồng ở giữa. Hoa hình tán, trắng, quả hạch có màng.

- Công dụng: Rau ăn, trị mệt mỏi, suy nhược, tiết niệu, tăng clorua huyết, cúm, béo phì, xơ cứng động mạch. Dùng ngoài chữa trị áp xe, mụn nhọt, loét và diệt muỗi.

* A. chinense G. (Don-kiệu)

- Đặc điểm: Cây thảo, thân trắng hình trái xoan, nhiều vẩy mỏng. Lá mọc ở gốc hình dải hẹp dài 15-60cm, rộng 1,5-4cm. Hoa hình tán kép màu hồng, trắng.

- Công dụng: Làm gia vị, rau ăn, làm thuốc bổ, chữa đái dắt và bạch trọc. chữa trị phụ nữ có thai bị lạnh bụng, trị lị, ngã ngất, hôn mê.

* A. fistulosum L. (Hành, hành hương)

- Đặc điểm: Cao 50cm, thân nhỏ, trắng, nâu. Lá màu xanh mốc, dài 30cm hoa trắng, quả nang.

- Công dụng: làm rau gia vị, chữa cảm lạnh, đau đầu, nghẹt mũi, khó tiêu và các bệnh lên men đường ruột, nghẽn mạch do giun đũa, phát ban, eczema...

* A. porrum L. (Tỏi tây)

- Đặc điểm: Cây thảo, cao 40-140 cm, thân hình trụ hay tròn, rộng 1-2cm, lá mọc hai hàng, hoa hồng xếp thành tán hình cầu, cuống dài màu xanh xanh hay tím tím.

- Thành phần hóa học: Có nhiều chất xơ. Phần thân xanh giàu caroten, vitamin C và E. Phần thân trắng có đường thực vật và muối Kali.

- Công dụng: Làm rau ăn, chữa trị khó tiêu, thiếu máu, thấp khớp, thống phong, các bệnh đường niệu, suy thận, béo phì, cảm cúm, viêm đường hô hấp...

* A. sativum L. (Tỏi)

- Đặc điểm: Thân trụ nhiều rễ phụ, lá cứng hình dải, dài 15-50cm, rộng 1,0 -2,5 cm, có rãnh khía mép rát, hoa hình tán màu trắng hồng.

- Phân bố: Trồng khắp nơi, ngon nhất là ở huyện Lý Sơn-Quảng Ngãi.

- Thành phần hóa học: nhiều hợp chất sulfur, 17 aminoaxit, nhiều khoáng chất như: Cu, Ca, Fe, K, Mg, Se, Zn, vitamin C, B1, E. Đặc biệt là allicin, diallyldisulfide, diallyltrisulfide.

- Công dụng: Làm gia vị, chữa cảm, lỵ amíp, lỵ trực khuẩn, viêm ruột, mụn nhọt sưng, đái đường, ngừa ung thư, huyết áp cao..

* A. schoenoprasum L. (Hành tăm, hành trắng, nén)

- Đặc điểm: Giống hành hương nhưng có kích thước nhỏ, từ 10-30cm, củ tròn trắng cỡ 2cm, bao bởi vẩy dai.

- Công dụng: Làm gia vị, thuốc giải cảm, trúng phong, thấp nhiệt, nhức đầu nghẹt mũi, ho tức ngực và an thai.

* A. odorum L. hay A. tuberosum (Hẹ)

- Đặc điểm: Cao 20-50cm, thân mọc đứng hình trụ, có góc ở đầu, lá ở gốc thân phẳng hẹp. Hoa tán trắng gồm 20-40 hoa có mo bao bọc.

- Thành phần hóa học: Lá và củ chứa các hợp chất sulfua, saponin, chất đắng. Hạt có ancalod và saponin.

- Công dụng: Rau gia vị, làm thuốc chữa mộng tinh, di tinh, đái ra máu, bạch đối, ỉa chảy, hen suyễn.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHÂN HOÁ HỌC CỦA TINH DẦU TỎI VÀ TỎI MỘT Ở LÝ SƠN (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)