Không gian nghệ thuật và sự vận động của cốt truyện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 002 (Trang 108 - 112)

5. CấU TRÚC LUậN VĂN

3.4. Thời gian không gian và tiêu điểm trần thuật trong cốt truyện

3.4.2. Không gian nghệ thuật và sự vận động của cốt truyện

Không gian nghệ thuật cũng giống nhƣ phạm trù thời gian nghệ thuật. Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tƣợng nghệ thuật. Không có hình tƣợng nghệ thuật nào không có không gian, không có nhân vật nào không gắn liền với một nền cảnh nào đó. Từ điển thuật ngữ văn học cũng lí giải “Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy quan niệm về thế

105

giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai đoạn văn học” [23,tr

135]. Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học không chỉ bao gồm không gian vật lí ba chiều với trung tâm là con ngƣời mà còn có không gian tâm tƣởng, không gian tâm linh…đƣợc đặt trong mối quan hệ mật thiết với thời gian nghệ thuật. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng nhƣ nghiên cứu loại hình của hình tƣợng nghệ thuật. Vì vậy, không gian nghệ thuật không chỉ đóng vai trò là tọa độ, môi trƣờng sống của nhân vật mà còn có chức năng nhƣ một thủ pháp, tín hiệu có giá trị nghệ thuật riêng. Gắn với các bƣớc phát triển của thời gian là sự vận động của không gian tạo thành cái nền chứa đựng dụng ý nghệ thuật của tác giả trong việc xây dựng hình tƣợng. Đối với truyện ngắn, không gian không chỉ tạo điều kiện cho việc khắc họa nhân vật mà còn góp phần trực tiếp vào sự vận động của cốt truyện, làm nên những triết lí nhân sinh và thể hiện cho thế giới phong cách nghệ thuật của nhà văn.

Trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, các kiểu không gian cũng góp phần tạo nên sự vận động của cốt truyện, làm nên những giá trị, triết lí nhân sinh của tác phẩm. Nếu trƣớc 1975 không gian trong tác phẩm của ông mang màu sắc sử thi gắn với bƣớc đi lớn của lịch sử dân tộc qua miền khói lửa chiến tranh, gắn liền với những nhân vật anh hùng thì sau 1975 thời gian trong tác phẩm của ông đã chuyển dịch dần sang một khoảng không gian mới, không gian của thế sự đời thƣờng gắn liền với số phận, tính cách, tƣ tƣởng, tâm trạng của nhân vật và nó có sự gắn bó mật thiết với thời gian để tạo nên sự vận động của cốt truyện.

Không gian trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu thƣờng đƣợc tổ chức trong mối quan hệ đối lập không chỉ làm rõ tính chất tƣơng phản của các mảng không gian mà còn thông qua đó để bộc lộ tính cách, số phận nhân vật và chủ đề tƣ tƣởng của tác phẩm. Về mặt hình thức, lối tổ chức không gian tƣơng phản kéo căng cốt truyện tạo nên những bƣớc phát triển trong quá trình vận động của tác phẩm, khiến cho cốt truyện trở nên

106

hấp dẫn, căng thẳng với những xung đột để con ngƣời nhận thức đƣợc vấn đề đặt ra trong tác phẩm thêm sâu sắc hơn. Mảng không gian nhỏ hẹp gắn với cuộc sống của nhân vật trong hiện tại đối lập với mảng không gian rộng lớn của cả quãng đƣờng đời với những buôn ba, tìm kiếm thăng trầm, từng trải vốn khá phổ biến trong các truyện ngắn giai đoạn này của ông. Một căn phòng nhỏ hẹp, một bến quê trƣớc nhà đối lập với những miền quốc gia, châu lục, đại dƣơng …mà Nhĩ đã đi qua trong Bến quê; một góc bệnh viện nơi Quỳ sống chữa bệnh và những cánh rừng Trƣờng Sơn bạt ngàn trong Người đàn

bà trên chuyến tàu tốc hành; một doanh trại D7 sau ngày chiến thắng với

không gian trải dài từ Bắc vào Nam mà sƣ bà Thiện Linh từng lƣu lạc để tìm con trong Mùa trái cóc ở miền Nam…Nhiều khi còn là sự đối lập giữa không gian hiện thực tƣởng chừng nhƣ yên bình và không gian của tâm trạng với sự xen kẽ các lớp thời gian hiện thực - quá khứ với những xáo trộn, những đấu tranh gay gắt. Thậm chí còn là sự đối lập giữa không gian sáng - tối có tính lƣỡng diện mang tính chất của không gian tâm linh, không gian vô thức với những gam màu tƣơng phản, với những giấc mơ hay sự viễn tƣởng nhƣ kiểu hiện thực - giấc mơ, những màu sáng - tối trong Phiên chợ Giát, không gian của thiên nhiên - không gian của xã hội loài ngƣời trong Sống mãi với cây xanh. Sự tổ chức ấy vừa tạo ra những cuộc đối chiếu trong cuộc đời các nhân vật, vừa tạo ra sự kết nối trong cốt truyện với những mâu thuẫn, xung đột để nhà văn bộc lộ đƣợc quan điểm về con ngƣời, về cuộc sống ở cả chiều sâu và bề rộng của nó.

Sau 1975, truyện ngắn của ông có xu hƣớng thu hẹp không gian hiện thực và mở rộng không gian của tâm linh tƣ tƣởng. Trong không gian đó, cùng với sự vận động tâm lí của nhân vật chính là quá trình vận động của cốt truyện. Con ngƣời đƣợc đặt vào không gian rộng lớn của hiện thực cộng đồng để nhận thức về vai trò và vị trí của mình đối với cộng đồng dần đƣợc chuyển dịch sang hƣớng đặt nhân vật vào không gian tâm linh với những ngoái lại của kí ức, đấu tranh nội tâm hay sự hồi tƣởng dằn vặt trực tiếp tạo nên mạch

107

ngầm vận động bên trong của cốt truyện chính là đặc trƣng tiêu biểu trong phong cách trần thuật, thế giới nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu. Từ không gian bến quê nhỏ hẹp đƣợc nhìn qua ô cửa sổ, một tấm phản trong căn phòng dần trở thành một không gian đầy day dứt trong tâm trạng của Nhĩ và cũng trở thành không gian chính của cốt truyện (Bến quê). Không gian của quán cắt tóc ngoại ô thành phố với chiếc ghế, với chiếc gƣơng lại là không gian của cả một cuộc đấu tranh, mổ xẻ, cuộc phẫu thuật không gây tê trong tinh thần ngƣời họa sĩ giúp cốt truyện kéo dài, chùng lại với những day dứt của nhân vật và bộc lộ sâu sắc hơn tƣ tƣởng của tác phẩm (Bức tranh)…

Một trong những độc đáo khác của cách tổ chức không gian trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu là cách tổ chức không gian đời thƣờng mang ý nghĩa triết lí nhân sinh. Đó là cách tổ chức các không gian đời thƣờng, thế sự gắn liền với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của con ngƣời. Ở đó con ngƣời thoải mái đƣợc bộc lộ tính cách và cũng chính từ không gian ấy cốt truyện mở ra những câu chuyện thế sự đời thƣờng vốn có nhƣ hiện thực tồn tại của nó với những triết lí vô cùng sâu sắc. Kiểu tổ chức không gian này ta thấy đƣợc ở những tác phẩm tƣởng chừng nhƣ không có cốt truyện, chỉ là những mảnh ghép vụn vặt của cuộc sống nhƣ Mẹ con chị Hằng, Đứa ăn cắp, Lũ trẻ

ở dãy K, Hương và Phai, Sắm vai…Chính lối tổ chức không gian này khiến

cho cốt truyện không rơi vào tẻ nhạt, nhảm nhí mà nó mang đậm màu sắc triết lí tƣ tƣởng nhân sinh.

Tổ chức không gian trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu luôn gắn liền với cách tổ chức thời gian để góp phần tạo nên sự vận động của mạch truyện. Cốt truyện nhiều khi đƣợc thu gọn hay đƣợc duỗi ra với độ dài và những khoảng trắng đôi khi đều bắt nguồn từ chính lớp thời gian, không gian của tâm lí, tâm tƣởng. Khảo sát yếu tố thời gian - không gian trong tác phẩm của ông trong mối quan hệ với sự vận động của cốt truyện giúp ta thấy đƣợc một phƣơng diện đóng góp lớn của Nguyễn Minh Châu trong quá trình đổi mới tƣ duy nghệ thuật của văn học hiện đại sau 1975.

108

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 002 (Trang 108 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)