2.1. Phân tích mơi trường kinh doanh
2.1.2. Môi trường vi mô
Khách hàng
Với việc đất nước ta ngày càng phát triển, dân số tăng trưởng nhanh chóng, trình độ dân trí ngày càng phát triển, nhu cầu thưởng thức những bữa ăn ngon của người dân ngày càng cao là một áp lực đặt ra rất lớn dành cho Masan. Doanh nghiệp cần phải ngày càng thích nghi với thị trường, phát triển và cải tiến sản phẩm cũng như là tích cực quảng bá sản phẩm của mình để tăng hình ảnh tốt đẹp của sản phẩm trong mắt người tiêu dùng lên, đáp ứng tốt được các nhu cầu của thị trường, giữ vững cũng như là gia tăng thị phần của mình một cách nhanh chóng và khơng được để các đối thủ cạnh tranh của mình vượt mặt.
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Khách hàng là các tổ chức, các doanh nghiệp, các cá nhân giúp cho doanh nghiệp có thể tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của mình tới người tiêu dùng cuối cùng. Công ty cần dựa vào lứa tuổi, giới tính, mức thu nhập, sở thích tiêu dùng, vị trí trong xã hội để tạo ra nhiều chủng loại, mẫu mã sản phẩm. Khách hàng chính là người ni sống cơng ty, là đích mà cơng ty hướng tới, do
hàng quyết định công ty sản xuất loại sản phẩm có mùi vị thế nào, hương vị ra sao. Sở thích, khẩu vị ăn của khách hàng là nhân tố quyết định đến sản xuất sản phẩm của công ty.
Khách hàng được phân thành 2 nhóm:
+ Khách hàng lẻ: Cũng giống như các doanh nghiệp khác, Masan Consumer luôn phải đối đầu với các áp lực từ khách hàng. Ln phải thường xun có các chương trình chăm sóc khách hàng và phải làm khách hàng hài lòng. Bất cứ lúc nào khách hàng cũng có thể từ bỏ khơng dùng sản phẩm của mình và chuyển sang dùng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Đây là áp lực luôn theo đuổi các doanh nghiệp và nó khơng ao giờ được giảm xuống cả.
+ Khách hàng lớn như các nhà phân phối, các đại lý.
Cả hai nhóm khách hàng đều gây áp lực cho doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đi kèm và chính họ là người điều khiển cạnh tranh trong ngành thơng qua quyết định mua hàng.
Phân tích đối thủ cạnh tranh
Hiện nay ở Việt Nam có hơn 50 doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền, sản lượng đại khoảng 5 tỷ gói/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt từ 15-20%. Trong con mắt của nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam trở thành thị trường hấp dẫn và tiềm năng. Vì thế thị trường hiện nay đã và đang diễn ra một “cuộc chiến” khốc liệt quanh mì gói để dành thị phần. Chính vì vậy Omachi đang phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ để dành thị phần trên thị trường. Nhiều đối thủ cạnh tranh mới ngày càng xuất hiện điển hình như là: Hảo hảo (Acecook), Cung đình (Micoem), Gấu đỏ (Asiafood),…
Thị phần tại Việt Nam Acecook là 38,9% chiến thị phần lớn nhất tại thị trường VN, hiện đang đứng đầu nhưng với sự phát triển hiện nay của các sản phẩm như Omachi, Cung đình...nguy cơ giảm thị phần của Acecook rất lớn.
Đây là thị phần các doanh nghiệp sản xuất mỳ gói, có thể nói Masan consumer có sự tăng trưởng khá nhanh từ 2010 tới 2014 mức độ sản xuất gấp 2 lần, ngược lại các sản phẩm của doanh nghiệp khác lại có chiều hướng đi xuống. Cho thấy người tiêu dùng đã tin tưởng và sử dụng nhiều hơn với cơng nghệ mới và có sự nổi trội hơn so với các sản phẩm khác đó là sợi mì làm từ khoai tây.
Hình 2.1.. Biểu đồ phân tích đối thủ cạnh tranh
o Mỳ Hảo Hảo Acecook:
Thị phần tại Việt Nam Acecook là 38,9% chiến thị phần lớn nhất tại thị trường VN. Ngày nay, Hảo Hảo tiếp tục thể hiện sự am hiểu thị trường của mình với nhiều hương vị mì đa dạng khác như Hảo Hảo vị gà, Hảo Hảo sa tế hành, Hảo Hảo tơm xào chua ngọt, mì xào Hảo Hảo tơm hành hay Hảo Hảo chay rau nấm,… Tất cả tạo nên những sự lựa chọn đa dạng nhằm đáp ứng tất cả các khẩu vị ẩm thực của người Việt.
Về năng lực và cơng nghệ sản xuất: Sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn, công nghệ Nhật Bản với sự điều hành, hỗ trợ và giám sát chặt chẽ từ nguồn nhân lực Nhật bản và đội ngũ nhân sự người Việt Nam được đào tạo bài bản tại Acecook. Nhờ đó, mỗi một gói mì Hảo Hảo khi tung ra thị trường đều đảm bảo mọi quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo sự an toàn, chất lượng và phù hợp với khẩu vị người tiêu dùng Việt Nam ngay từ khi mới xuất hiện. Điểm nổi bật mà Hảo Hảo mang lại chính là sợi mì dai, ngon, mùi vị đặc trưng, không gây cảm giác ngán cho người dùng.
o Mì cung đình Micoem
Mì Cung Đình là một sản phẩm nổi trội thuộc quyền quản lý của công ty Micoem. Được thành lập từ năm 1991, tính đến nay, thương hiệu này đã không ngừng đổi mới và phát triển để cho ra đời những mặt hàng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng với nhiều mẫu mã cùng mùi hương đa dạng. Các mặt hàng đến từ Micoem phải kể đến là mì trộn Cung Đình Kool, phở Cung Đình, mì Mummum, mì Cung Đình,… ngồi ra cịn có nhiều loại nước chấm như nước nắm Long Đình, nước mắm Ơng Tây,... mặt hàng nào cũng mang đến cho người tiêu dùng sự hài lòng về chất lượng.
Về năng lực và công nghệ sản xuất: từ năm 2003, sau khi được tiếp nhận đầy đủ thông tin về các khu công nghiệp cũng như được các cấp lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh khuyến khích tạo điều kiện hết mình, Cơng ty đã quyết định đầu tư xây dựng nhà máy tại KCN Tiên Sơn, Bắc Ninh với diện tích 4.5ha. Và từ đây cơng ty có điều kiện mở rộng sản xuất, mạnh dạn đầu tư lắp đặt các dây chuyền sản xuất hiện đại và công nghệ tiên tiến nhất của Nhật Bản và Đài Loan với công suất 1 dây chuyền 96000 vắt mì/ca sản xuất. Đặc biệt năm 2009 Cơng ty đầu tư lắp đặt mở rộng thêm 1 dây chuyền sản xuất mì ăn liền hiện đại nhất của Nhật Bản với công suất 105.000 vắt/ca , và dây chuyền sản xuất nước mắm tiên tiến của Hàn Quốc.
o Mì gấu đỏ Asiafood
Công ty cổ phần thực phẩm Á Châu là nhà sản xuất hàng đầu các sản phẩm ăn liền tại Việt Nam, cung cấp hàng tỉ bữa ăn ngon, chất lượng và tiện lợi cho người tiêu dùng trong và ngồi nước mỗi năm.
Ngồi mì Gấu Đỏ, Asia Foods cịn là “cha đẻ” của Mì Trứng Vàng, mì Xuất Khẩu, Mì Mộc Việt, mì ly Gấu đỏ Vip,…Các sản phẩm như Cháo Gấu Đỏ, Cháo dinh dưỡng nước cốt xương, Phở Gấu đỏ, Hủ tiếu Gấu đỏ,…cũng thuộc đơn vị này.
Về năng lực và cơng nghệ sản xuất: Asia Foods có lịch sử trịn 30 năm sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam, nhà máy trung tâm tại An Phú, Bình Dương được khánh thành năm 2003 có cơng suất 1,25 tỷ gói mì mỗi năm. Đến 2011– 2012, cơng ty mở thêm một nhà máy tại Bắc Ninh và một tại Đà Nẵng. Ngoài ra, một nhà máy khác của Asia Foods cũng đặt tại Bình Dương (Asia Foods III). Cơng ty đang tạo ra hơn 2,300 việc làm ổn định cho người lao động trên khắp cả nước.
Nhà cung cấp
Masan food sử dụng những tiêu chí sau để lựa chọn các nhà cung cấp: ✓ Có uy tín: Nhằm hạn chế rủi ro và tránh thất thoát.
✓ Chất lượng: Nâng cao thương hiệu và an toàn cho thực phẩm.
✓ Đảm bảo nguồn nguyên vật liệu: Nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, thơng qua đó góp phần tạo cơng ăn việc làm ổn định cho công nhân trong công ty.
Vì nguyên liệu sản suất của mì Omachi cực kỳ phổ biến và dễ thay thế cho nên Masan sẽ ít bị chịu nhiều áp lực cũng như là không bị phụ thuộc vào nhà cung cấp.
Ba nhà cung ứng chính của Cơng ty Cổ phần Thực phẩm Masan chính là Cơng ty Cổ phần Công nghiệp Masan, Công ty Cổ phần Masan Phú Quốc, Công ty Cổ phần Công nghệ Thực phẩm Việt Tiến. Cả 3 công ty này đều là thành viên của Masan Group do đó về mối quan hệ của cơng ty với các nhà cung ứng hết sức thuận lợi, hai bên đoàn kết và cùng hỗ trợ lẫn nhau, vì vậy hoạt động kinh doanh của cơng ty ln được ổn định và mang tính chủ động cao.
Đối thủ tiềm ẩn:
Khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn khi mua các sản phẩm mì ăn liền .Việt Nam là một thị trường mì ăn liền lớn, nhiều cơng ty nước ngồi có ý định xâm nhập ngành. Ví dụ như:
+ Thương hiệu mì Mama của Thái Lan đã có mặt tại Việt Nam khoảng 7 năm, doanh số tiếp tục tăng và có thể sẽ sớm mở nhà máy tại Việt Nam, điều này sẽ khiến giá giảm, làm thị phần của các doanh nghiệp mì ăn liền tại Việt Nam giảm. + Thương hiệu Nissin Food Holdings cho biết sẽ xây dựng nhà máy ở Việt Nam với vốn đầu tư khoảng 3,4 tỷ Yên (41 triệu USD).
Sự xuất hiện nhiều thương hiệu mì trên thị trường khiến cho cạnh tranh trong ngành càng trở nên gay gắt, khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc thỏa mãn nhu cầu của mình. Chính vì vậy Masan Consumer phải đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp với năng lực và thế mạnh của mình để chiếm lĩnh được vị trí trong lịng khách hàng.
Người tiêu dùng
Khi mức sống của người dân dần được cải thiện, đời sống ngày càng đầy đủ hơn thì chất lượng bữa ăn cũng được người dân quan tâm hơn. Người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn những sản phẩm xanh, sạch tốt cho sức khỏe hơn là các sản phẩm mì ăn liền, điều này cho thấy tiêu chí của người dân hiện nay chính là những sản phẩm sạch, tiện lợi xong vẫn đảm bảo cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Dựa vào đặc điểm cũng như tiêu chí lựa chọn sản phẩm của khách hàng chúng ta có thể thấy. Hiện nay mì ăn liền Cung đình(Micoem) đang là một đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gay gắt về thị phần với sản phẩm Omachi. Cả hai đều tiếp cận với phân khúc khách hàng cao cấp, cùng có nhiều đặc điểm sản phẩm chung như sợi mì làm từ tinh chất khoai tây, có gói xốt đặc biệt, hương vị mới lạ nhưng giá thành sản phẩm của Cung đình lại rẻ hơn từ 1 – 2 nghìn đồng so với mì Omachi. Điều này là một mối nguy hiểm tiềm tàng có thể dẫn đến đánh mất thị phần cũng như là giảm sức mua của người tiêu dùng của Omachi tại phân khúc này vào tay mì Cung đình. Một đối thủ cạch tranh tiềm năng khác đó chính là các hãng mì ăn liền từ nước ngồi du nhập vào Việt Nam như là Mì Indomie của Indonesia do Công ty TNHH ADC độc quyền phân phối tại Việt Nam như là thổi một luồng gió mới vào thị trường mì ăn liền Việt Nam tạo ra rất nhiều áp lực cho Omachi đòi hỏi doanh nghiệp phải có những bước đi đúng đắn trong quảng cáo cũng như là cải tiến, sáng tạo ra các sản phẩm mới thú vị để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng trong nước.
Sản phẩm thay thế
Thị trường mì ăn liền VN được đánh giá đầy tiềm năng nhưng sẽ ngày càng khó khăn hơn do cạnh tranh mạnh và yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.. Với việc kinh doanh các sản phẩm ăn liền như:mỳ khoai tây Omachi tơm chua cay, mỳ Omachi sườn hầm ngũ quả,mì trộn Omachi xốt Spaghetti,... Ngồi yếu tố chất lượng, giá cả, sản phẩm của Masan Consumer cũng đang phải đối đầu với nhiều
sản phẩm thay thế bởi sự tiện lợi và đáp ứng nhu cầu mà từng sản phẩm mang lại cho người tiêu dùng. Mặc dù không phải thuộc dịng sản phẩm là mì ăn liền, tuy nhiên, việc khách hàng lựa chọn các sản phẩm này cũng có thể gây ảnh hưởng đến doanh số của mì Omachi:
Cháo ăn liền, Miến/Hủ tiếu/Phở ăn liền:
Khơng q rầm rộ như thị trường mì ăn liền, nhưng Cháo ăn liền hay các loại Miến/Hủ tiếu/Phở đóng gói vẫn có sức hút lớn với một lượng doanh số ổn định và tiềm năng phát triển cao trong những năm tới. So với Mì ăn liền, các sản phẩm kể trên được đánh giá là ít gây các tác dụng phụ do nóng trong người, nổi mụn, …Tuy nhiên, đặc biệt các sản phẩm Miến hay Phở sẽ mất thời gian pha chế hơn, cũng như giá thành cũng khá chênh lệch cũng khiến các sản phẩm này chưa thể nào có cú “lội ngược dịng” đối với mì ăn liền được.
Một số thương hiệu nổi bật: cháo tươi Sài Gòn Food Baby, cháo Gấu Đỏ (công ty Á Châu), phở Đệ Nhất, miến Phú Hương, …
Các quán ăn:
Việt Nam là một “Thiên đường ẩm thực” được rất nhiều quốc gia đánh giá cao. Vơ hình chung, đó lại là gánh nặng của những doanh nghiệp hay thương hiệu kinh doanh trong ngành FMCG, vì người Việt Nam rất dễ dàng tìm kiếm được đồ ăn nhờ các quán cơm, quán phở, hay chỉ là những xe đẩy bán hủ tiếu, … có thể đem lại một bữa ăn đảm bảo những tiêu chí: nhanh, gọn, rẻ, bổ dưỡng.
Khơng q biểu hiện sự cạnh tranh ra ngồi, những chính những đối tượng này lại chiếm lấy một lượng lớn khách hàng hiện tại hoặc tiềm năng của Omachi
Thức ăn nhanh:
Một lựa chọn hiện đại và toàn cầu. Các thương hiệu ăn nhanh nổi tiếng thế giới có thể kể đến; McDonald, Jolibee, KFC, Lotteria, … đang dần chiếm được một thị phần lớn tại Việt Nam, đặc biệt là khu vực đô thị.
thay thế lại đang là sự lựa chọn tốt nhất của người tiêu dùng bởi sản phẩm thay thế đáp ứng đủ những gì khách hàng cần đó là an tồn - chất lượng - giá trị và giá cả.