5. CấU TRÚC LUậN VĂN
3.1. Cách tổ chức sự kiện và hành động trong cốt truyện
3.1.1. Tổ chức cốt truyện trên một sự kiện hành động duy nhất
Sự kiện và hành động là chất liệu cơ bản để cấu thành nên cấu trúc cốt truyện. Những sự kiện lớn có thể tạo thành những bƣớc ngoặt, thúc đẩy diễn tiến của cốt truyện và thƣờng đƣợc gọi là biến cố. Có thể thấy trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu cách tổ chức cốt truyện dựa trên một sự kiện, một hành động duy nhất thƣờng gắn với những sự việc tƣởng chừng nhƣ rất bình thƣờng nhƣng lại chứa đựng rất nhiều quan điểm và triết lí nhân sinh. Có
72
trƣờng hợp sự kiện, hành động duy nhất lại đƣợc gắn liền với quá trình diễn biến tâm lí của nhân vật chính để nhà văn truyền tải những tƣ tƣởng của mình. Tiêu biểu cho kiểu kết cấu này là các truyện Bức tranh, Bến quê, Sắm vai, Chuyến bay…
Cốt truyện trong Sắm vai đƣợc tổ chức dựa trên sự kiện, hành động duy nhất. Đó là sự kiện, hành động nhà văn T phải sắm vai giữa cuộc sống đời thƣờng bắt đầu từ khi ngƣời vợ trẻ trở về. Sự kiện đó gắn liền với những câu chuyện hàng ngày tƣởng chừng rất đơn giản nhƣng chính nó lại là sự kiện có tác động đến nhân vật. Sự kiện, hành động ấy đã đẩy nhân vật vào quá trình dần đánh mất bản thân mình và rồi anh ta cũng nhận ra cái bi kịch ấy. Cốt truyện đơn giản nhƣng chính sự kiện, hành động bình thƣờng ấy của nhân vật lại ẩn chứa một vấn đề tƣ tƣởng sâu sắc mà Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm. Khi cuộc đời giống nhƣ một sân khấu và con ngƣời lại trở thành diễn viên của chính mình, phải sống trong một vai diễn và đánh mất mình là một bi kịch tất yếu. Bi kịch ấy đẩy con ngƣời vào một cực hình đến một mức nào đó không thể chịu đựng nổi thì cách giải quyết tốt nhất chính là việc cần phải trở về với chính mình. Truyện đặt ra vấn đề đó là sự lựa chọn cách sống sao cho đúng với bản chất của chính mình. Đó cũng chính là điều mà Nguyễn Minh Châu đã từng băn khoăn, trăn trở trong suốt cuộc đời cầm bút của mình. Cũng đƣợc triển khai trên một sự kiện duy nhất, cốt truyện trong
Chuyến bay là câu chuyện diễn ra trên chuyến bay của nhân vật tôi trong dịp
đi công tác vào thành phố Hồ Chí Minh. Trên chuyến bay của chiếc IL- 19 nhân vật tôi đã bắt gặp những hình ảnh khó quên mà ông gọi đó là những điều không thể lí giải nổi. Một cô bé trạc 16, 17 tuổi ngơ ngác ra Hà Nội để chuẩn bị đi xuất khẩu sang Tiệp Khắc. Một khuôn mặt quen của gã đàn ông đặc biệt trên chuyến bay không còn mặc quân phục nhƣ trƣớc mà thay vào đó là khuôn mặt già đi, có phần hơi ác ác mà thời gian chƣa chạm trổ rõ nét, đôi mắt luôn nhìn chằm chặp về phía trƣớc, ngồi thẳng đó khiến nhân vật tôi đâm ra sợ cái ngƣời quen thuộc ấy. Đặc biệt là ngƣời phụ nữ bên cạnh hắn, một
73
ngƣời đàn bà thoạt nhìn đã thấy trƣớc đây là một ngƣời sang, quý phái nhƣng qua một trận xáo trộn đã khiến con ngƣời trở nên nhàu nát đi. Những cử chỉ của bà với gã đàn ông kia và thái độ khúm núm với ngƣời thanh niên mang phù hiệu công an đã mang đến cho nhân vật tôi sự vỡ lẽ về cái điều tƣởng chừng không lí giải nổi. Chính cuộc đồng hành cùng với ba con ngƣời ấy trong hai tiếng rƣỡi đồng hồ đã để lại một dấu ấn ám ảnh cho nhân vật tôi, anh không khỏi cảm thấy “một cái gì đó sững sờ, thật cay đắng, thật đau xót…” trƣớc sự đổi thay của con ngƣời trong cuộc đời hiện thực. Sự kiện ở đây đóng vai trò giống nhƣ một tình huống truyện, cốt truyện đƣợc triển khai trên tình huống duy nhất ấy tƣởng chừng nhƣ đơn giản nhƣng lại chứa đựng những dòng suy nghĩ của tác giả về cuộc đời và con ngƣời. Sự thay đổi nhƣ một quy luật khó lí giải và cũng là một lời cảnh báo về mối nguy hại của những sự thay đổi âm thầm nhƣng lúc nào đó khiến cho con ngƣời ta phải sững sờ, xót xa trƣớc hiện thực ấy.
Cốt truyện trong truyện ngắn Bức tranh đƣợc xây dựng dựa trên một sự kiện duy nhất. Đó là cuộc gặp gỡ giữa ngƣời họa sĩ với anh lính thồ tranh năm xƣa nay là anh thợ cắt tóc. Cốt truyện không kết nối bởi những hành động bên ngoài mà nó đƣợc đẩy vào hành động bên trong với những diễn biến tâm lí của ngƣời họa sĩ với một cuộc sống tinh thần đầy phức tạp sau cuộc gặp mặt đầy bất ngờ. Câu chuyện xoay quanh hành động đấu tranh giằng xé trong tâm lí của ngƣời họa sĩ và sự im lặng của ngƣời thợ cắt tóc càng đẩy cốt truyện phát triển cùng với cuộc đấu tranh quyết liệt, dai dẳng giữa phần tốt - xấu trong nhân cách của một con ngƣời. Cũng chính yếu tố đó đã khiến cho ngƣời đọc thực sự bất ngờ mà mang lại nhiều điều thú vị. Một sự kiện duy nhất song những gì diễn ra trong nội tâm nhân vật và kết quả của sự kiện ấy lại đem đến cho ngƣời đọc một niềm tin vào bản chất, nhân cách của con ngƣời. Đó là sự hƣớng thiện khi con ngƣời đã nhận ra bản chất của chính mình sau một quá trình chất vấn lƣơng tâm, quá trình tự thú để tìm lại nhân cách.
74
Tiếp nối kiểu cốt truyện theo mạch vận động tâm lí, truyện ngắn Bến quê cũng đƣợc xây dựng dựa trên một sự kiện duy nhất đó là sự kiện nhân vật Nhĩ bị ốm và phải đến lúc gần cuối đời ấy anh mới nhận ra đƣợc sự quý giá và tầm quan trọng của những thứ bình thƣờng rất quen thuộc trong cuộc sống. Và hành động chi phối toàn bộ sự kiện ấy chính là mong muốn đƣợc sang bên kia cái bến trƣớc mặt nhƣng bất lực và bắt đầu một chuỗi dài những diễn biến trong tâm lí của nhân vật. Cùng với sự nhận thức xót xa về sự bất lực của hoàn cảnh hiện tại là những chiêm nghiệm, những suy nghĩ đƣợc đúc rút lại suốt chặng đƣờng từng bƣơn chải, đi nhiều nơi biết nhiều chốn nhƣng chƣa bao giờ anh nhận ra vẻ đẹp của cái bến quê. Cốt truyện tƣởng chừng rất đơn giản, sự kiện, hành động cũng không phong phú nhƣng nó lại mang đến cho tác phẩm những triết lí giàu ý nghĩa nhân sinh. Sự kiện và hành động ở đây là kết quả có sức nặng to lớn qua nhận thức của nhân vật về cái hữu hạn của đời ngƣời, về nỗi ân hận, xót xa khi đánh mất những điều quý giá mà không bao giờ có thể lấy lại hay bù đắp nổi. Trong tác phẩm Nhĩ là một ngƣời đàn ông từng trải, có địa vị, đi rộng, biết nhiều, “đã từng đi không sót một xó xỉnh nào
trên trái đất ”, thế mà lại “ chưa hề bao giờ đi đến cái bờ bên kia sông Hồng
ngay trước cửa sổ nhà mình”. Bao cảnh đẹp chốn gần xa trên thế giới anh đều
từng đƣợc chiêm ngƣỡng, thế mà những cảnh vật gần gũi nơi bến quê thì mãi cuối cuộc đời, khi bị cột chặt trên giƣờng bệnh Nhĩ mới nhận ra. Cũng nhƣ vậy, sau bao năm, lần đầu tiên Nhĩ mới phát hiện ra đƣợc những điều quý giá ở ngƣời vợ: “Cũng như cánh bãi bồi nằm phơi mình bên kia, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu đựng hi sinh từ bao đời xưa, và cũng chính nhờ có điều đó mà sau nhiều ngày tháng bôn tẩu tìm kiếm… Nhĩ
đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này ”. Sự
chiêm nghiệm của Nhĩ trong truyện là sự chiêm nghiệm có tính chất tổng kết của cả một đời ngƣời: “con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình,... Họa chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn
75
mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia, cả trong những
nét tiêu sơ ” [14, tr.326]. Giá trị cuộc sống nằm trong những lí tƣởng đẹp đẽ
mà con ngƣời suốt đời theo đuổi nhƣng cũng có khi nằm trong những điều hết sức giản dị và gần gũi. Vì thế mà tác phẩm nhƣ một hồi chuông gióng lên cảnh báo, và thức tỉnh con ngƣời trong quá trình say mê tìm kiếm những cái đích xa vời, những điều tƣởng chừng lớn lao mà lại bỏ quên những điều vốn quen thuộc, bình dị trong cuộc sống mà khi đánh mất rồi mới nhận ra nó quý giá tới mức nào.
Khi xây dựng cốt truyện của mình dựa trên sự kiện duy nhất, Nguyễn Minh Châu thƣờng sử dụng nó với vai trò nhƣ một tình huống để triển khai toàn bộ tác phẩm. Có thể thấy rằng thƣờng những tác phẩm có cốt truyện trên một sự kiện duy nhất thƣờng đƣợc gắn liền với những sự việc tƣởng chừng nhƣ vụn vặt, đơn giản trong cuộc sống nhƣng lại chứa đựng ở đó những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn, hoặc nó gắn liền với quá trình diễn biến tâm lí của nhân vật với những đấu tranh, giằng xé nội tâm đầy phức tạp. Những truyện ngắn này thƣờng tạo ra một khoảng trùng lại nhƣ những lát cắt của thời gian tại một thời điểm nào đó. Một sự kiện duy nhất không khiến cho câu chuyện trở nên nghèo nàn, kém gay cấn mà nó lại dừng lại ở chính điểm trùng ấy để con ngƣời ta tự suy ngẫm. Chính những tác phẩm ấy đã góp phần khắc sâu những vấn đề tƣ tƣởng mà Nguyễn Minh Châu muốn gửi đến ngƣời đọc.