Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội với phụ nữ dân tộc thiểu số trong việc phát triển kinh tế gia đình (nghiên cứu trường hợp xã quang huy huyện phù yên tỉnh sơn la) (Trang 38 - 40)

9. Phương pháp nghiên cứu

1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

Trong nhiều năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có rất nhiều chương trình, chính sách ưu tiên cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đặc biệt là các chính sách về xóa mù chữ, xóa đói nghèo, hỗ trợ về cơ sở vật chất hạ tầng cho người dân, ngày càng đảm bảo hơn sự công bằng và tiến bộ giữa các dân tộc và vùng miền trong cả nước.

An sinh xã hội có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển và ổn định kinh tế - xã hội, góp phần làm giảm bớt khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, xây dựng một xã hội văn minh.

An sinh xã hội là một trong các chính sách xã hội cơ bản thể hiện đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hướng vào mục tiêu phát triển con người, thúc đẩy công bằng và tiến bộ, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, phù hợp với điều kiện trên mọi lĩnh vực của đất nước.

Đề tài “Công tác xã hội với phụ nữ dân tộc thiểu số trong việc phát triển kinh tế gia đình (Nghiên cứu trường hợp xã Quang Huy huyện Phù Yên tỉnh Sơn La” vận dụng các chính sách an sinh xã hội trong toàn bộ nghiên cứu. Quá trình tiến hành công tác xã hội với phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế gia đình chịu sự chi phối và ảnh hưởng từ hệ thống an sinh xã hội của nước ta.

Sử dụng các chính sách an sinh xã hội trong nghiên cứu này nhằm đánh giá được tiềm năng sẵn có và những nguồn lực cần huy động trong và ngoài cộng đồng xã Quang Huy, huyện Phù Yên tỉnh Sơn La. Phân tích hệ thống an sinh thì xác định được các nguồn lực liên quan, tác động và ảnh hưởng tới tiến trình công tác xã hội trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình với cộng đồng phụ nữ các dân tộc thiểu số và ngược lại công tác xã hội đã thực hiện vai trò và nhiệm vụ của mình ra sao trong việc sử dụng những tiềm năng sẵn có đó cho việc giải quyết và đáp ứng các nhu cầu của PN DTTS. Từ đó, xác định được những nguyện vọng mà phụ nữ dân tộc thiểu số xã Quang Huy huyện Phù Yên tỉnh Sơn La mong muốn với công tác xã hội, công tác xã hội tìm được giải pháp khắc phục, có cách giải quyết hợp lý, hoặc có được những mặt mạnh, những thuận lợi làm nền tảng, động lực, nhân tố thúc đẩy cho quá trình phát triển kinh tế gia đình của đối tượng này.

Công tác xã hội là cầu nối đưa chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước, các cơ quan, đơn vị chức năng như ngân hàng chính sách, tín dụng, quỹ hội phụ nữ với đồng bào DTTS, đặc biệt là phụ nữ, luôn luôn sâu sát nắm bắt mọi điều hoàn cảnh, điều kiện của mỗi chị em phụ nữ DTTS để kịp thời hỗ trợ, tạo cơ hội tiếp cận vốn đầu tư những hình thức phát triển kinh tế phù hợp. Đồng thời, công tác xã hôi phối hợp với tập thể lãnh đạo địa phương, các phòng ban liên quan trong xã như Hội phụ nữ, Hội Nông dân, cán bộ khuyến nông …thường xuyên tạo điều kiện để PN DTTS được tham gia các lớp tập huấn, tiếp cận và nâng cao hiểu biết, cập nhật và nắm bắt thông tin mới nhất về tình hình cũng như các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế.

Viêc tìm hiểu, huy động được các chính sách an sinh xã hội để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số cho thấy mức độ ảnh hưởng và hiệu quả của công tác xã hội mang lại, tác động của nó tới việc phát triển kinh tế gia đình của phụ nữ dân tộc thiểu số xã Quang Huy huyện Phù Yên tỉnh Sơn La từ đó thấy được sự khác biệt rõ rệt của các hoạt động kinh tế cũng như những lĩnh vực khác khi đã và chưa có sự tham gia của công tác xã hội.

Qua đây, giúp phụ nữ dân tộc thiểu số nhận thức được vai trò của công tác xã hội trong vấn đề hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình, góp phần vào kinh tế địa phương, đất nước, nêu cao tinh thần và trách nhiệm vượt khó khăn, làm giàu chính đáng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội với phụ nữ dân tộc thiểu số trong việc phát triển kinh tế gia đình (nghiên cứu trường hợp xã quang huy huyện phù yên tỉnh sơn la) (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)