Sự lựa chọn tiêu điểm trần thuật trong cấu trúc cốt truyện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 002 (Trang 112 - 125)

5. CấU TRÚC LUậN VĂN

3.4. Thời gian không gian và tiêu điểm trần thuật trong cốt truyện

3.4.3. Sự lựa chọn tiêu điểm trần thuật trong cấu trúc cốt truyện

Hai hình thức trần thuật phổ biến trong sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu là trần thuật ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. Từ hai hình thức trần thuật này ông đã lựa chọn và tổ chức đƣợc điểm nhìn trong tác phẩm của mình một cách đa dạng và sinh động. Có khi ông chỉ sử dụng một điểm nhìn duy nhất, có khi lại có nhiều điểm nhìn khác nhau. Đặc biệt là những tác phẩm cuối đời của ông còn có sự di chuyển điểm nhìn một cách linh hoạt. Đáng chú ý hơn là dù ở một điểm nhìn hay đa điểm nhìn, di chuyển điểm nhìn thì cách tổ chức của ông đều khéo léo, sâu sắc, tinh tế. Nó góp phần tạo cho cốt truyện một sự phức điệu và tính chất đa thanh độc đáo. Cách thức lựa chọn và tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả còn cho thấy những chuyển biến trong bút pháp trần thuật và hiệu quả nghệ thuật của nó trong mối tƣơng quan với không - thời gian của tác phẩm, góp phần tạo nên những đặc trƣng trong cấu trúc cốt truyện của nhà văn.

Ở các truyện ngắn thế sự, luận đề ông thƣờng sử dụng một điểm nhìn trần thuật. Đa số các tác phẩm đó đều xuất phát từ điểm nhìn bên ngoài chỉ có

Bức tranh là xuất phát từ điểm nhìn bên trong. Các truyện còn lại nhƣ Đứa ăn

cắp, mẹ con chị Hằng, Lũ trẻ ở dãy K…lại đƣợc sử dụng từ điểm nhìn bên

ngoài. Nhân vật ngƣời kể chuyện đóng vai trò là ngƣời chứng kiến và thuật lại một cách tỉ mỉ, lối tổ chức điểm nhìn đó thƣờng gắn liền với những lớp thời gian, không gian của hiện thực, sự kiện diễn ra nhƣ những thƣớc phim của cuộc sống đời thƣờng. Chính ở điểm nhìn ấy khiến cốt truyện đƣợc nới lỏng tƣởng chừng chỉ còn lại những mảnh ghép của cuộc sống hàng ngày đƣợc trần thuật một cách trung thực, khách quan. Kết hợp với điểm nhìn ấy là những lời nhận xét, bình luận ngoại đề giúp cho việc tổ chức cốt truyện từ một điểm nhìn không còn đơn điệu, sự việc đƣợc hiện lên từ nhiều góc độ khác nhau giúp cho quá trình tiếp nhận không mang tính áp đặt. Cách tổ chức cốt truyện từ một điểm nhìn không phải mới, lối sử dụng một điểm nhìn vốn đã có trong những truyện ngắn của ông trƣớc năm 1975 nhƣng sau giải phóng

109

nó đƣợc nâng cao hơn ở một lối tƣ duy mới. Đó là một điểm nhìn không biến đổi vị trí hoặc từ bên trong, hoặc từ bên ngoài từ đầu cho tới cuối tác phẩm và đƣợc soi chiếu ở nhiều khía cạnh một cách sâu sắc. Tuy ở một điểm nhìn nhƣng tác giả không hề áp đặt cách nhìn của mình cho độc giả mà bản thân mỗi ngƣời đọc tự rút ra những bài học xử thế, chiêm nghiệm những quy luật, lẽ đời thông qua mỗi câu chuyện thế sự. Chính điều này đã mang lại cho truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sức hấp dẫn riêng.

Càng về sau truyện ngắn Nguyễn Minh Châu càng có nhiều đổi mới trong cách lựa chọn tiêu điểm trần thuật. Cốt truyện của ông đƣợc tổ chức trên sự phối hợp nhiều điểm nhìn. Có điểm nhìn của nhân vật, của tác giả, của ngƣời trần thuật, điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn không gian - thời gian, điểm nhìn tƣ tƣởng…Các điểm nhìn này đƣợc xoay quanh hệ thống nhân vật, nhất là nhân vật chính trong mỗi tác phẩm. Cách tổ chức này giúp mọi góc nhìn nhƣ đƣợc đối chiếu, thể hiện trọn vẹn quan niệm nghệ thuật về con ngƣời vốn là một thế giới phức tạp cần phải có cái nhìn đa chiều để khám phá “những hạt ngọc trong bề sâu tâm hồn” và cả những khoảng tối để con ngƣời vƣơn tới sự hoàn thiện. Đặc biệt sự phối hợp nhiều điểm nhìn trong tác phẩm của ông giúp cho cốt truyện mở rộng đƣợc phạm vi phản ánh hiện thực với một bức tranh đa màu.

Trong Khách ở quê ra, câu chuyện về lão Khúng đƣợc trần thuật từ nhiều điểm nhìn khác nhau. Bắt đầu là điểm nhìn của Định, tiếp đó là những mảng hồi ức hiện về qua điểm nhìn của lão Khúng, chen vào là những đoạn trần thuật theo điểm nhìn của Huệ, đoạn cuối truyện lại trở về với điểm nhìn của Định. Có những đoạn nhà văn đã ra tăng điểm nhìn trần thuật khi đặt vào hồi ức của nhân vật những mảng tâm trạng của nhân vật khác. Ví dụ nhƣ đoạn tái hiện mảng hồi ức của Khúng về cuộc tình vụng trộm của Huệ và thằng Mới. Sự cảm nhận về thằng Mới: “Hắn thật hiền, có lẽ hiền nhất làng

và có một cái gì đó như một tâm hồn nghệ sĩ…” [14,tr.384] là của Huệ nhƣng

lại đƣợc kể qua hồi ức của Khúng. Việc ra tăng điểm nhìn nhƣ vậy cho phép

110

tác giả soi chiếu đƣợc tâm tƣ của Huệ lẫn những thao thức riêng tƣ của Khúng về vợ mình. Có những đoạn, rất khó tách bạch lời ngƣời kể và lời nhân vật . Nếu tách riêng ra, ta có thể thấy câu bình luận “ Phàm con người ta ở đời, có cái gì hơn người, sướng vì nó mà chuốc lấy cay chua cũng cũng vì nó?!” [14, tr.382] sẽ mang giọng của ngƣời kể nhƣng trong mạch truyện thì lại mang giọng của lão Khúng rõ nét. Chức năng khái quát đời sống qua những suy nghiệm triết lí đã đƣợc chuyển giao về phía nhân vật, làm nổi bật con ngƣời suy tƣ triết lí ở nhân vật. Nếu nhƣ trong Khách ở quê ra, vẫn còn có một khoảng cách nhất định giữa ngƣời kể hàm ẩn và nhân vật thì đến

Phiên chợ Giát, ta thấy đã có sự hòa nhập song trùng giữa chủ thể trần thuật

và nhân vật. Trong hành trình tƣ tƣởng của lão Khúng, dƣờng nhƣ tác giả đã hòa nhập hoàn toàn vào nhân vật của mình để đồng hành, cảm thông, chia sẻ với tất cả những lo âu, trăn trở, những phút giây yếu đuối cùng những thành công và thất bại của lão trên đƣờng đời. Trộn lẫn hiện thực và tâm linh, hiện tại và quá khứ, thực và ảo, lí trí tỉnh táo và mơ mộng huyễn tƣởng…, tác phẩm trở thành “một bức tranh nhiều nét nhòe”, sự hòa nhập song trùng giữa chủ thể trần thuật và nhân vật, trực tiếp tạo nên mạch vận động của cốt truyện. Chính từ điểm nhìn trần thuật, cốt truyện đƣợc đa tuyến hóa với sự lắp ghép, phân mảng trong cấu trúc tạo nên sự độc đáo và một phong cách nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Minh Châu.

Trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975, tiêu điểm trần thuật không phải luôn cố định mà nhà văn thƣờng có sự di chuyển điểm nhìn một cách linh hoạt. Thƣờng là sự di chuyển từ điểm nhìn bên ngoài vào điểm nhìn bên trong, từ nhân vật này sang nhân vật khác luân chuyển nhịp nhàng tạo nên một cốt truyện đa dạng, phong phú, có chiều sâu góp phần thể hiện đầy đủ tƣ tƣởng nghệ thuật của tác giả.

Trong Bến quê, khoảng cách giữa chủ thể trần thuật và nhân vật đƣợc rút ngắn có lúc dƣờng nhƣ hòa nhập làm một. Tác giả không chỉ kể lại cuộc đối thoại giữa Nhĩ với vợ, với đứa con trai, với hàng xóm… mà còn đi sâu

111

vào miêu ả tâm trạng bên trong của nhân vật. Những suy tƣ, hồi tƣởng, cảnh vật bên ngoài từ những bông hoa bằng lăng đã thƣa thớt đến bãi bồi bên kia sông… tất cả đều đƣợc miêu tả sinh động và chân thực qua điểm nhìn của Nhĩ. Ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ ba nhƣng điểm nhìn trần thuật thì di chuyển linh hoạt từ góc nhìn của nhân vật Nhĩ đến góc nhìn của ngƣời kể chuyện và ngƣợc lại. Sự phối hợp nhiều điểm nhìn trần thuật một mặt giúp nhà văn mở rộng phạm vi phản ánh đời sống vừa dễ dàng khám phá chiều sâu tâm lí nhân vật ở nhiều góc độ khác nhau. Mặt khác nó giúp cho cốt truyện có sự co duỗi thoải mái, tự nhiên mà cũng sâu sắc, thâm trầm hơn với những triết lí nhân sinh mà nhà văn gửi gắm.

Cũng vậy, trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, câu chuyện của Quỳ cùng những bí mật trong tâm hồn chị đã nhận đƣợc sự đồng cảm sâu sắc từ điểm nhìn của nhân vật ngƣời kể chuyện. Thoạt nhìn ta dễ có cảm giác nhân vật nhà văn chỉ đơn thuần đóng vai trò là ngƣời nghe để Quỳ bộc bạch nỗi lòng của mình nhƣng để ý kĩ thì không đơn giản nhƣ vậy. Những bí ẩn nội tâm của Quỳ chỉ có thể đƣợc phát lộ nhờ vào sự trải nghiệm cá nhân và năng lực phân tích tâm lí của anh ta. Cốt truyện đƣợc triển khai trên sự dịch chuyển điểm nhìn từ bên ngoài của nhân vật ngƣời kể chuyện vào điểm nhìn bên trong của nhân vật khiến cho câu chuyện trở nên chân thực hơn khi đƣợc khúc xạ qua sự di chuyển điểm nhìn độc đáo đó. Thậm chí ngay ở điểm nhìn của nhân vật cũng có sự chuyển dịch trừ bên ngoài (khi Qùy quan sát và đánh giá những ngƣời xung quanh) vào bên trong (khi Qùy tự nhìn nhận và đánh giá về bản thân). Bên cạnh việc tăng cƣờng vai trò của ngƣời dẫn chuyện, sự phối hợp các điểm nhìn và sự dịch chuyển điểm nhìn đã đƣợc nhà văn chú ý thể hiện nhằm tạo nên tính “đối thoại” trong tác phẩm, từ đó mà khái quát nên những vấn đề nhân sinh có tính triết lí sâu sắc. Lối tổ chức gia tăng điểm nhìn trong sự phối hợp với dịch chuyển điểm nhìn góp phần to lớn làm nên thành công cho kiểu cốt truyện tâm lí. Nó giúp cho quá trình nhìn nhận và đánh giá

112

về con ngƣời trở nên sâu sắc và trọn vẹn hơn, soi chiếu cả những phần lặng lẽ, khuất lấp trong ý nghĩ và tâm linh của con ngƣời.

Nhƣ vậy, so với trƣớc 1975, cách tổ chức tiêu điểm trần thuật trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu có sự phát triển và linh hoạt hơn, đóng góp cho sự vận động của cốt truyện. Từ điểm nhìn trần thuật theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba, nhà văn tổ chức tiêu điểm trần thuật khi là một điểm nhìn duy nhất, khi là sự gia tăng phối hợp nhiều điểm nhìn và sự dịch chuyển điểm nhìn một cách khéo léo. Cốt truyện nhờ vậy không chỉ còn là những câu chuyện đơn giản với cái nhìn xuôi chiều mà còn hƣớng cái nhìn đến nhiều vấn đề khác của hiện thực đời sống nhằm chuyển tải nhiều hơn những thông điệp tƣ tƣởng của nhà văn.

113

KẾT LUẬN

Trong xu thế vận động chung của văn học Việt Nam sau 1975, sáng tác của Nguyễn Minh Châu từ khuynh hƣớng sử thi dần chuyển sang góc độ đời tƣ – thế sự. Trƣớc những yêu cầu thúc bách của đời sống, ngòi bút đầy ý thức trách nhiệm ấy đã có nhiều thay đổi, nhà văn đã mạnh dạn vƣợt lên chính mình, khƣớc từ lối “văn chương minh họa ” để tìm đến một hƣớng đi mới, một lối viết mới. Đó là bám sát hiện thực của “cái ngày hôm nay”, “đào bằng

ngòi bút cho đến tận cùng đáy cái thật chứa đầy bí ẩn” trong đời sống con

ngƣời, để từ đó có thể nói lên đƣợc một cách đầy đủ nhất những quan tâm, lo âu trăn trở, những khát khao hạnh phúc của mỗi cá nhân trong cuộc đời. Trải qua những bƣớc thăng trầm cùng với hành trình đổi mới nghệ thuật, ông từng bƣớc hoàn thiện phong cách nghệ thuật của mình trên cơ sở kế thừa và đổi mới thi pháp truyền thống. Truyện ngắn của ông, đặc biệt là giai đoạn sau 1975 đã mang lại cho văn học Việt Nam giai đoạn đổi mới những trái ngọt với hƣơng vị độc đáo từ nội dung tới hình thức nghệ thuật. Nghiên cứu vấn đề cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 dƣới góc độ thi pháp ta thấy đƣợc phần nào những đóng góp to lớn của tác giả cho nghệ thuật truyện ngắn Việt Nam hiện đại.

Cùng với sự thay đổi trong cảm hứng sáng tác và quan niệm nghệ thuật về con ngƣời của Nguyễn Minh Châu là quá trình vận động và biến đổi trong nghệ thuật thể loại. Từ loại hình truyện ngắn sử thi hóa theo xu hƣớng chung của giai đoạn 1945 - 1975, truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu đã từng bƣớc chuyển sang loại hình truyện ngắn tiểu thuyết hóa mang tính ổng hợp cao .Từ những thể nghiệm ban đầu, sự chuyển đổi này dần kết tinh lại ở giai đoạn cuối đời, đem lại cho sự nghiệp sáng tác của ông nhiều truyện ngắn xuất sắc

nhƣ Bức tranh, Chiếc thuyền ngoài xa, Khách ở quê ra, Cỏ lau, Phiên chợ

Giát… Bên cạnh sự vận dụng các yếu tố của tiểu thuyết, sự tổng hợp các yếu

tố trữ tình triết luận, kịch, tự truyện… đã giúp cho truyện ngắn của ông khả năng phản ánh đời sống một cách phong phú, linh hoạt và sâu sắc hơn. Trong

114

quá trình tổng hợp thể loại đó, xu hƣớng tiểu thuyết hóa là chủ yếu, có vai trò chi phối các mối quan hệ tƣơng tác còn lại.

Những thay đổi về quan niệm nghệ thuật, sự chuyển đổi về loại hình đã chi phối làm thay đổi các phƣơng diện trong nghệ thuật thể hiện, từ đó có sự chuyển biến về kĩ thuật thể loại, đặc biệt là nghệ thuật cốt truyện. Xu hƣớng tiểu thuyết hóa tạo điều kiện cho nhà văn thể nghiệm những cách tân của mình về kĩ thuật truyện ngắn. Cấu trúc nòng cốt của truyện ngắn truyền thống đã bị phá vỡ, chủ yếu theo hai hƣớng. Ở hƣớng thứ nhất, cốt truyện trở nên mờ nhạt, ít sự kiện, ít xung đột, thƣờng khuôn vào những tình huống chiêm ngiệm, đầy ắp suy tƣ về nhân sinh, thế sự. Cốt truyện đƣợc nới lỏng đến mức nhiều lúc dƣờng nhƣ không còn truyện, chỉ là những mảnh đời vụn vặt, những cảnh sinh hoạt bình dị của đời thƣờng. Trong đó hầu nhƣ khó tìm thấy những điểm nút đóng vai trò tạo xung đột hoặc giải quyết xung đột. Ở hƣớng thứ hai, hƣớng chủ yếu, ta thấy truyện có sự nở rộng về dung lƣợng, hiện thực phản ánh cũng mở rộng ra nhiều chiều với nhiều vấn đề hơn. Trong những truyện loại này, cốt truyện đã đƣợc biến đổi với sự phức hợp nhiều kiểu cốt truyện, từ đơn tuyến đến đa tuyến, từ một tình huống chủ yếu đến nhiều tình huống đan xen. Nhà văn sử dụng thƣờng xuyên hơn các kĩ thuật nối kết, lắp ghép, lồng truyện, phân rã cốt truyện… của kĩ thuật tiểu thuyết.

Sau 1975, một số truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu thời kì đầu có kết cấu cốt truyện theo sự kiện tiếp nối xu hƣớng của thời kì sáng tác trong chiến tranh. Tác giả đã dựa trên những sự kiện để khai thác miêu tả diễn biến tâm lí, tình cảm của nhân vật. Về sau đa phần truyện của ông đƣợc tổ chức cốt truyện theo kiểu kết cấu tâm lí, nhà văn hƣớng ngòi bút của mình vào khai thác lĩnh vực bên trong con ngƣời của nhân vật. Hạt nhân cốt lõi của cách tổ chức cốt truyện này là quá trình diễn biến tâm lí, những vận động tinh thần và quá trình nhận thức của nhân vật. Bên cạnh đó là những tác phẩm có cốt truyện đƣợc kết cấu theo triết lí luận đề. Nhà văn khám phá ngõ ngách sâu kín của hiện thực và tâm linh đem đến cho ngƣời đọc sự thức tỉnh và thanh lọc

115

tâm hồn. Cốt truyện này thƣờng là một xung đột đầy nghịch lí mang tính chất bi kịch dẫn dắt ngƣời đọc đến những phản tỉnh trong nhận thức về một quan niệm nào đó vốn tồn tại trong cuộc sống. Ở kiểu cốt truyện này, những sự kiện, biến cố tồn tại trong tác phẩm chỉ là sự bổ sung cho những mâu thuẫn vốn có.

Một số truyện mang tính thế sự lại đƣợc tổ chức cốt truyện dựa trên một sự kiện, một hành động duy nhất và gắn với những sự việc tƣởng chừng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 002 (Trang 112 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)