Tính từ và động từ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chức năng biểu cảm của ngôn ngữ văn xuôi của Tự lực văn đoàn (Trường hợp Nhất Linh) (Trang 26 - 28)

7. Bố cục của luận văn

1.1. Cơ sở lý thuyết

1.1.5. Tính từ và động từ

Vì trong q trình phân tích có liên quan đến tính từ và động từ nên chúng tơi xin được trình bày sơ lược về tính từ và động từ.

1.1.5.1. Tính từ

Tính từ (adjective) cũng dịch là tĩnh từ, một thành viên của lớp từ mở (từ loại mở dễ được bổ sung) có chức năng nghĩa chủ yếu là định rõ một thuộc tính của danh từ, cả trong khi làm yếu tố phụ của danh từ trong một „danh ngữ‟, lẫn khi làm bổ ngữ nêu thuộc tính cho danh từ ở chủ ngữ trong ngơn ngữ có dùng trợ động từ.

Trong tiếng Việt, tính từ thường đứng sau danh từ trong danh ngữ và có thể trực tiếp làm vị ngữ. [3, 485]

Theo Đinh Văn Đức thì tính từ là từ loại chỉ đặc trưng của tất cả những khái niệm được biểu đạt bằng danh từ và động từ, về bản chất, tính từ chỉ tồn tại trên phương diện đặc trưng, và trùng hợp về hình thái với danh từ và động từ.

Việc phân biệt tính từ trong tiếng Việt có hơi phức tạp vì nhiều khi tính từ cũng có dạng như danh từ và động từ. Vì vậy, người ta thường phân biệt trong tiếng Việt hai loại tính từ:

- Tính từ tự thân: là những tính từ chỉ có chức năng biểu thị phẩm chất, màu sắc, kích thước, hình dáng, âm thanh, hương vị, mức độ, dung lượng…của sự vật hay hiện tượng ( tốt, xấu, sạch, bẩn, xanh, đỏ, cao , thấp, tròn, méo, trầm, bổng, thơm, chua, tanh, nặng, nhẹ,…)

- Tính từ khơng tự thân: là những từ vốn không phải là tính từ mà là những từ thuộc các nhóm từ loại khác nhưng lại được sử dụng như là tính từ. Tính từ loại này chỉ có thể xác định được trên cơ sở quan hệ của chúng với các từ khác trong cụm từ hay trong câu. Nếu khơng có quan hệ với các từ khác thì chúng khơng được coi là tính từ, như vậy có thể nói đây chỉ là tính từ tạm thời. Cịn nếu như được sử dụng như tính từ thì các từ loại này có thể sẽ mang ý nghĩa hơi khác so với ý nghĩa vốn có của nó. Tiếng Việt có các loại tính từ khơng tự thân như: Tính từ do danh từ chuyển loại và tính từ do động từ chuyển loại

1.1.5.2. Động từ

Động từ (verb): Trong ngữ pháp, một thành viên của một lớp từ theo truyền thống được cho là chỉ „hoạt động‟, diễn đạt một hành động hay một tình trạng như nhảy, biết, ngủ, ốm, đau [42, 219].

Động từ cũng được phân thành hai loại là động từ độc lập và động từ không độc lập.

Động từ độc lập là loại động từ có ý nghĩa đầy đủ, có thể một mình đảm đương chức năng ngữ pháp trong cụm từ hoặc câu. Ví dụ: làm, đi, chạy, nhảy…Động từ độc lập cũng được phân loại thành những nhóm nhỏ hơn như động từ biểu thị hành động/hoạt động, động từ biểu thị trạng thái, động từ biểu thị tư thế, động từ biểu thị q trình.

Động từ khơng độc lập là động từ không biểu thị một nội dung ý nghĩa hồn chỉnh, do đó, khơng thể đứng một mình để đảm đương một chức năng ngữ pháp mà địi hỏi phải có một từ khác đi sau để bổ sung ý nghĩa. Có các loại động từ khơng độc lập như:

- Động từ tình thái: là những động từ biểu thị quan hệ chủ quan như thái độ, sự đánh giá, ý chí, ý muốn…của người nói đối với nội dung câu nói hoặc hiện thức khách quan, có thể phân biệt những nhóm động từ tình thái sau đây:

Động từ tình thái Biểu thị sự đánh giá về mức độ cần thiết: nên, cần, phải… Biểu thị sự đánh giá về khả năng: có thể, khơng thể… Biểu thị sự đánh giá về may rủi: bị, được, mắc phải… Biểu thị thái độ mong mỏi : trông, mong, chúc, ước Biểu thị mức độ của ý chí, ý muốn: đành, định, buồn, thôi…

- Động từ biểu thị sự tồn tại: là những động từ biểu thị tình trạng tồn tại thực tế của sự vật hay hiện tượng, thuộc nhóm này có ba động từ:

- Động từ quan hệ: là những động từ dùng để biểu thị quan hệ giữa sự vật

và bản chất hay chức năng của sự vật. Ví dụ: im lặng là vàng [web2].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chức năng biểu cảm của ngôn ngữ văn xuôi của Tự lực văn đoàn (Trường hợp Nhất Linh) (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)