Cốt truyện kết cấu theo triết lí luận đề

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 002 (Trang 67 - 75)

5. CấU TRÚC LUậN VĂN

2.2. Các kiểu cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975

2.2.3. Cốt truyện kết cấu theo triết lí luận đề

Đi qua chiến tranh, văn học sau giải phóng không còn mang giọng điệu của những bản anh hùng ca mà nó trở về với những cung bậc đời thƣờng trầm lắng mà da diết. Những con ngƣời đi qua một thời lửa đạn trở về sau hòa bình dƣờng nhƣ họ càng thấm thía hơn về cái giá của chiến thắng và chiến bại. Họ nhìn nhận cuộc sống, nhân tình thế thái bằng con mắt trải đời hơn, hiểu sâu hơn về bản chất của con ngƣời và cuộc sống. Đó chính là lớp văn nghệ sĩ đã đi sang cái dốc bên kia của cuộc đời, từng cháy hết mình để cống hiến cho dân tộc. Đi theo dấu chân họ, văn xuôi luận đề trở thành một khuynh hƣớng

64

sáng tác phổ biến trong văn học sau giai đoạn kháng chiến. Ta bắt gặp một Nguyễn Khải đầy triết lí với Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người; một Lê Lựu không kém phần thâm trầm mà sâu sắc trong Thời xa vắng hay Ma Văn Kháng với Đám cưới không có giấy giá thú, Mùa lá rụng trong

vườn…Nguyễn Minh Châu cũng không nằm ngoài số đó, ông nhanh chóng

tạo cho mình một phong cách điềm tĩnh, nghiêm túc, thâm trầm và đầy suy tƣ với hàng loạt truyện ngắn đƣợc tổ chức dựa trên những triết lí luận đề mang lại những cái nhìn mới mẻ đầy sự khám phá sâu sắc và triết lí về con ngƣời về cuộc đời.

Loại cốt truyện này chiếm đa số trong các truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu. Nhà văn khám phá ngõ ngách sâu kín của hiện thực và tâm linh đem đến cho ngƣời đọc sự thức tỉnh và thanh lọc tâm hồn. Cốt truyện này thƣờng là một xung đột đầy nghịch lí mang tính chất bi kịch dẫn dắt ngƣời đọc đến những phản tỉnh trong nhận thức về một quan niệm nào đó vốn tồn tại trong cuộc sống. Ở kiểu cốt truyện này, những sự kiện, biến cố tồn tại trong tác phẩm chỉ là sự bổ sung cho những mâu thuẫn vốn có. Đó là hàng loạt các tác phẩm: Bến quê, Chiếc thuyền ngoài xa, Sắm vai, Một lần đối chứng, Khách ở quê ra, Sống mãi với cây xanh…

Là một nhà văn luôn trăn trở về con ngƣời, về những lối sống, những vấn đề đạo đức và nhân cách của con ngƣời cũng nhƣ những vấn đề thế thái nhân tình xung quanh cuộc sống, Nguyễn Minh Châu dành rất nhiều tâm huyết, dùng cả bút lực và tâm lực cho những truyện ngắn mang cốt truyện triết lí luận đề. Truyện ngắn của ông đã bóc tách từng mảng hiện thực để nói lên một vấn đề bức xúc nào đó trong cuộc sống. Ông gióng lên hồi chuông cảnh báo về những hiện tƣợng tiêu cực trong cuộc sống hay sự tha hóa của con ngƣời trong bối cảnh mới, góp phần giúp con ngƣời hoàn thiện nhân cách, thúc đẩy cuộc sống tốt đẹp hơn. Hàng loạt truyện ngắn đƣợc ông xây dựng cốt truyện với những xung đột nghịch lí với sự dẫn dắt khôn khéo, hết

65

sức tự nhiên từ đầu đến cuối truyện để ngƣời đọc có thể suy ngẫm và chiêm nghiệm về những vấn đề đang tồn tại trong cuộc sống.

Tiêu biểu cho khuynh hƣớng này không thể bỏ qua tác phẩm Chiếc

thuyền ngoài xa. Tác phẩm đƣợc xây dựng dựa trên xung đột nghịch lí đó là

sự phát hiện đầy mâu thuẫn của Phùng về hiện thực cuộc sống, vấn đề mang tính thời sự mà nhà văn đang muốn đề cập với con ngƣời. Sự phát hiện đầy ngỡ ngàng của Phùng trƣớc vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng, toàn bích của bức tranh vẻ đẹp thuyền và biển trong sƣơng sớm: “Trƣớc mắt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ, lòe nhòe vào bầu sƣơng mù trắng nhƣ pha sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào…Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lƣới và tấm lƣới nằm giữa giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dƣới một hình thù y hệt nhƣ cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đƣờng nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trƣớc nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim nhƣ có cái gì bóp thắt vào. Chẳng biết ai đó lần đầu đã phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức? Trong giây phút bối rối tôi tƣởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn” [14; tr 138]. Ngƣời nghệ sĩ đã vô cùng xúc động trƣớc vẻ đẹp toàn bích của cảnh thiên nhiên, khiến cho tâm hồn anh cũng nhƣ đƣợc gột rửa trở nên thanh cao tƣởng chừng nhƣ thấy đƣợc khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn. Cái nghịch lí ở đây chính là điều trớ trêu, bất hạnh ngay sau khoảnh khắc ấy mà ngƣời nghệ sĩ đã chứng kiến. Đằng sau cái đẹp tuyệt đỉnh ấy không phải là đạo đức hay chân lí của sự toàn thiện, cũng không phải là khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn mà nó chỉ là một bức màn che phủ đi sự thật khắc nghiệt của cuộc sống, những con ngƣời khắc khổ đến tội nghiệp với số phận nghiệt ngã và hiện thực nhức nhối của đời sống. Bƣớc ra từ con thuyền ấy, sau bức tranh mực tranh mực tàu đẹp nhƣ mơ ấy là gia đình của một hàng chài. Một ngƣời chồng độc giữ, vũ phu lấy việc đánh vợ nhƣ một cách để giải tỏa những uẩn ức trong cuộc sống. Một

66

ngƣời đàn bà xấu xí, mệt mỏi nhẫn nhục đáng thƣơng và những đứa trẻ nạn nhân của nạn bạo lực gia đình. Đặc biệt là thằng Phác - đứa con trai thƣơng mẹ mà sẵn sàng đi ngƣợc lại đạo lí, dám đánh trả cả cha mình để bảo vệ cho ngƣời mẹ tội nghiệp. Và hiện thực đó đƣợc ngƣời nghệ sĩ chứng kiến tại bờ biển, bên cạnh chiếc xe tăng rà phá mìn của công binh Mỹ còn để lại dƣờng nhƣ cũng là một điểm nhấn cho nghịch lí của cuộc sống. Phát hiện tiếp theo của ngƣời nghệ sĩ đó là câu chuyện của ngƣời đàn bà ở tòa án huyện. Khi mà vị chánh án với lòng thƣơng ngƣời, giải quyết vấn đề hiện thực còn mang nhiều cảm tính và sách vở. Đẩu khuyên chị nên bỏ chồng để chấm dứt nạn bạo lực gia đình. Còn ngƣời phụ nữ, dù bị đánh đập dã man chị vẫn một xin hai lạy để không phải bỏ chồng đó cũng chính là một nghịch lí đầy mâu thuẫn. Sau những lời giãi bày của chị, Phùng còn phát hiện ra vẻ đẹp ẩn sâu trong tâm hồn của ngƣời đàn bà khổ cực ấy. Đằng sau vẻ ngoài của một ngƣời phụ nữ xấu xí, lỡ dở, vốn rụt rè trƣớc chốn công quyền là hình ảnh của một ngƣời đàn bà từng trải, thấu hiểu lẽ đời, vẻ đẹp của một tấm lòng bao dung, vị tha, thƣơng con sâu sắc, ý thức vun vén chăm sóc cho hạnh phúc gia đình cho dù đó là những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi nhất.

Từ những nghịch lí ấy khiến cho nhân vật Phùng có cái nhìn mới về con ngƣời, về cuộc sống. Vấn đề đặt ra ở đây không chỉ là trách nhiệm, bổn phận của ngƣời nghệ sĩ cũng nhƣ ý thức lao động nghệ thuật và tâm hồn với những nhạy cảm bẩm sinh của họ với nghệ thuật mà sâu hơn nhà văn còn muốn đề cập tới vấn đề nhận thức, vấn đề cái nhìn của ngƣời nghệ sĩ, của nghệ thuật với hiện thực đời sống. Để nắm bắt đƣợc hiện thực, hiểu hết đƣợc bản chất bên trong của con ngƣời cần có cái nhìn toàn diện, sâu sắc và tỉnh táo để tìm cho ra bản chất của sự vật, hiện tƣợng và con ngƣời từ bên trong chứ không phải qua sự đánh giá bề ngoài. Văn học nghệ thuật không thể lãng mạn, thi vị hóa cuộc sống còn đầy ngang trái, ngƣợc lại văn học nghệ thuật cần phải bắt nguồn từ đời sống, đào xới những tầng sâu hiện thực bằng con mắt đa chiều, toàn diện. Đó cũng chính là luận đề của truyện và cũng là quan

67

niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu, cũng là điều mà ông canh cánh trong suốt sự nghiệp cầm bút của mình.

Một câu chuyện kể về những con vật nhƣng mang lại cho con ngƣời nhiều ý nghĩa triết lí nhân sinh trong Một lần đối chứng cũng là một minh chứng cụ thể. Thông qua câu chuyện của những con vật, tác phẩm đề cập tới cách nhìn nhận về bản chất của con ngƣời một cách thẳng thẳn trong sự phức tạp của nó. Cốt truyện của tác phẩm đƣợc triển khai dựa trên những biến động trong đời sống của con mèo nhà trong mối quan hệ với đồng loại của chúng và con ngƣời. Con mèo nhà ấy cũng có tính cách phức tạp cùng với bản chất hoang dã. Chú mèo nhà có một tình yêu say mê với con mèo hoang cùng với những cung bậc tâm trạng và hành động phức tạp. Từ say mê đến sự ghen tuông, thù hận và rồi nguôi ngoai quên đi một cách nhanh chóng khiến ta có thể nhìn thấy trong đó bóng dáng của con ngƣời. Thì ra loài ngƣời cũng nhƣ loài vật luôn sống trong sự đấu tranh dai dẳng để bảo vệ và khẳng định bản chất của giống loài mình. Truyện thể hiện một cách trực tiếp tính chất luận đề trong cách kể và mạch truyện. Nhà văn đƣa ra vấn đề khẩn thiết và nghiêm túc: con ngƣời cần phải làm một cuộc đối chứng giữa thiện và ác, giữa lí trí, trí tuệ và bản năng vốn có, giữa nhân cách và phi nhân cách, giữa cái hoàn thiện và cái chƣa hoan thiện, giữa ánh sáng và bóng tối vẫn còn ẩn trong mỗi cá nhân con ngƣời. Lên tiếng về một cuộc đối chứng trong bản thể của con ngƣời là vấn đề lâu nay vốn đã bị bỏ quên trong văn học kháng chiến. Vấn đề cần phải thẳng thắn đối diện với những tồn tại trong con ngƣời để thấu hiểu bản chất của con ngƣời, từ đó để khắc phục bóng tối của phi nhân cách, những bản năng hoang dã trong mỗi con ngƣời là một vấn đề có ý nghĩa triết lí nhân sinh sâu sắc. Cái bản chất của loài vật với quy luật tồn tại của sinh vật lẫn vào quy luật trong đời sống con ngƣời mà nhiều khi chúng ta vô tình lãng quên. Cuộc đối chứng khắc nghiệt, đau đớn nhƣng lại cần thiết để có thể xây dựng những con ngƣời của xã hội mới. Có thể nói rằng vấn đề đối chứng trong mỗi cá nhân con ngƣời chƣa từng xuất hiện trong văn học thời kì kháng

68

chiến, chỉ sau khi con ngƣời trở về với cuộc sống thƣờng nhật thì vấn đề đó mới đƣợc đặt ra. Thẳng thắn với những vấn đề vẫn luôn tồn tại trong mỗi cá nhân con ngƣời để thấu hiểu bản chất của con ngƣời

Sắm vai cũng là một truyện ngắn mang đậm màu sắc triết lí. Cốt truyện

xoay quanh nhân vật nhà văn T trong cuộc hành trình “sắm vai” để thay đổi một cách hoàn toàn nhƣng rồi cuối cùng anh ta lại trở về chính xuất phát điểm ban đầu. Truyện không có nhiều những sự kiện to tát mà chỉ là những sự việc rất bình thƣờng đang diễn ra hàng ngày nhƣng cũng không ít ngƣời phải giật mình. Sự kiện quan trọng nhất ở đây chính là việc ngƣời vợ trẻ từ nƣớc ngoài trở về khiến cho nhà văn T vốn là một anh chàng nghệ sĩ giản dị, có cá tính và phong cách sinh hoạt riêng với tất cả những ngƣời sống trong tòa nhà nay bỗng chốc thay đổi một cách chóng mặt. Nhân vật đi ra khỏi quỹ đạo sống hàng ngày, hòa lẫn vào thói quen của mọi ngƣời trong tòa nhà, thay đổi từ không gian sống tới lối sinh hoạt thậm chí ngay cả những hành động cử chỉ của mình. Anh ta trở thành một diễn viên bất đắc dĩ mà đạo diễn chính là cô vợ trẻ. Anh phải thay đổi từ lời ăn tiếng nói hàng ngày cho tới đầu tóc, trang phục đến cả cái bắt tay và nụ cƣời…Cuối cùng nhân vật không thể sống chung cùng với những trò lố bịch, cách sống giả dối và để tìm lại bản ngã của chính mình anh ta đã phải chạy chốn chính ngôi nhà của mình sang sống nhờ nhà bạn. Đằng sau những tình tiết hài hƣớc là sự cay đắng xót xa. Cuộc đời nhiều khi là một cái sân khấu lớn mà mỗi con ngƣời là một diễn viên và nếu con ngƣời luôn phải đóng một vai diễn nào đó bằng những hành động, cử chỉ giả dối để đạt đƣợc mục đích thì cuộc sống sẽ trở nên ngột ngạt, con ngƣời dần đánh mất bản ngã của mình, đánh mất niềm vui cũng nhƣ ý nghĩa của cuộc sống.

Cốt truyện Khách ở quê ra đƣợc mở ra với hai mạch chính vừa khắc họa lịch sử một tính cách nông dân cố hữu vừa thể hiện triết lí luận đề: quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa sẽ tác động ra sao đến ý thức ngƣời nông dân. Ở đây mặc dù nhà văn đã liên hệ cốt truyện với nhiều mối tƣơng quan cả

69

trong văn bản lẫn dƣới "mạch ngầm", cả những điều hợp lý lôgic lẫn những điều phi lôgic. Sức nặng của truyện dồn cả vào bức chân dung một ngƣời nông dân, đầy những đƣờng nét "gồ ghề, góc cạnh" - lão Khúng. Qua sự sáng tạo của Nguyễn Minh Châu, có thể nói là một sự bổ sung xứng đáng vào bộ sƣu tập các hình tƣợng nông dân trong văn học Việt Nam hiện đại. Và ở đây, nét khắc riêng biệt của Nguyễn Minh Châu không phải chỉ là ghi đƣợc trên khuôn mặt nhân vật những dấu ấn ngƣời nông dân mà cái chính ở chỗ nhà văn đã nhấn mạnh khá đúng lúc, đúng chỗ những tính cách đại diện cho một bộ phận đông đảo ngƣời nông dân, hơn nữa nó mang "hơi thở" của thời đại. Có thể nói, thông qua câu chuyện về cuộc đời của lão Khúng nhà văn đã mang đến cho văn học hiện đại mẫu ngƣời nông dân gƣơng mẫu nhƣng lại khó có thể chấp nhận đƣợc trong xã hội công nghiệp đô thị hóa tƣơng lai. Thậm chí ngay cả vợ lão, một cô gái thành thị suốt đời gắn bó với lão, có với lão cả một đàn con mà vẫn không thể yêu đƣợc lão, bởi đó là một chất ngƣời khác mà đô thị không thể chấp nhận.

Những thay đổi trong quan niệm nghệ thuật và nhìn nhận về con ngƣời đã mang đến cho Nguyễn Minh Châu một nguồn sáng tạo mới. Trong truyện ngắn của mình nói riêng, ông không còn cái nhìn cứng nhắc về con ngƣời, về cuộc sống đơn giản xuôi chiều nữa mà ông nhìn nhận đánh giá nó từ nhiều phƣơng diện khác nhau. Truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu thiên về khai thác những khía cạnh riêng trong cuộc sống cá nhân của con ngƣời, từ đó hƣớng ngƣời đọc tìm ra những triết lí nhân sinh. Chính mạch sáng tác ấy đã mang lại cho truyện ngắn của ông một âm hƣởng riêng với những cốt truyện đậm chất triết lí mang tính luận đề. Nhờ vậy, truyện ngắn của ông giai đoạn này nhƣ một tấm gƣơng phản chiếu để mỗi con ngƣời có thể soi vào đó và cảm nhận về cuộc đời với những kinh nghiệm sống, những vƣớng bận băn khoăn của những câu hỏi mà cuộc đời mãi đọng lại buộc con ngƣời ta phải trăn trở với nó. Những truyện ngắn với cốt truyện mang đậm tính triết lí luận đề đã giúp ông tiến gần sát hơn với những vấn đề trong cuộc sống và bản chất

70

của con ngƣời, những vấn đề vẫn đang là một hiện thực mà con ngƣời cần phải đối mặt và giải quyết. Có thể nói kiểu cốt truyện này chính là một trong những phƣơng tiện chiếm ƣu thế mà Nguyễn Minh Châu đã lựa chọn và sử dụng để truyền tải tƣ tƣởng, quan niệm của mình.

Trong cuộc đời cầm bút với những trăn trở và ý thức nghề nghiệp một

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 002 (Trang 67 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)