Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội với phụ nữ dân tộc thiểu số trong việc phát triển kinh tế gia đình (nghiên cứu trường hợp xã quang huy huyện phù yên tỉnh sơn la) (Trang 30 - 33)

9. Phương pháp nghiên cứu

9.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

9.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Để làm rõ nội dung của đề tài nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu một số tài liệu có liên quan trực tiếp tới vấn đề nghiên cứu. Tác giả thu thập tài liệu về tình hình công tác xã hội giúp đỡ đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là phụ nữ thiểu số phát triển kinh tế.

Trước tiên là tìm hiểu và nghiên cứu các kế hoạch, báo cáo của địa phương liên quan đến vấn đề nghiên cứu, nhằm thu thập được các số liệu chính xác, khách quan và cụ thể nhất, bổ sung để hoàn chỉnh đề tài.

Tìm hiểu về các chủ trương, chính sách của nhà nước có liên quan bao gồm các chính sách, chương trình ưu tiên cho đồng bào dân tộc thiểu số của Đảng, Nhà nước. Các văn bản Nghị định, Quyết định, chương trình, dự án dành riêng cho đối tượng này. Những thông tin trong các văn bản này trở thành cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. Các tài liệu này được chúng tôi sử dụng trong phần lý do chọn đề tài, phần tổng quan và phần đề xuất giải pháp.

Tài liệu là các giáo trình, bài báo, từ điển: các giáo trình liên quan tới nhân học, dân tộc thiểu số, tài liệu thuộc chuyên ngành công tác xã hội. Các nguồn tài liệu này giúp cho tác giả nắm rõ và đánh giá các được vai trò, nhiệm vụ của công tác xã

hội trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình chính sách ưu tiên với cộng đồng dân tộc thiểu số khắp cả nước.

Tài liệu là các luận văn của các tiến sĩ, thạc sĩ nghiên cứu về vấn đề phát triển, trợ giúp phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số các vùng trong cả nước. Kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tìm ra cũng là nguồn tài liệu, thông tin quan trọng hỗ trợ cho tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài này đa chiều và khách quan hơn. Những công trình nghiên cứu này được chúng tôi vận dụng trong phần tổng quan về vấn đề nghiên cứu.

9.2.2. Phương pháp điều tra bằng Anket

Phương pháp này nhằm nắm được những thông tin về quá trình giúp đỡ của công tác xã hội với phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế gia đình tại xã Quang Huy huyện Phù Yên tỉnh Sơn La.

Nhà nghiên cứu xây dựng hệ thống bảng hỏi liên quan đến vấn đề vai trò, nhiệm vụ, kết quả mang lại của công tác xã hội với phụ nữ dân tộc thiểu số trong việc phát triển kinh tế gia đình tại xã, nhận thức và nguyện vong của PN DTTS với công tác xã hội.

Tác giả sau khi hoàn thiện bảng hỏi, tiến hành phát và thu phiếu điều tra tại các bản thuộc xã; phát phiếu điều tra cho các đối tượng phụ nữ dân tộc thiểu số theo lỷ lệ thuận số lượng dân tộc đó trong xã. Cụ thể: Dân tộc Thái có số lượng nhiều nhất thì số lượng phiếu điều tra phát ra với nhóm này cũng nhiều hơn; đồng thời cũng tiesn hành khảo sát theo sự phân bố dân cư của xã tại bản vùng thấp chủ yếu người Thái và người Mường sinh sống; các bản vùng cao là nơi cư trú chủ yếu của đồng bào người H’Mông. Nhà nghiên cứu hướng dẫn chị em dân tộc thiểu số cách trả lời bảng hỏi, lựa chọn đáp án theo ý kiến của họ; đối với chị em chưa hiểu hết hoặc chưa nói được tiếng phổ thông thì nhà nghiên cứu nhờ tới sự trợ giúp của chi hội trưởng chi hội phụ nữ của bản giải thích và truyền đạt (đối với dân tộc H’Mông); còn đối với dân tộc Thái và Mường, trường hợp này nhà nghiên cứu có thể tự giải thích vì bản thân tác giả là người địa phương và hiểu được, giao tiếp được bằng tiếng Thái và tiếng Mường.

Sau khi tiến hành phát và thu về phiếu khảo sát, tác giả tiến hành phân tích xử lý số liệu và trình bày cụ thể trong đề tài.

9.2.3. Phương pháp quan sát

Tác giả quan sát cách thức, quá trình tham gia sản xuất lao động, làm kinh tế của PN DTTS xã Quang Huy huyện Phù Yên tỉnh Sơn La dưới sự giúp đỡ của công tác xã hội. Trực tiếp quan sát đối tượng và môi trường làm việc của họ, ghi lại thời gian làm việc, hoạt động, nội dung công việc và kết quả đạt được của các gia đình, thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu.

Qua quan sát phát hiện được những nền tảng, tiềm năng, động lực, kinh nghiệm, cơ hội tiếp cận, lao động, làm việc để phát triển kinh tế gia đình của phụ nữ dân tộc thiểu số; thấy được hiệu quả mà công tác xã hội mang lại cũng như những hiện trạng công việc mà chưa có sự hỗ trợ của công tác xã hội.

9.2.4. Phương pháp phỏng vấn

Tác giả kết hợp quá trình điều tra anket với phỏng vấn trực tiếp một số chị em phụ nữ DTTS và cán bộ địa phương, đặc biệt là lãnh đao và cán bộ phụ trách mảng chính sách và thực hiện các chính sách ưu tiên với đồng bào dân tộc thiểu số trong phát triển sản xuất, qua đó, thu thập thêm những thông tin về nhận thức cũng như nguyện vọng của phụ nữ dân tộc thiểu số tại xã với công tác xã hội trong việc phát triển kinh tế gia đình.

Quá trình phỏng vấn được ghi ché cụ thể và chi tiết tại các biên bản phỏng vấn trình bày tại phần phụ lục của đề tài.

Chƣơng 1: Lý luận và thực tiễn về công tác xã hội trong hỗ trợ phát triển sản xuất của phụ nữ dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội với phụ nữ dân tộc thiểu số trong việc phát triển kinh tế gia đình (nghiên cứu trường hợp xã quang huy huyện phù yên tỉnh sơn la) (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)