Thực trạng phát triển kinh tế gia đình của phụ nữ dân tộc thiểu số xã Quang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội với phụ nữ dân tộc thiểu số trong việc phát triển kinh tế gia đình (nghiên cứu trường hợp xã quang huy huyện phù yên tỉnh sơn la) (Trang 51 - 54)

9. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Thực trạng phát triển kinh tế gia đình của phụ nữ dân tộc thiểu số xã Quang

Quang Huy huyện Phù Yên tỉnh Sơn La

2.1.1. Các hoạt động kinh tế chính

Để nắm được một cách khách quan nhất về hoạt động kinh tế chính của gia đình các DTTS trong xã Quang Huy, chúng tôi đã tiến hành điều tra trưng cầu ý kiến với 190 đối tượng là phụ nữ DTTS sinh sống trên địa bàn xã bằng câu hỏi số 01 (phụ lục 1): "Hoạt động kinh tế chính của gia đình bác/ cô/ chị là gì?", qua đó thu được kết quả như sau:

Bảng 2.1. Hoạt động kinh tế chính

Hoạt động kinh tế SLYK %

A.Trồng trọt 128 67,4 B. Chăn nuôi 112 58,9 C. Buôn bán 36 18,9 D. Làm nghề thủ công truyền thống 15 7,9 E. Hình thức khác 12 6,3

Kết quả trên cho thấy hoạt động kinh tế chủ yếu của các gia đình DTTS trong xã là hoạt động nông nghiệp, cụ thể có tới 67,4% người được khảo sát cho rằng hoạt động trồng trọt là hoạt động kinh tế chính; 58,9% người được khảo sát cho rằng hoạt động chăn nuôi là hoạt động chính.

Ngoài hoạt động kinh tế chính là nông nghiệp ở hầu hết các gia đình, còn có những gia đình thu nhập chính từ các hình thức khác nhưng tỷ lệ này không đáng kể: có 18,9% người được khảo sát cho biết hoạt động kinh tế chính của gia đình họ là buôn bán; một số ý kiến được khảo sát thì hoạt động kinh tế chính của họ là hình thức khác, qua tìm hiểu thì được biết nằm trong số này là công chức nhà nước, thợ xây dựng, cửu vạn...và làm nghề thủ công truyền thống là hình thức chính của gia

đình họ, qua tìm hiểu được biết một số nghề thủ công truyền thống của gia đình dân tộc thiểu số là dệt vải thổ cẩm, đan lát...vv. Lý giải cho thực trạng này có một số nguyên nhân chính như hầu hết các gia đình buôn bán là những gia đình ít người, không có sức khỏe để lao động chân tay, hay cửa hàng nằm tại các ngã ba, nơi có nhiều gia đình sinh sống; những người lao động nặng nhọc như cửu vạn, thợ xây là chủ yếu là không có vốn, sức khỏe tốt hay kết thúc mùa vụ không còn công việc khác...

Qua khảo sát 190 đối tượng là PN DTTS tại xã Quang Huy huyện Phù Yên tỉnh Sơn La cho thấy, hoạt động kinh tế chính trên địa bàn xã là hoạt động nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi). Địa hình lòng chảo, đất tương đối màu mỡ tạo điều kiện cho người dân phát triển trồng trọt đặc biệt là trồng lúa nước, dòng suối Tấc cung cấp nước tưới tiêu cho toàn bộ cánh đồng trong xã, đối với người dân vùng cao chủ yếu là trồng ngô, đỗ tương, nấm rơm và trồng lúa nương phù hợp với điều kiện đất đồi thoải.

2.1.2. Thuận lợi và khó khăn của PN DTTS trong quá trình phát triền kinh tế gia đình đình

Trong quá trình phát triển kinh tế gia đình PN DTTS xã Quang Huy huyện Phù Yên tỉnh Sơn La đã có được những thuận lợi và gặp phải một số khó khăn nhất định.

Để tìm hiểu những thuận lợi của PN DTTS trong PT KTGĐ xã Quang Huy chúng tôi đã đưa ra câu hỏi số 2 (phụ lục 1), với nội dung câu hỏi là: "Trong quá trình phát triển kinh tế gia đình bác/ cô/ chị có được những thuận lợi gì?" thu được kết quả là:

Bảng 2.2. Thuận lợi trong phát triển kinh tế gia đình

Thuận lợi SLYK %

A. Được sự ủng hộ, giúp đỡ của gia đình, đặc biệt là chồng 35 18,4 B. Được vay vốn phát triển kinh tế gia đình 18 9,5 C. Có cơ sở vật chất như đất đai, phân bón, giống 16 8,4 D. Địa phương quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi 16 8,4

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy có tới 105/190 chiếm 55,3% số ý kiến được khảo sát trả lời đã có được những thuận lợi trong quá trình phát triển kinh tế gia đình họ: được sự ủng hộ, giúp đỡ của gia đình, đắc biệt là chồng; được vay vốn phát triển kinh tế; có cơ sở vật chất như đất đai, phân bón, giống; được địa phương quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi.

Ngoài ra có tới 35/190 ý kiến cho rằng nhờ được sự quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ của gia đình mà họ có được thuận lợi trong quá trình tham gia phát triển kinh tế.

Từ kết quả điều tra có thể thấy gia đình và địa phương đã tạo điều kiện hỗ trợ giúp đỡ PN DTTS tham gia phát triển kinh tế gia đình họ và cũng thấy được mong muốn vươn lên làm giàu của PN DTTS xã Quang Huy.

Để tìm hiểu khó khăn của PN DTTS trong phát triển kinh tế gia đình chúng tôi đặt câu hỏi số 3 (phụ lục 1): "Trong quá trình phát triển kinh tế gia đình bác/ cô/ chị đã gặp phải những khó khăn gì?", kết quả thu được như sau:

Bảng 2.3. Khó khăn trong phát triển kinh tế gia đình

Khó khăn SLYK %

A. Nguồn lực (vốn, nhân lực...), các phương tiện, máy móc hạn chế.

22 11,6

B. Kiến thức, kỹ năng 21 11,1

C. Thị trường tiêu thụ sản phẩm 23 12,1

D. Chưa thật sự nhận được sự quan tâm và tạo điều kiện từ địa phương

12 6,3

E. Tất cả cá phương án trên 112 58,9

Kết quả điều tra cho thấy, có tới 58,9% PN DTTS được khảo sát cho rằng vấn đề khó khăn mà họ gặp phải trong quá trình phát triển kinh tế gia đình là nguồn lực (vốn, nhân lực...), kiến thức, kỹ năng, thị trường tiêu thụ sản phẩm, họ chưa nhận được sự quan tâm từ phía địa phương, phương tiện, máy móc hạn chế.

Có thể thấy phụ nữ DTTS trên địa bàn gặp phải khá nhiều khó khăn, trong đó nguồn lực về vốn là một trong những khó khăn lớn nhất cản trở sự tham gia phát

triển kinh tế của họ. Vì vậy, các cơ quan chức năng, địa phương, đặc biệt là ngân hàng chính sách, ngân hàng phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cán bộ công tác xã hội địa phương cần phối kết hợp tạo điều kiện hơn nữa để giúp cho người dân có nguồn vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng là nguyên nhân lớn cần được giải quyết kịp thời. Các sản phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp mà người dân sản xuất ra cần phải có đầu mối tiêu thụ ổn định, liên tục, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng các vùng miền. Nhiệm vụ đặt ra cho cán bộ địa phương trong đó có cán bộ công tác xã hội cần thực hiện vai trò kết nối, huy động và tìm hiểu thị trường tiêu thụ sản phẩm để người dân tập trung và yên tâm sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội với phụ nữ dân tộc thiểu số trong việc phát triển kinh tế gia đình (nghiên cứu trường hợp xã quang huy huyện phù yên tỉnh sơn la) (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)