Công tác xã hội tại xã Quang Huy huyện Phù Yên tỉnh Sơn La đã giúp phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia phát triển kinh tế gia đình, thông qua công tác tư vấn, hỗ trợ và tạo điều kiện để phụ nữ tiếp cận nguồn lực…Tuy nhiên công tác xã hội vẫn chưa phát huy được hết vai trò và nhiệm vụ của mình. Tìm hiểu công tác xã hội với phụ nữ dân tộc thiểu số trong việc phát triển kinh tế gia đình không chỉ là sử dụng nguồn vốn, các nguồn lực hỗ trợ khác một cách hợp lý mà còn nhằm tìm ra các giải pháp công tác xã hội phù hợp góp phần xóa nghèo đa chiều để phát triển kinh tế gia đình hiệu quả, nâng cao chất lượng cuộc sống.
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
9.1. Phương pháp tiếp cận
9.1.1. Tiếp cận tăng trưởng bền vững
Tăng trưởng bền vững đó là sự kết hợp hài hòa, chặt chẽ, hợp lý giữa ba mặt của sự phát triển: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.
Nghiên cứu đề tài này cần đặc biệt quan tâm tìm hiểu bao gồm nhiều khía cạnh, đặc biệt là ba mặt nêu trên của sự phát triển, để có cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về vấn đề.
Đặc biệt, cần tìm hiểu và nghiên cứu sâu sắc hơn những điều kiện nào có thể giúp người dân duy trì ổn định và tăng trưởng bền vững.
9.1.2. Tiếp cận chủ trương xây dựng nông thôn mới
Trong quá trình thực hiện đề tài, cần tiến hành tìm hiểu, khai thác nội dung 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới qua đó xác định các tiêu chí đã đạt được, cũng như các tiêu chí cần phải phấn đấu đạt theo mục tiêu đặt ra của địa phương tại địa bàn nghiên cứu.
Đồng thời tìm hiểu và xác định được trên địa bàn nghiên cứu các tiêu chí đã và chưa đạt được, từ đó đề ra những giải pháp thiết thực, phù hợp nhất với điều kiện hoàn cảnh của địa phương, giúp cho cuộc sống của người dân ổn định và phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới theo 19 tiêu chí mà Chính phủ đề ra kèm theo Quyết định số 491/QĐ-TTg, ngày 14/6/2010.
9.1.3. Tiếp cận xóa nghèo đa chiều
Giải quyết vấn đề xóa nghèo đa chiều, bao gồm học vấn có nghĩa là thoát nghèo về tri thức, cơ sở vật chất, điện đường, trường, trạm, các nhu cầu thiết yếu của con người như ăn, mặc, ở được đáp ứng…Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo theo Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về “Định hướng giảm nghèo bền vững thời gian từ năm 2011 đến 2020”. Việc triển khai và thụ hưởng các chính sách nêu trong Nghị quyết gồm các chính sách về hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo, chính sách giáo dục và đào tạo, y tế, nhà ở, hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý, hưởng thụ văn hóa thông tin… Bên cạnh đó Chính phủ cũng ra Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, nội dung bao gồm các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều, chuẩn nghèo, cận nghèo, trung bình và phân công thực hiện nhiệm vụ đối với các cơ quan, tổ chức để thực hiện Quyết định này, giúp cho người dân có nhiều cơ hội tiếp cận với các chính sách ưu tiên đồng bào dân tộc thiểu số. Tìm hiểu, tổng hợp thông tin về việc triển khai và thực hiện các chính sách tại địa bàn nghiên cứu như thế nào? Từ đó, có biện pháp hỗ trợ địa phương thực hiện và thụ hưởng chính sách hiệu quả nhất.
9.1.4. Tiếp cận xã hội hóa
Để góp phần đưa các chính sách xã hội đến gần hơn đồng bào dân tộc thiểu số, người dân sống tại miền núi, vùng khó khăn thì không thể thiếu được vai trò quan trọng của các tổ chức xã hội cũng như các cá nhân hảo tâm. Bởi vậy, việc huy động các tổ chức xã hội tham gia vào quá trình giúp người dân có thể tiếp cận các nguồn lực, các phương pháp làm kinh tế, phát triển sản xuất, xóa đòi nghèo hiệu quả nhất là việc rất cần thiết.
9.1.5. Tiếp cận thị trường
Giải quyết vấn đề phát triển kinh tế, đặc biệt là hỗ trợ đồng bào thiểu số thoát nghèo thì thị trường là yếu tố không thể thiếu. Bởi vậy, tiếp cận thị trường, nắm bắt mối quan hệ cung – cầu nhằm tìm hiểu thị yếu của người tiêu dùng có vai trò lớn đối với đầu ra các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ của người dân địa phương. Cán bộ công tác xã hội địa phương cần phối hợp đào tạo, hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số học thêm nghề để tăng năng lực sản xuất hàng hoá đáp ứng thị trường tiêu dùng ngày càng đa dạng hiện nay.
9.1.6. Tiếp cận nhân lực chất lượng cao
Xã hội phát triển đòi hỏi nguồn nhân lực ngày càng cao, bởi vậy, phát triển nguồn nhân lực chất lượng không chỉ tại vùng đồng bằng, thành phố lớn mà với đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi cần phải được ưu tiên để có thể đáp ứng trong quá trình xóa đói nghèo, đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Tiếp cận nhân lực chất lượng cao giúp phụ nữ học hành để trở thành lực lượng lao động tại mỗi địa phương, đủ năng lực để phát triển sản xuất, thoát khỏi tình trạng nghèo trên cơ sở xoá nghèo tri thức.
9.1.7. Tiếp cận nhân học
Với đề tài này, việc sử dụng cách tiếp cận nhân học trong nghiên cứu là rất cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt. Trong những năm qua, tình trạng đói nghèo ở Việt Nam đã giảm tuy nhiên tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn phổ biến. Mặc dù Nhà nước đã dành một nguồn ngân sách không nhỏ cho việc giảm nghèo ở vùng DTTS nhưng đây vẫn là nhóm dân số chịu nhiều thiệt thòi về mặt kinh tế - xã hội. Thực tế này cho thấy sự cần thiết phải rà soát các chương trình, chính sách giảm nghèo để giải quyết tốt hơn trong việc xóa nghèo đa chiều ở vùng DTTS và đáp ứng đúng nhu cầu, nguyện vọng của người dân.
Vận dụng cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm sẽ giúp cho các chương trình, chính sách gắn với thực tế phát triển và đảm bảo mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng người dân tộc thiểu số được hưởng lợi. Đồng thời việc tiếp cận từ quan điểm nhân học cũng giúp cho người làm chính sách tại địa phương, đặc biệt là
cán bộ công tác xã hội có thể linh hoạt, sáng tạo trong cách triển khai chính sách cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm văn hóa người dân sinh sống tại địa phương. Từ đó, có thể đánh giá đầy đủ, chính xác về hiệu quả của chính sách.
91.8. Tiếp cận điền dã dân tộc học
Trong quá trình thực hiện đề tài này, cần đi sâu đi sát vào cộng đồng của đồng bào dân tộc thiểu số để nắm được tình hình lao động, sản xuất kinh tế của người dân. Tiến hành điều tra, khảo sát thực tế thì việc vận dụng tiếp cận điền dã dân tộc học là phù hợp.
Các hoạt động tiếp xúc với người dân nhằm mang lại kết quả nghiên cứu khách quan nhất, từ đó mới tìm ra được những giải pháp thực tế và phù hợp nhất cho vấn đề của địa bàn nghiên cứu.
9.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
9.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Để làm rõ nội dung của đề tài nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu một số tài liệu có liên quan trực tiếp tới vấn đề nghiên cứu. Tác giả thu thập tài liệu về tình hình công tác xã hội giúp đỡ đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là phụ nữ thiểu số phát triển kinh tế.
Trước tiên là tìm hiểu và nghiên cứu các kế hoạch, báo cáo của địa phương liên quan đến vấn đề nghiên cứu, nhằm thu thập được các số liệu chính xác, khách quan và cụ thể nhất, bổ sung để hoàn chỉnh đề tài.
Tìm hiểu về các chủ trương, chính sách của nhà nước có liên quan bao gồm các chính sách, chương trình ưu tiên cho đồng bào dân tộc thiểu số của Đảng, Nhà nước. Các văn bản Nghị định, Quyết định, chương trình, dự án dành riêng cho đối tượng này. Những thông tin trong các văn bản này trở thành cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. Các tài liệu này được chúng tôi sử dụng trong phần lý do chọn đề tài, phần tổng quan và phần đề xuất giải pháp.
Tài liệu là các giáo trình, bài báo, từ điển: các giáo trình liên quan tới nhân học, dân tộc thiểu số, tài liệu thuộc chuyên ngành công tác xã hội. Các nguồn tài liệu này giúp cho tác giả nắm rõ và đánh giá các được vai trò, nhiệm vụ của công tác xã
hội trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình chính sách ưu tiên với cộng đồng dân tộc thiểu số khắp cả nước.
Tài liệu là các luận văn của các tiến sĩ, thạc sĩ nghiên cứu về vấn đề phát triển, trợ giúp phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số các vùng trong cả nước. Kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tìm ra cũng là nguồn tài liệu, thông tin quan trọng hỗ trợ cho tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài này đa chiều và khách quan hơn. Những công trình nghiên cứu này được chúng tôi vận dụng trong phần tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
9.2.2. Phương pháp điều tra bằng Anket
Phương pháp này nhằm nắm được những thông tin về quá trình giúp đỡ của công tác xã hội với phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế gia đình tại xã Quang Huy huyện Phù Yên tỉnh Sơn La.
Nhà nghiên cứu xây dựng hệ thống bảng hỏi liên quan đến vấn đề vai trò, nhiệm vụ, kết quả mang lại của công tác xã hội với phụ nữ dân tộc thiểu số trong việc phát triển kinh tế gia đình tại xã, nhận thức và nguyện vong của PN DTTS với công tác xã hội.
Tác giả sau khi hoàn thiện bảng hỏi, tiến hành phát và thu phiếu điều tra tại các bản thuộc xã; phát phiếu điều tra cho các đối tượng phụ nữ dân tộc thiểu số theo lỷ lệ thuận số lượng dân tộc đó trong xã. Cụ thể: Dân tộc Thái có số lượng nhiều nhất thì số lượng phiếu điều tra phát ra với nhóm này cũng nhiều hơn; đồng thời cũng tiesn hành khảo sát theo sự phân bố dân cư của xã tại bản vùng thấp chủ yếu người Thái và người Mường sinh sống; các bản vùng cao là nơi cư trú chủ yếu của đồng bào người H’Mông. Nhà nghiên cứu hướng dẫn chị em dân tộc thiểu số cách trả lời bảng hỏi, lựa chọn đáp án theo ý kiến của họ; đối với chị em chưa hiểu hết hoặc chưa nói được tiếng phổ thông thì nhà nghiên cứu nhờ tới sự trợ giúp của chi hội trưởng chi hội phụ nữ của bản giải thích và truyền đạt (đối với dân tộc H’Mông); còn đối với dân tộc Thái và Mường, trường hợp này nhà nghiên cứu có thể tự giải thích vì bản thân tác giả là người địa phương và hiểu được, giao tiếp được bằng tiếng Thái và tiếng Mường.
Sau khi tiến hành phát và thu về phiếu khảo sát, tác giả tiến hành phân tích xử lý số liệu và trình bày cụ thể trong đề tài.
9.2.3. Phương pháp quan sát
Tác giả quan sát cách thức, quá trình tham gia sản xuất lao động, làm kinh tế của PN DTTS xã Quang Huy huyện Phù Yên tỉnh Sơn La dưới sự giúp đỡ của công tác xã hội. Trực tiếp quan sát đối tượng và môi trường làm việc của họ, ghi lại thời gian làm việc, hoạt động, nội dung công việc và kết quả đạt được của các gia đình, thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
Qua quan sát phát hiện được những nền tảng, tiềm năng, động lực, kinh nghiệm, cơ hội tiếp cận, lao động, làm việc để phát triển kinh tế gia đình của phụ nữ dân tộc thiểu số; thấy được hiệu quả mà công tác xã hội mang lại cũng như những hiện trạng công việc mà chưa có sự hỗ trợ của công tác xã hội.
9.2.4. Phương pháp phỏng vấn
Tác giả kết hợp quá trình điều tra anket với phỏng vấn trực tiếp một số chị em phụ nữ DTTS và cán bộ địa phương, đặc biệt là lãnh đao và cán bộ phụ trách mảng chính sách và thực hiện các chính sách ưu tiên với đồng bào dân tộc thiểu số trong phát triển sản xuất, qua đó, thu thập thêm những thông tin về nhận thức cũng như nguyện vọng của phụ nữ dân tộc thiểu số tại xã với công tác xã hội trong việc phát triển kinh tế gia đình.
Quá trình phỏng vấn được ghi ché cụ thể và chi tiết tại các biên bản phỏng vấn trình bày tại phần phụ lục của đề tài.
Chƣơng 1: Lý luận và thực tiễn về công tác xã hội trong hỗ trợ phát triển sản xuất của phụ nữ dân tộc thiểu số
1.1. Các khái niệm công cụ
1.1.1. Khái niệm Công tác xã hội
Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó. Nghề Công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, tạo sự tương tác con người - môi trường. Nhân quyền và Công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề".
Công tác xã hội được coi là một khoa học ứng dụng, là một hoạt động nhân đạo từ thiện, là một dịch vụ xã hội.
Tuy nhiên có rất nhiều định nghĩa và quan điểm khác nhau.
- Theo NASW –Hiệp hội nhân viên xã hội quốc gia: CTXH là những hoạt động chuyên nghiệp nhằm mục đích giúp đỡ các cá nhân, nhóm và cộng đồng trong hoàn cảnh khó khăn, để họ tự phục hồi chức năng hoạt động trong xã hội và để tạo ra các điều kiện thuận lợi cho họ đạt được những mục đích cá nhân.
- Theo Từ điển XHH (G.Endruweit và G.Trommsdoff-NXB Thế giới, Hà Nội, 2001): CTXH là một dịch vụ đã chuyên môn hóa- một việc giúp đỡ có tính cá nhân-để giải quyết những vấn đề xã hội đặc biệt.
- Định nghĩa Công tác xã hội của Philippin: Công tác xã hội là một nghề chuyên môn, thông qua các dịch vụ xã hội nhằm phục hồi, tăng cường mối quan hệ qua lại giữa cá nhân và môi trường vì nền an sinh của cá nhân và toàn xã hội.
- Theo giáo trình “Công tác xã hội” - Lê Văn Phú-Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội- NXB Đại học Quốc gia Hà Nội:
+ “Công tác xã hội là sự vận dụng các lý thuyết khoa học về hành vi con người và hệ thống xã hội nhằm khôi phục lại các chức năng xã hội và thúc đẩy sự
thay đổi lien quan đến vị trí, địa vị, vai trò của cá nhân, nhóm, cộng đồng người yếu thế nhằm tới sự bình đẳng và tiến bộ xã hội.
+ Công tác xã hội còn là một dịch vụ đã chuyên môn hóa, góp phần giải quyết những vấn đề xã hội liên quan đến con người nhằm thảo mãn các nhu cầu căn bản của những cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội; mặt khác, góp phần giúp cá nhân tự nhận thức về vị trí, vai trò xã hội của chính mình”.
Đề án 32 (Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010) của Thủ tướng Chính phủ về phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020, cho thấy công