Các khái niệm công cụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội với phụ nữ dân tộc thiểu số trong việc phát triển kinh tế gia đình (nghiên cứu trường hợp xã quang huy huyện phù yên tỉnh sơn la) (Trang 33 - 38)

9. Phương pháp nghiên cứu

1.1. Các khái niệm công cụ

1.1.1. Khái niệm Công tác xã hội

Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó. Nghề Công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, tạo sự tương tác con người - môi trường. Nhân quyền và Công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề".

Công tác xã hội được coi là một khoa học ứng dụng, là một hoạt động nhân đạo từ thiện, là một dịch vụ xã hội.

Tuy nhiên có rất nhiều định nghĩa và quan điểm khác nhau.

- Theo NASW –Hiệp hội nhân viên xã hội quốc gia: CTXH là những hoạt động chuyên nghiệp nhằm mục đích giúp đỡ các cá nhân, nhóm và cộng đồng trong hoàn cảnh khó khăn, để họ tự phục hồi chức năng hoạt động trong xã hội và để tạo ra các điều kiện thuận lợi cho họ đạt được những mục đích cá nhân.

- Theo Từ điển XHH (G.Endruweit và G.Trommsdoff-NXB Thế giới, Hà Nội, 2001): CTXH là một dịch vụ đã chuyên môn hóa- một việc giúp đỡ có tính cá nhân-để giải quyết những vấn đề xã hội đặc biệt.

- Định nghĩa Công tác xã hội của Philippin: Công tác xã hội là một nghề chuyên môn, thông qua các dịch vụ xã hội nhằm phục hồi, tăng cường mối quan hệ qua lại giữa cá nhân và môi trường vì nền an sinh của cá nhân và toàn xã hội.

- Theo giáo trình “Công tác xã hội” - Lê Văn Phú-Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội- NXB Đại học Quốc gia Hà Nội:

+ “Công tác xã hội là sự vận dụng các lý thuyết khoa học về hành vi con người và hệ thống xã hội nhằm khôi phục lại các chức năng xã hội và thúc đẩy sự

thay đổi lien quan đến vị trí, địa vị, vai trò của cá nhân, nhóm, cộng đồng người yếu thế nhằm tới sự bình đẳng và tiến bộ xã hội.

+ Công tác xã hội còn là một dịch vụ đã chuyên môn hóa, góp phần giải quyết những vấn đề xã hội liên quan đến con người nhằm thảo mãn các nhu cầu căn bản của những cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội; mặt khác, góp phần giúp cá nhân tự nhận thức về vị trí, vai trò xã hội của chính mình”.

Đề án 32 (Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010) của Thủ tướng Chính phủ về phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020, cho thấy công tác xã hội là hoạt động nhằm góp phần giải quyết hài hòa những mối quan hệ giữa con người và con người, khắc phục và hạn chế phát sinh các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của các thân chủ, hướng tới một xã hội lành mạnh, công bằng, hạnh phúc cho người dân và xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến.

1.1.2. Khái niệm dân tộc thiểu số

Bách khoa từ điển các dân tộc Mỹ xuất bản năm 1962 định nghĩa: Dân tộc thiểu số là nhóm người có những đặc điểm riêng về nhân chủng, tôn giáo, xã hội, và kinh tế khác biệt với nhóm chủ yếu trong xã hội.

Để khắc phục được những kỳ thị dân tộc trong các định nghĩa về dân tộc, tiểu ban đặc biệt về chống nạn phân biệt chủng tộc và bảo vệ các dân tộc của Liên Hiệp Quốc đã đưa ra định nghĩa về dân tộc thiểu số. Theo đó, Dân tộc thiểu số là tập hợp những người có lịch sử và diện mạo văn hóa riêng; tồn tại và phát triển trên phần lãnh thổ thường là cách biệt với các vùng trung tâm cho đến trước khi bị xâm nhập bởi các xã hội từ bên ngoài. Họ tồn tại như những bộ phận xã hội dễ bị tổn thương và dễ nằm ngoài lề của sự phát triển.

Ở Việt Nam, trải qua hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp chống Đế quốc Mỹ cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, với chủ trương, đường lối của Đảng về vấn đề dân tộc, cách hiểu về dân tộc thiểu số vừa mang nội dung khoa học cụ thể vừa mang tính chính trị đúng đắn

Từ điển Tiếng việt (Viện Ngôn ngữ năm 1988) đưa ra định nghĩa ngắn gọn: Dân tộc thiểu số là dân tộc chiếm số dân ít so với dân tộc chiếm số dân đông nhất

trong một nước nhiều dân tộc. Theo cách hiểu này, ở Việt Nam trừ người Kinh là dân tộc đa số còn lại 53 dân tộc là dân tộc thiểu số

Từ điển Bách khoa (Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam 1995) đưa ra định nghĩa đầy đủ hơn: Dân tộc thiểu số là dân tộc có dân số ít, cư trú trong một quốc gia thống nhất đa dân tộc, trong đó có một dân tộc chiếm dân số đông. Trong quốc gia có nhiều thành phần dân tộc, mỗi dân tộc thành viên có hai thành viên ý thức: ý thức về tổ quốc mình sinh sống và ý thức về dân tộc mình. Các dân tộc thiểu số có thể cư trú tập trung hoặc rải rác, xen kẽ nhau, thường ở những vùng ngoại vi, vùng hẻo lánh, vùng điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn khó khăn, vì vậy nhà nước tiến bộ thường thực hiện chính sách bình đẳng dân tộc nhằm xóa bỏ những chênh lệch trong sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc đông người và các dân tộc thiểu số

Với quan niệm như vậy, bên cạnh những đặc điểm khác, một đặc điểm quan trọng khi hiểu về dân tộc có ít người so với dân tộc đa số chiếm phần đông cư dân trong một quốc gia. Hiểu như vậy thì người Hán ở Trung Quốc là dân tộc đa số, còn 55 dân tộc còn lại là dân tộc thiểu số. Cũng vây, ở nước Campuchia, người Khơme là dân tộc đa số nhưng ở Việt Nam, người Khơme là dân tộc thiểu số.

Trong đề tài này tác giả xin được sử dụng khái niệm dân tộc thiểu số trình bày trong Nghị định 05/2011/NĐ-CP, ngày 14/01/2011 của Chính phủ: “Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

1.1.3. Khái niệm phát triển kinh tế và kinh tế gia đình

- Khái niệm phát triển kinh tế

Phát triển kinh tế là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt kinh tế - xã hội của một quốc gia trong bối cảnh nền kinh tế đang tăng trưởng. Nội dung chủ yếu của phát triển kinh tế là:

Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế dài hạn, đây là điều kiện tiên quyết để tạo ra những tiến bộ về kinh tế - xã hội, nhất là ở các nước đang phát triển thu nhập thấp.

Thứ tư, đạt được sự cải thiện sâu rộng chất lượng cuộc sống của mọi thành viên trong xã hội như là hàng đầu và là kết quả của sự phát triển.

Theo Wikipedia tiếng việt, phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống.

Những vấn đề cơ bản của phát triển kinh tế:

- Điều kiện đầu tiên là phải có sự tăng trưởng kinh tế (gia tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế, nó phải diễn ra trong một thời gian tương đối dài và ổn định). - Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế: thể hiện ở tỉ trọng các vùng miền, ngành, thành phần kinh tế... thay đổi.

- Cuộc sống của đại bộ phận dân số trong xã hội sẽ trở nên tươi đẹp hơn: giáo dục, y tế, tinh thần của người dân được chăm lo nhiều hơn, môi trường được đảm bảo.

- Trình độ tư duy, quan điểm sẽ thay đổi.

- Để có thể thay đổi tư duy, quan điểm đòi hỏi phải mở cửa nền kinh tế

- Phát triển kinh tế là một quá trình tiến hóa theo thời gian và do những nhân tố nội tại (bên trong) quyết định đến toàn bộ quá trình phát triển đó.

Từ cơ sở trên chúng tôi trình bày khái niệm "Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế, cái mới ra đời thay thế cái cũ và lạc hậu. Nó bao gồm sự tăng trưởng về kinh tế, hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện."

- Khái niệm kinh tế gia đình

"Kinh tế gia đình" và "kinh tế hộ gia đình" là hai khái niệm có tính đồng nhất trong nhiều trường hợp nhưng không phải khi nào cũng có thể dùng thay thế cho nhau. Việc sử dụng hai cụm từ này cần phải theo các tình huống cụ thể.

Gia đình và hộ là hai khái niệm khác biệt. Một hộ có thể chỉ bao gồm một cá nhân, hay nhiều thành viên có hoặc không có quan hệ huyết thống với nhau. Hộ có thể là một gia đình hạt nhân, một gia đình mở rộng hay một đại gia đình.

Thông thường, gia đình và hộ trùng lên nhau tạo thành tên gọi hộ gia đình. Mỗi gia đình ở Việt nam hiện nay đều có sổ đăng ký hộ khẩu chủ hộ và quan hệ giữa các thành viên với chủ hộ.

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội năm 2001 - 2010 của Việt Nam xác định kinh tế hộ gia đình là một đơn vị sản xuất cơ sở, cần thiết cho quyền chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế vĩ mô, nhằm huy động mọi nguồn lực tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Kinh tế gia đình nói chung, hay kinh tế hộ gia đình nông nghiệp ở nông thôn được thực hiện quyền tự chủ và được quan tâm khuyến khích phát triển dưới hình thức hợp tác xã và các hình thức liên kết khác. Ngoài các chính sách bảo hộ quyền và nghĩa vụ, Nhà nước còn có các chính sách khác hướng tới việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, phổ biến ứng dụng công nghệ mới cho sản xuất chế biến, cung cấp dịch vụ vật tư, hỗ trợ tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho kinh tế hộ gia đình và trang trại.

Kinh tế gia đình là một hình thức sản xuất có sớm, xuất hiện từ khi gia đình được hình thành. Ngày nay hình thức sản xuất này đang chịu nhiều tác động và cũng đang tự chuyển mình để trở thành một thành phần kinh tế của xã hội phát triển, xã hội công nghiệp và xã hội hậu công nghiệp. Vì lẽ đó, cần tìm hiểu quyền tồn tại để nhận diện vị trí và vai trò của nó trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Theo tôi kinh tế gia đình được hiểu là một mô hình kinh tế quy mô gia đình,bao gồm các hình thức sản xuất kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, và một số hình thức khác dựa trên sức lao động của các thành viên trong gia đình, đem lại lợi ích cho gia đình.

1.1.4. Khái niệm Công tác xã hội với phụ nữ dân tộc thiểu số trong việc phát triển kinh tế gia đình

Cho đến nay vẫn chưa có khái niệm Công tác xã hội với phụ nữ dân tộc thiểu số trong việc phát triển kinh tế gia đình. Tác giả đưa ra khái niệm như sau: Công tác xã hội với phụ nữ dân tộc thiểu số trong việc phát triển kinh tế gia đình là quá trình cán bộ công tác xã hội tổng hợp, áp dụng các hoạt động phù hợp hỗ trợ, giúp đỡ phụ nữ dân tộc thiểu số phát huy tiềm năng sẵn có, khắc phục khó khăn tham gia phát triển kinh tế, làm tăng thu nhập các gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, xóa đói giảm nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội với phụ nữ dân tộc thiểu số trong việc phát triển kinh tế gia đình (nghiên cứu trường hợp xã quang huy huyện phù yên tỉnh sơn la) (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)