Nhận xét về thực hiện chương trình marketing cho sản phẩm

Một phần của tài liệu Đồ án quản trị marketing sản phẩm mì Omachi (Trang 60 - 64)

3.3.2 .Hệ thống kênh phân phối

3.5. Nhận xét về thực hiện chương trình marketing cho sản phẩm

 Với việc hoạch định và phối hợp thực hiện tốt các chiến lược 4p trong marketing của Omachi đã thành cơng với địn tấn cơng trực diện của mình. Nhờ đó đã giúp Masan Consumer tạo được chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, sẽ là rất thiếu sót nếu khơng nhắc đến sự hỗ trợ tuyệt vời của mạng lưới phân phối vốn

khá mạnh của Massan với các chủng loại sản phẩm thực phẩm tiêu dùng có cùng kênh với mì ăn liền..

 Trên cơ sở nghiên cứu chiến lược marketing cơ bản của Masan Consumer có thể thấy chiến lược sản phẩm và chiến lược giá có tính ổn định và nhất quán ngay từ ban đầu. Để thương hiệu mì Omachi có thể phát triển xa hơn, cần phải tăng cường nghiên cứu thị trường, tiếp tục cho ra dịng sản phẩm mì ăn liền với những hương vị mới và phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng.

 Về công tác nghiên cứu thị trường, Masan nên hợp tác với các công ty nghiên cứu thị trường lớn, có uy tín hiện nay như Nielsen, Buzzmetrics,… để có thể nắm rõ và đầy đủ nhu cầu người tiêu dùng sử dụng mì ăn liền nói chung cũng như về dịng sản phẩm mì ăn liền Omachi nói riêng. Bên cạnh đó, hoạt động nghiên cứu thị trường có thể thực hiện tại các điểm bán hàng như siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Cụ thể cần tăng cường thu thập các ý kiến khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm của mình để có những cải tiến sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

 Về việc cho ra sản phẩm mới, để tiếp nối thành công của những sản phẩm đi trước, Masan Consumer nên có những sản phẩm với những hương vị phong phú để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng vì mơi trường ln thay đổi nên khách hàng nhanh chóng tìm kiếm giá trị mới, từ đó yêu cầu Masan nên chuẩn bị một kế hoạch sẵn sàng cho điều này. Khi ra đời sản phẩm với hương vị mới Masan không chỉ thay đổi về hương vị mà còn thay đổi về bao bì để tạo sự mới lạ gây ấn tượng với khách hàng.

 Dựa trên cơ sở vai trò của chiến lược sản phẩm, ngồi đặc tính và thiết kế sản phẩm thì dịch vụ hỗ trợ sản phẩm cũng góp phần khơng nhỏ vào sự thành cơng của chiến lược sản phẩm mì Hảo hảo. Mở rộng dịch vụ chăm sóc khách hàng như chăm sóc khách hàng trực tiếp, dịch vụ cung cấp quà tặng, dịch vụ marketing và bán hàng qua điện thoại. Vì tìm kiếm khách hàng mới rất khó thay vì vậy cơng ty nên tận dụng tối đa các dịch vụ để giữ chân khách hàng của mình đồng thời tìm kiếm khách hàng mới.

 Với chiến lược phát triển lâu dài và linh hoạt, có những thay đổi, điều chỉnh phù hợp hơn nữa, chắc chắn Omachi sẽ ngày càng khẳng định được bản lĩnh của một thương hiệu đẳng cấp quốc tế, dẫn dắt thị trường mì ăn liền tại Việt Nam.  Tóm lại, cơng cụ Marketing-Mix (4Ps) của Omachi đã và đang áp dụng tại Việt Nam ã đáp ứng một cách khá hiệu quả nhu cầu của khách hàng bằng sản phẩm và giá cả hợp lý, tạo tiện lợi cho khách hàng và có cách thơng đạt khách hàng thích hợp.

3.5.1. Ưu điểm

 Thương hiệu Omachi là thương hiệu mạnh trên thị trường mì gói Vệt Nam với cơng nghệ mới của Nhật (chế biến sợi mì từ khoai tây) đặc biệt đã để lại dấu ấn cho người tiêu dùng Việt với thơng điệp: “rất ngon mà khơng sợ nóng”, và cơng thức chế biến gia vị cũng vô cùng đặc biệt khiến người ăn không thể không cưỡng lại được.

 Hệ thống phân phối rộng lớn: hiện tại sản phẩm Omachi đang phân phối cùng sản phẩm Chinsu. Hiện nay sản phẩm Chinsu chiếm 75% thị phần của toàn quốc mạng lưới phân phối sản phẩm của Chinsu rất mạnh điểm bán phủ đều 64/64 tỉnh thành tồn quốc.

 Là sản phẩm mì ăn liền được chế biến từ khoai tây đầu tiên ở Việt Nam.

 Nguồn nhân lực dồi dào với hơn 10000 nhân viên. Đội ngũ quản lý, nhân viên có kinh nghiệm chun mơn cao.

 Có nhiều quảng cáo với sự xuất hiện của nhiều người nổi tiếng.

 Máy móc, kỹ thuật, dây truyền sản xuất, cơng nghệ sản xuất hiện đại.

 Đa dạng về hình thức(Gói, hộp,...).

 Có hệ thống phân phối rộng lớn trên cả nước, từ kênh truyền thống đến các kênh hiện đại.

3.5.2. Nhược điểm

 Nguồn nguyên vật liệu đang thiếu hụt do nhu cầu mở rộng tăng nhanh, phải phụ thuộc nhiều vào một nhà cung cấp trong và ngoài nước.

 Thành phần khoai tây trong mì chiếm số lượng ít.

 Kinh doanh đa ngành nên Masan không thể tập trung nhiều sản phẩm mì gói.

 Cạnh tranh chưa được cao so với các thương hiệu mì lâu đời.

 Khách hàng mục tiêu chỉ nhắm vào tầm cao, có thu nhập cao là chủ yếu và chưa thực sự quan tâm đến khách hàng mục tiêu tầm trung, có thu nhập trung bình và trên trung bình.

Một phần của tài liệu Đồ án quản trị marketing sản phẩm mì Omachi (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)