Tình huống ngẫu nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 002 (Trang 101 - 103)

5. CấU TRÚC LUậN VĂN

3.3. Cách xây dựng tình huống trong cốt truyện

3.3.4. Tình huống ngẫu nhiên

Bên cạnh tình huống nhận thức, tình huống nghịch lí hay bi kịch, trong một số tác phẩm của Nguyễn Minh Châu sau 1975 còn có các cốt truyện đƣợc diễn biến dựa trên những yếu tố hết sức ngẫu nhiên. Từ những ngẫu nhiên trong cuộc sống thƣờng ngày, ông đƣa vào trong tác phẩm của mình và tổ chức thành những tình huống, triển khai cốt truyện một cách gẫn gũi, tự nhiên, giản dị và hấp dẫn ngƣời đọc. Đó là các tác phẩm nhƣ Hương và Phai, Chiếc thuyền ngoài xa, Cỏ lau…

Cuộc sống vốn vẫn chứa đựng nhiều điều ngẫu nhiên mà đôi khi con ngƣời không thể ngờ tới. Yếu tố đó đƣợc Nguyễn Minh Châu đem vào truyện ngắn Hương và Phai một cách hết sức tự nhiên nhƣng lại khẳng định đƣợc một khả năng nghệ thuật bậc thầy. Chính vì vậy mà cốt truyện không bị rơi vào câu chuyện tầm phào nhạt nhẽo. Cốt truyện đƣợc tổ chức trên tình huống ngẫu nhiên với sự kiện tƣởng chừng nhƣ rất nhỏ nhặt vặt vãnh. Cái Phai phải

98

ở lại nhà Hƣơng sau buổi học thêm và thƣởng thức món mứt khế vụng về của hai anh trai Hƣơng khiến chúng nhớ tới tài nấu mứt khế của chị Phấn và ngay lập tức hai đứa trẻ tinh quái đã nảy sinh ra trò đùa gán ghép. Cuối cùng, hiện thực của cái trò đùa ấy đã dẫn tới một đám cƣới. Cốt truyện cứ trôi chảy tự nhiên nhƣ cuộc đời thực bắt nguồn từ tình huống ngẫu nhiên, một trò đùa của trẻ con lại làm xáo trộn cả đời ngƣời. Cái tài của Nguyễn Minh Châu là ông không sử dụng tình huống ngẫu nhiên một cách tràn lan, sa đà dẫn đến sự vô nghĩa, sáo rỗng mà ông chỉ dựa vào yếu tố ngẫu nhiên để khám phá quy luật của cuộc sống.

Dù xuất phát từ những hoàn cảnh hiện thực có vấn đề song Chiếc

thuyền ngoài xa, Cỏ lau không chỉ đƣợc xây dựng trên tình huống nhận thức,

tình huống bi kịch, trong truyện nhà văn cũng sử dụng những yếu tố ngẫu nhiên để tạo nên tình huống truyện, làm thành những cái cớ vô cùng hợp lí thúc đẩy cho cốt truyện phát triển một cách tự nhiên, không gò bó, gƣợng ép. Đó là tình huống ngƣời phóng viên Phùng bất ngờ phát hiện ra vẻ đẹp tuyệt mĩ của cảnh thuyền và biển khi trở về chiến trƣờng cũ trong chuyến đi tìm kiếm bức ảnh cho bộ lịch năm sau. Rồi lại là một sự ngẫu nhiên từ vị trí góc khuất mà anh đứng bấm máy, vô tình anh lại phát hiện ra những cảnh ngƣời chồng đánh vợ. Lần thứ ba, vô tình khi ở bên trong phòng của ngƣời bạn cũ là chánh án Đẩu anh lại đƣợc nghe câu chuyện của ngƣời đàn bà hàng chài tại tòa án. Từ đó anh nhận thức đƣợc sâu sắc hơn về cuộc sống, về số phận con ngƣời về mối quan hệ giữa văn học và đời sống. Những tình huống mang yếu tố ngẫu nhiên ấy đƣợc gắn kết theo một lôgic tạo nên diễn biến cốt truyện và khiến truyện phát triển một cách tự nhiên không còn là những triết lí luận đề khô khan.

Ngay ở Cỏ lau, tình huống khi trở về Lực vô tình vào chụp ảnh tại quán của ngƣời chồng mới của Thai, cũng chính từ ngẫu nhiên ấy anh nhận ra và tìm lại đƣợc ngƣời vợ và gia đình của mình. Anh bắt gặp tấm ảnh cặp vợ chồng mới cƣới của chính mình trƣớc kia cùng với lời giải thích của chủ hiệu

99

ảnh mà anh mới biết đƣợc tin tức về Thai, về gia đình mình. Nhƣng cũng từ đó, anh rơi vào bi kịch của nghịch cảnh đầy mâu thuẫn. Cốt truyện của tác phẩm bắt đầu đƣợc triển khai và bóc tách dần dần bằng hàng loạt các tình huống nảy sinh sau đó.

Trong suốt quá trình sáng tác của mình, Nguyễn Minh Châu luôn chú trọng xây dựng tình huống nhƣ một xuất phát điểm để triển khai và tổ chức cốt truyện. Trƣớc 1975, trong hoàn cảnh đặc thù của văn học kháng chiến, cũng nhƣ hàng loạt các tác giả khác việc tạo tình huống trong tác phẩm của ông chỉ là cái cớ để phô diễn sự kiện của cốt truyện và lí tƣởng của nhân vật, của thời đại. Sau 1975, bằng cái nhìn sâu sắc và sự trăn trở không ngừng trong quá trình đổi mới, ông đã xây dựng hàng loạt các kiểu tình huống gắn liền với cách tổ chức cốt truyện nhằm lột tả tới tận cùng hiện thực và truyền tải những quan niệm của mình. Có thể khẳng định chắc chắn rằng nếu thiếu đi những tình huống truyện chắc hẳn cốt truyện của ông sẽ mất đi sự độc đáo và phong cách của Nguyễn Minh Châu cũng trở nên mờ nhạt. Nhƣng với tài năng và bản lĩnh của mình ông đã tạo đƣợc dấu ấn riêng trong cách xây dựng hệ thống tình huống trong truyện ngắn của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 002 (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)