Đáp án SLYK %
A. Công tác xã hội là một dịch vụ 30 15,8
B. Công tác xã hội đơn thuần là một hoạt động nhân đạo từ thiện: trợ giúp người nghèo, neo đơn, bệnh tật.
86 45,3
C. Công tác xã hội là một khoa học, ứng dụng 29 15,3 D. Công tác xã hội như một khoa học, một nghề nghiệp phi
lợi nhuận. Sự giúp đỡ không mang ý nghĩa ban ơn, trả ơn hoặc bất kỳ một sự báo đáp nào. Đối tượng phục vụ của nghề này chủ yếu nhằm vào những cá nhân, nhóm hay cộng đồng yếu thế để giúp họ ổn định cuộc sống. CTXH không trực tiếp tạo ra tiền bạc và của cải, nhưng nó góp phần vào sự phát triển xã hội. 112 58,9 0 10 20 30 40 50 60 A B C D % ý kiến
Biểu đồ 2.1. Nhận thức về công tác xã hội
Qua tìm hiểu và khảo sát PN DTTS trong xã Quang Huy huyện Phù Yên tỉnh Sơn La cho thấy có tới 58,9% số ý kiến trả lời cho rằng "Công tác xã hội như một
nhằm vào những cá nhân, nhóm hay cộng đồng yếu thế để giúp họ ổn định cuộc sống. CTXH không trực tiếp tạo ra tiền bạc và của cải, nhưng nó góp phần vào sự phát triển xã hội". Có 86 ý kiến số người được hỏi chiếm 45,3% lựa chọn câu trả lời
"Công tác xã hội đơn thuần là một hoạt động nhân đạo từ thiện: trợ giúp người nghèo, neo đơn, bệnh tật.", bên cạnh đó cũng có một số ý kiến người được hỏi lựa chọn các đáp án khác. Các phiếu điều tra được khảo sát trên 190 phụ nữ dân tộc thiểu số và họ có trình độ và khả năng nhận thức khác nhau vì vậy có nhiều quan điểm và cách hiểu khác nhau.
Tuy nhiên, từ kết quả trên đặt ra một nhiệm vụ với công tác xã hội của địa phương phải thường xuyên tổ chức tuyên truyền, tập huấn, thực hiện tốt vai trò giáo dục của công tác xã hội để PN DTTS cũng như đồng bào dân tộc thiểu số toàn xã có cơ hội hộc tập, nâng cao hiểu biết và khả năng nhận thức đầy đủ, hạn chế sai lệch về công tác xã hội, đồng thời gia đình cần tạo điều kiện thuận lợi nhất để PN DTTS được giao lưu học hỏi, bản thân PN DTTS không ngừng trau dồi, tự học, tự tìm hiểu nhằm nâng cao hiểu biết trong lĩnh vực này.
2.2.1.2. Nhận thức về vai trò của công tác xã hội trong hỗ trợ phát triển kinh tế.
Bên cạnh việc tìm hiểu nhận thức của người dân về “Công tác xã hội”, chúng tôi cũng khảo sát thêm hiểu biết của họ về vai trò của công tác xã hội thông qua câu hỏi số 5 (phụ lục1): “Bác/cô/chị cho biết công tác xã hội có những vai trò gì trong
Bảng 2.5. Nhận thức về vai trò của công tác xã hội trong hỗ trợ phát triển kinh tế
Đáp án SLYK %
A. Nhân viên công tác xã hội thực hiện vai trò điều phối, kết nối dịch vụ. Huy động nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động sản xuất và phát triển kinh tế. Tìm kiếm và kết nối đầu ra cho sản phẩm kinh tế của người dân.
33 17,4
B. Nhân viên công tác xã hội là người tạo khả năng cho người dân bằng hình thưc tư vấn, hướng nghiệp dạy nghề phù hợp cho chị em phụ nữ.
20 10,5
C. Có vai trò biện hộ cho người dân. Tìm hiểu những nhu cầu, mong muốn của họ về việc phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế, phân tích và tìm ra giải pháp thực hiện những nhu cầu, mong muốn đó.
28 14,7
D. Thực hiện vai trò giáo dục của công tác xã hội. Nhân viên công tác xã hội phối hợp tổ chức tập huấn, tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho người dân về phát triển kinh tế và một số hoạt động hỗ trợ khác.
25 13,2
E. Tạo môi trường thuận lợi, gắn kết người dân với các cá nhân, tổ chức có tác động tới việc phát triển kinh tế, sản xuất của họ. Đồng thời, thường xuyên theo dõi, giám sát quá trình phát triển sản xuất của người dân để có những biện giúp đỡ kịp thời.
18 9,47
F. Tất cả các đáp án trên. 106 55,8
(Nguồn: Điều tra thực tế tại địa phương 9/2016)
Bảng số liệu trên cho thấy, có tới 55,8% số PN DTTS trong xã được hỏi lựa chọn đáp án F: "Tất cả các đáp án trên". Có nghĩa là đa số người dân cho rằng công tác xã hội có nhiều vai trò trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế, mỗi vai trò này đều có tác động nhất định tới quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Ngoài ra, cũng có một vài ý kiến riêng lẻ về vai trò của công tác xã hội. Qua tìm hiểu có thể lý giải
cho việc chọn đáp án trên của người được khảo sát bởi một vài lý do như: vai trò đó đáp ứng mong muốn, nhu cầu hiện tại của họ; họ cho rằng vai trò đó là quan trọng nhất, hoặc cũng thể họ chưa nắm hết vai trò của công tác xã hội ảnh hưởng tới sự phát triển sản xuất, kinh tế gia đình họ như thế nào; số ít PN chưa hiểu được về chương trình này do trình độ nhận thức chưa cao cộng thêm khó khăn trong vấn đề tiếp cận với thông tin đại chúng gây hạn chế lớn cho việc nhận thức của PN DTTS trong xã đặc biệt là đồng bào dân tộc Mông sống cách xa trung tâm.
Có thể thấy số đông PN DTTS được khảo sát đã nắm được vai trò của công tác xã hội trong hỗ trợ phát triển kinh tế một cách đơn giản nhất, chỉ có số ít PN DTTS được hỏi chưa nắm được đầy đủ và rõ ràng.
Do đó, chính quyền địa phương trong đó có cán bộ công tác xã hội cần phối hợp với các cơ quan, ban ngành tổ chức tuyên truyền và phổ biến cho nhân dân nắm được đầy đủ mục đích, nội dung, ý nghĩa và vai trò công tác xã hội với việc giúp đỡ họ tham gia phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế của gia đình, địa phương. Từ đó có sự phối hợp chặt chẽ giữa họ và nhân viên công tác xã họi cũng như với địa phương nhằm phát huy và vận dụng tối đa nhiệm vụ công tác xã hội để đem lại cuộc sống ổn định cho người dân.
2.2.2. Thực trạng tiến hành công tác xã hội trong hỗ trợ phát triển kinh tế trên địa bàn xã Quang Huy huyện Phù Yên tỉnh Sơn La trên địa bàn xã Quang Huy huyện Phù Yên tỉnh Sơn La
2.2.2.1. Những tổ chức tiến hành công tác xã hội
Để trả lời cho câu hỏi “Ai là người tiến hành công tác xã hội ở xã Quang Huy?”. Chúng tôi tổ chức khảo sát với 190 phụ nữ dân tộc thiểu số, nội dung câu hỏi số 6 (phụ lục 1): “Theo bác/cô/chị những tổ chức nào tiến hành công tác xã hội
trên địa bàn xã Quang Huy huyện Phù Yên tỉnh Sơn La?” và thu được kết quả như
Bảng 2.6. Tổ chức tiến hành công tác xã hội tại xã Quang Huy
Vai trò SLYK %
A. Lãnh đạo địa phương 31 16,3
B. Hội phụ nữ, Hội nông dân. 14 7,4
C. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 23 12,1 D. Một số tổ chức, cơ quan Hội khác trực tiếp thực
hiện các chính sách hỗ trợ. 12 6,3 E. Tất cả đều đúng 110 57,9 0 10 20 30 40 50 60 A B C D E % ý iến
Biểu đồ 2.2. Tổ chức tiến hành công tác xã hội tại xã Quang Huy
Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ trên có thể nhận xét: Có hơn một nửa số PN DTTS được khảo sát nắm được tổ chức tiến hành công tác xã hội của xã Quang Huy, con số này là 57,9% trên tổng số 100%.
Nhìn vào kết quả nghiên cứu trên có tới 16,3% PN DTTS được hỏi lựa chọn lãnh đạo địa phương là tổ chức duy nhất tiến hành công tác xã hội của xã. Mức độ thấp nhất mà người được khảo sát nhận định là một số tổ chức, cơ quan Hội khác trực tiếp thực hiện các chính sách hỗ trợ là người tiến hành công tác xã hội, chiếm
Để nắm rõ hơn về kết quả khảo sát này, chúng tôi tiến hành phỏng vấn một số PN DTTS trong xã với câu hỏi: "Cô có thể kể một số tổ chức Hội, cơ quan đã thực hiện chính sách hỗ trợ trong việc phát triển kinh tế?", câu trả lời là: "Ngoài cán
bộ, lãnh đạo của xã trong đó có Hội Nông dân, phụ nữ, theo tôi còn có một số tổ chức hay nhóm tình nguyện nữa. " (Cô Nguyễn Thị Mưu - 50 tuổi - bản Mo 2 - xã
Quang Huy). Thực tế những PN DTTS được hỏi đều cho rằng lãnh đạo địa phương, cán bộ Hội Nông dân, phụ nữ và một số tổ chức tình nguyện là người trực tiếp tiến hành công tác xã hội tại xã.
Phụ nữ nói riêng và đồng bào dân tộc thiểu số nói chung đã phần nào nắm được những tổ chức, đơn vị, cá nhân tiến hành công tác xã hội trên địa bàn xã. Tuy nhiên vẫn có một số ý kiến chỉ dừng lại và cho rằng công tác xã hội do một bộ phận, một tổ chức riêng lẻ của xã thực hiện. Vì vậy, địa phương cần phải tăng cường làm tốt công tác giáo dục, phổ biến tuyên truyền và tăng cường công tác giám sát, kiểm tra thực tế, đi sâu vào địa bàn cư trú của người dân để đồng bào DTTS có thể nắm được cụ thể những cá nhân, tổ chức hay đơn vị nào của xã đang tiến hành giúp đỡ họ phát triển sản xuất.
2.2.2.2. Kết quả tiến hành các hoạt động hỗ trợ của công tác xã hội
Để nắm được kết quả cụ thể sau khi tiến hành các hoạt động hỗ trợ của công tác xã hội, chúng tôi tổ chức khảo sát với câu hỏi phỏng vấn số 7 (phụ lục 1): “Theo
bác/cô/chị các hoạt động phát triển kinh tế được công tác xã hội hỗ trợ mang lại kết quả như thế nào?”, kết hợp tổng hợp số liệu từ báo cáo của xã sau khi kết thúc hỗ
trợ theo giai đoạn hoặc kết thúc các chương trình, chính sách hỗ trợ.
Trong báo cáo số 04/BC-HĐND ngày 19/8/2016 của Hội đồng Nhân dân xã Quang Huy về kết quả thực hiện chính sách dân tộc năm 2015 trên địa bàn xã đã chỉ ra:
“Năm 2015 là năm thứ 10 thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn nói chung; 08 năm thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp đến bản, hộ thuộc Chương trình 135; 04 năm thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân hộ nghèo vùng khó khăn thuộc Chương trình 102/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ, đã tạo ra
nhận thức mới trong nhân dân trong việc sử dụng vốn đầu tư, hỗ trợ, đồng thời nhân rộng được diện tích cây trồng có hiệu quả kinh tế cao như ngô, sắn.
Cán bộ Đảng, chính quyền từ xã đến bản nhận thức sâu sắc được việc thực hiện chính sách dân tộc nói chung, chính sách dân tộc hỗ trợ hộ nghèo vùng khó khăn nói riêng nhằm cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nghèo trong xã một cách bền vững; giảm khoảng cách phát triển giữa vùng thấp và vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn”.
Theo số liệu trong báo cáo Chính trị của BCH Đảng bộ xã khoá XX
Trình tại Đại hội, Đại biểu Đảng bộ xã khoá XXI (Nhiệm kỳ 2015 - 2020) đã chỉ ra thành tựu mà xã đạt được trong giai đoạn vừa qua, cụ thể :
“ Kinh tế tăng trưởng ở mức trung bình khá; tổng thu nhập sản phẩm toàn xã hội của xã là: 630.750.806.000 đồng; Bình quân/năm 126.150.161.000 đồng; Bình quân đầu người 16.600.000đồng người/năm; (Trong đó: năm 2010: 98 tỷ; năm 2011: 107 tỷ; năm 2012: 116 tỷ; năm 2013: 142 tỷ; năm 2014: 167,750.806.000 đồng).
Tổng diện tích gieo trồng trên nương có hạt: 248,15 ha/năm; sản lượng đạt: 600,45 tấn/năm.
Tổng diện tích cây trồng vụ 3: 53ha/năm vượt 353,33% so với chỉ tiêu huyện giao.
Chăn nuôi được phát triển, trọng tâm là chăn nuôi gia súc, gia cầm, đối với vùng thấp và vùng cao.
Giao thông thường xuyên được tu sửa lại đường liên thôn liên bản Suối Ó 1 - Suối Ó 2, tu sửa được 7 km tuyến đường Nà Xá - Suối Ó; tuyến Suối Ó, Suối Gióng 11,5 km cơ bản được đảm bảo.
Kết quả việc thực hiện Chương trình 30a của Chính phủ trên địa bàn xã cũng thu được những kết quả cụ thể:
Hỗ trợ giống cỏ: 93 hộ, diện tích 10,93 ha, số lượng giống 9.982,34 kg. Hỗ trợ khai hoang: Tổng số 65 hộ, diện tích 52.900m2, số tiền 52.900.000đồng. Hỗ trợ làm chuồng: 185 hộ, số tiền: 185.000.000 đồng.
Cải tạo ao: 25 hộ, diện tích 6.710m2, số tiền 25.000.000 đồng. Hỗ trợ muối: 707 hộ, số lượng 12.624 kg.
Hỗ trợ giống Ếch: 20 hộ, số lượng 40.000 con. Hỗ trợ giống cá: 46 hộ, số lượng 24.308 con. Hỗ trợ giống lợn: 280 hộ, số lượng 280 con. Đào tạo nghề: 18 bản, số học viên 137. Hỗ trợ gạo: 289 hộ, số lượng 284,85 kg.
Hỗ trợ giống lúa BC 15: 16.585 kg; phân NPK 108.560 kg; phân đạm 8.075 kg; kali 1.464 kg.
Giống ngô: 610 kg. Hỗ trợ giống bò: 45 con.
Hỗ trợ sản xuất: 636 hộ, diện tích 29,1 ha, số tiền 39.000.000đ. Mô hình khuyến nông: Số bản 2 bản, số lượng 2 máy.
Đây là những kết quả cần phải cố gắng phát huy và nhân rộng để giúp cho đời sống người dân được cải thiện, nghèo đói từng bước được đẩy lùi, kinh tế phát triển và bền vững.
Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới nhân dân và Nhà nước phối hợp xây dựng các tuyến đường, nhà văn hóa bản. Kết quả đã đạt được 8/19 tiêu chí về nông thôn mới.
Lĩnh vực văn hoá, giáo dục đào tạo, y tế, thể dục thể thao, xoá đói giảm nghèo, các chính sách xã hội đều đạt được những thành tựu khá cao.
Làm tốt công tác khen thưởng, công tác khuyến học, khuyến tài kịp thời đối với giáo viên và học sinh đạt xuất sắc trong các đợt thi đua hàng năm. Tỷ lệ học sinh chuyển lớp đạt 98%, chuyển cấp đạt 95%.
Chương trình xoá đói giảm nghèo luôn được quan tâm thực hiện: Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về giảm nghèo nhanh và bền vững. Toàn xã có 284 hộ nghèo, đã được hỗ trợ 124 hộ xoá nhà tạm, hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng 35 nhà các hộ còn lại đang đề nghị được hỗ trợ trong các năm tiếp theo.
2.2.2.3. Ảnh hưởng và mức độ tác động của CTXH trong hỗ trợ phát triển kinh tế.
Các giải pháp công tác xã hội hỗ trợ phát triển kinh tế xã Quang Huy mang lại những kết quả tích cực, góp phần ổn định đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, các giải pháp này không chỉ tác động tới kinh tế mà còn tác động trên các lĩnh vực văn hóa - giáo dục, y tế, an ninh, chính trị trên địa bàn xã.
Khi cuộc sống của người dân được đầy đủ về kinh tế sẽ có tác động tích cực tới nhiều mặt. Chẳng hạn, giảm tệ nạn xã hội, giảm thất nghiệp, tạo việc làm cho người dân trong độ tuổi lao động của xã, trẻ em có điều kiện được tới trường, tình hình giáo dục địa phương được cải thiện, góp phần nâng cao hiểu biết của người dân, đưa họ tới gần hơn với tiến bộ khoa học kỹ thuật của nhân loại, giảm khoảng cách chênh lệch giàu nghèo của các vùng miền cũng như tạo sự bình đẳng và công bằng về mọi mặt giữa các dân tộc trong cả nước
Nhằm nghiên cứu ảnh hưởng và mức độ tác động của CTXH trong hỗ trợ phát triển kinh tế, chúng tôi sử dụng câu hỏi phỏng vấn sâu câu hỏi số 8 (phụ lục 1) với nội dung: “Sự ảnh hưởng của các hoạt động công tác xã hội tới kinh tế gia đình
bác/cô/chị ra sao?”