Vai trò của cốt truyện trong truyện ngắn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 002 (Trang 32 - 37)

5. CấU TRÚC LUậN VĂN

1.2. Cốt truyện và vai trò của cốt truyện trong truyện ngắn

1.2.2. Vai trò của cốt truyện trong truyện ngắn

Mỗi tác phẩm có thể đƣợc coi là một cấu trúc langue (ngôn ngữ ) riêng, một cấu trúc tự điều chỉnh, và ở một mức độ nào đó, cấu trúc ấy tạo ra những điều kiện cho ý nghĩa riêng của nó và giúp cho việc xác định ngôn ngữ đƣợc thể hiện trong tác phẩm. Có rất nhiều loại cốt truyện khác nhau dựa trên các tiêu chí khác nhau. Xét theo tiêu chí sự kiện : Cốt truyện phân đoạn (chƣơng hồi); Cốt truyện liền mạch; Cốt truyện huyền ảo; Cốt truyện ghép mảnh. Theo tiêu chí thời gian: Cốt truyện tuyến tính ; Cốt truyện khung; Cốt truyện gấp khúc. Tiêu chí nhân vật : Cốt truyện đơn tuyến; Cốt truyện đa tuyến; Cốt truyện hành động; Cốt truyện tâm lí; Cốt truyện dòng ý thức…

Truyện ngắn đƣợc xem là nơi phô diễn những cách tân về cốt truyện một cách hiệu quả nhất. Về cơ bản, truyện ngắn có 2 kiểu cấu trúc: cấu trúc tuyến tính (linear) và cấu trúc phân mảng (modular).

Cấu trúc tuyến tính đặc biệt quan tâm tới cốt truyện. Ở kiểu cấu trúc tuyến tính, cốt truyện đƣợc coi là sự vận động “cái này tiếp theo cái kia, rồi

29

đến một cái khác nữa”. Cốt truyện bao gồm 5 bƣớc: trình bày - thắt nút - phát triển - cao trào - mở nút. Ở các truyện hiện đại, nếu đi theo cấu trúc này, thƣờng đến giai đoạn cao trào của cốt truyện, tác giả đặt vào đó một ẩn dụ sâu lắng. Điều dễ nhận thấy là: điểm nhìn (point of view) của ngƣời kể chuyện trong loại cấu trúc tuyến tính thƣờng là đứng ở một nơi nào đó quan sát, miêu tả, và điểm nhìn không hề thay đổi từ đầu đến cuối.

Với cấu trúc phân mảng (modular), văn bản truyện đƣợc lắp ghép bởi những mảng trần thuật khác nhau mà nhìn bề ngoài có thể thấy là những khối rời nhau, ít hoặc không có liên hệ, nhƣng thực ra là có mối liên hệ ngầm do chủ đề gắn kết lại. Nhƣ vậy, nếu ở cấu trúc tuyến tính, nhà văn miêu tả sự việc theo trật tự thời gian diễn biến thông thƣờng nhƣ trong thực tại, thì ở cấu trúc phân mảng, cho phép nhà văn di chuyển ngƣợc xuôi, đảo ngƣợc về thời gian. Đặc biệt, nếu trong cấu trúc tuyến tính, điểm nhìn là tĩnh và chỉ có một điểm nhìn duy nhất từ đầu đến cuối, thì ở cấu trúc phân mảng, ngƣời kể chuyện có thể thay đổi điểm nhìn. Do có sự ghép các mảng trần thuật khác nhau lại với nhau, cho nên giữa chúng có nhiều khoảng trống. Nhờ vậy, có những phần của câu chuyện diễn ra trong tƣởng tƣợng của độc giả, chứ không hiển lộ trên trang sách.

Tuy nhiên, ngoài 2 kiểu cấu trúc ấy ra, còn có một số cấu trúc khác nữa. Ví dụ nhƣ cấu trúc xoáy ốc; cấu trúc vòng tròn. Tìm kiếm cấu trúc là một vấn đề quan trọng bậc nhất của truyện ngắn hiện đại. Xác định đƣợc cấu trúc của cốt truyện chính là yếu tố đầu tiên giúp nhà văn định hƣớng đƣợc những vấn đề nội dung sẽ triển khai và thực hiện ý đồ nghệ thuật của mình.

Cốt truyện trong văn học thƣờng đƣợc xem xét ở nhiều góc độ khác nhau. Ở đây, chúng tôi xem cốt truyện nhƣ một cấu trúc đa dạng, phức tạp đƣợc tạo dựng bởi nhiều yếu tố có quan hệ mật thiết, biện chứng với nhau và luôn đạt đến sự hài hòa lí tƣởng, toàn thiện, toàn mĩ . Ở đó, mọi yếu tố tham gia vào việc tạo dựng cốt truyện đều phải trải qua quá trình chọn lọc, nghiền ngẫm để thực sự trở thành những phƣơng tiện thẩm mĩ và phƣơng thức thẩm

30

mĩ có giá trị tối ƣu phục vụ cho công trình sáng tạo mang khát vọng lí tƣởng của nhà văn .

Trên cơ sở những công trình đã đƣợc dịch và giới thiệu ở trong nƣớc, chúng ta có thể khái quát việc tiếp nhận và nghiên cứu cốt truyện đƣợc hiểu nhƣ một khái niệm dung chứa những yếu tố, những khả năng để có thể tạo ra tính nghệ thuật (tính văn) cho một tác phẩm văn học, làm lộ diện dụng ý của nhà văn. Đó phải là hệ thống sự kiện cụ thể đƣợc tổ chức theo yêu cầu tƣ tƣởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm.

Cơ sở sâu xa của cốt truyện là một xung đột đang vận động. Vì vậy, quá trình phát triển của một cốt truyện cũng giống nhƣ quá trình vận động của xung đột, bao gồm các bƣớc hình thành, phát triển và kết thúc. Nhìn chung, một cốt truyện thƣờng có 5 thành phần chính: trình bày - thắt nút - phát triển - cao trào - mở nút. Các thành phần này đƣợc tác giả tổ chức theo một lôgíc nghệ thuật nhất định để tạo nên những hiêu ứng nghệ thuật, góp phần tạo nên sự thành công, lôi cuốn, hấp dẫn ngƣời đọc đồng thời thể hiện tài năng cũng nhƣ phong cách nghệ thuật của nhà văn.

Phần trình bày giới thiệu khái quát về bối cảnh xã hội, các điều kiện, nguyên nhân làm nảy sinh xung đột và tình hình ban đầu của nhân vật. Hoàn cảnh ở đây thƣờng nằm trong trạng thái tĩnh, mâu thuẫn chƣa vận động và phát triển, nhân vật chƣa đứng trƣớc những thử thách nên chƣa phát huy tính năng động của mình. Trong Truyện Kiều, phần trình bày là phần giới thiệu tài sắc của chị em Thúy Kiều và gia cảnh của họ. Cảnh Lí trƣởng sai Trƣơng tuần đóng cổng làng để thu thuế, cảnh thu thuế ở đình làng, cảnh nghèo đói túng thiếu của gia đình chị Dậu là phần giới thiệu của Tắt đèn.

Phần thắt nút đánh dấu sự kiện mà từ đó phát sinh mâu thuẫn, xung đột. Ðây chính là biến cố đầu tiên của cả hệ thống biến cố tạo thành xung đột của cốt truyện. Phần thắt nút có nhiệm vụ bộc lộ trực tiếp những mâu thuẫn đựơc tích tụ một cách âm ỉ từ trƣớc, các nhân vật sẽ đứng trƣớc những thử

31

thách, đòi hỏi phải bày tỏ những thái độ, chọn lựa cách xử sự, hành động, phản ứng, từ đó bộc lộ rõ tính cách. Cảnh gia biến và việc Kiều phải bán mình chuộc cha là phần thắt nút của Truyện Kiều. Thắt nút của Tắt đèn là cảnh tuần đinh, lính lệ đến đánh đập anh Dậu để đòi sƣu thuế (chƣơng IV)

Phần phát triển là phần quan trọng và dài nhất của cốt truyện bao gồm nhiều cảnh ngộ, sự kiện và biến cố khác nhau. Tính cách nhân vật chủ yếu đƣợc xác định trong phần này. Nó có thể đƣợc thay đổi thông qua các bƣớc ngoặt, môi trƣờng khác nhau. Phần phát triển của Truyện Kiều là cuộc đời 15 năm lƣu lạc, từ "chữ trinh đáng giá nghìn vàng" đến "tấm lòng trinh bạch từ nay xin chừa", là những chuỗi dài bi kịch "thanh lâu hai lƣợt thanh y hai lần", là sự tiếp xúc với đủ các hạng ngƣời trong xã hội, là nỗi đau khổ này đến nỗi đau khổ khác của Kiều. Trong Tắt đèn, phần phát triển bao gồm những sự kiện: đàn con bị đói, chồng bị bắt, chị Dậu một mình tất tả ngƣợc xuôi cho đến lúc ngƣời nhà lí trƣởng ném cái xác lạnh ngắt, mê man bất tỉnh của anh Dậu vào nhà. (từ chƣơng V - XVII)

Phần cao trào là phần bộc lộ cao nhất của xung đột. Lúc này, xung đột đã phát triển đến độ gay gắt, quyết liệt, đòi hỏi phải đƣợc giải quyết theo một chiều hƣớng nhất định. Ðỉnh điểm thƣờng là một khoảnh khắc, một thời điểm ngắn nhƣng có tác dụng quyết định đối với nhân vật trung tâm. Ðỉnh điểm

của Truyện Kiều là khoảnh khắc đau xót nhất của đời Kiều: Từ Hải chết, Kiều

phải đánh đàn cho Hồ Tôn Hiến, bị ép gả cho thổ quan và cuối cùng nhảy xuống sông Tiền Ðƣờng tự vẫn. Ðỉnh điểm của Tắt đèn là lúc chị Dậu bị dồn vào đƣờng cùng đã xô tên Cai Lệ và túm tên ngƣời nhà của Lí trƣởng "lẳng một cái, ngã nhào ra thềm" (chƣơng XVIII)

Phần kết thúc còn gọi là phần mở nút. Đây là phần giải quyết xung đột của tác phẩm một cách cụ thể. Ở đây, tác giả trình bày những kết quả của toàn bộ xung đột của cốt truyện. Một cốt truyện tốt, bao giờ phần kết thúc cũng đƣợc giải quyết một cách tự nhiên, phù hợp với qui luật của cuộc sống. Tuy nhiên trong văn học cổ thƣờng có phần kết thúc phù hợp với ƣớc muốn chủ

32

quan của con ngƣời. Phần kết thúc của Truyện Kiều là Kiều đƣợc cứu sống, là đoạn đoàn viên của Kiều với Kim Trọng và gia đình sau 15 năm luân lạc. Trong Tắt đèn, chị Dậu từ lúc bị bắt lên hầu quan phủ, sau đó phải xa chồng, xa con để đi làm vú hầu cụ cố nhà quan Tỉnh, đến lúc chị choàng dậy mở cửa chạy té ra sân "Trời tối đen nhƣ mực, nhƣ cái tiền đồ của chị" là phần kết thúc của tác phẩm. (chƣơng XIX- XXVI)

Những thành phần chính trên đây tạo thành một cốt truyện đầy đủ. Tuy nhiên, trong thực tế văn học, không phải lúc nào cốt truyện cũng đầy đủ cả 5 thành phần đồng thời cũng không phải đƣợc trình bày theo thứ tự nhƣ trên. Ở một số cốt truyện, có thể thiếu mất một vài thành phần. Một số khác, có thể không có phần mở đầu hoặc nhiều khi lại bắt đầu bằng phần kết thúc hoặc một biến cố gần với đỉnh điểm. Vì vậy, khi tìm hiểu và xác định các thành phần của cốt truyện, không nên gò ép những biến cố hay sự kiện vào thành phần này hay thành phần khác với những lí do có tính chất hình thức. Cần tìm hiểu và phân tích sự xây dựng cốt truyện có thể hiện đƣợc những xung đột xã hội, sự phát triển của nó có phù hợp với qui luật cuộc sống và có thể hiện đƣợc ý đồ nghệ thuật của tác giả hay không.

Khi nhà văn cầm bút viết cũng có nghĩa anh ta đang thực hiện một dụng ý nào đó. Xét cho cùng, thi pháp cốt truyện chính là việc phân tích, tìm hiểu các thành phần trong cấu trúc cốt truyện đƣợc nhà văn gia công, sắp xếp nhƣ thế nào trong tác phẩm. Cốt truyện nghệ thuật sẽ giúp chúng ta tiếp cận với mô hình tự sự mang phong cách và tài năng của nhà văn. Vì thế chúng tôi xin đƣợc đi vào một hiện tƣợng văn học cụ thể là tìm hiểu về cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 để thấy đƣợc những đặc trƣng phong cách nghệ thuật và tài năng của nhà văn cũng nhƣ những đóng góp của ông về phƣơng diện kĩ thuật thể loại cho truyện ngắn đƣơng đại Việt Nam.

33

CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM VÀ CẤU TRÚC CỐT TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU SAU NĂM 1975

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 002 (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)