Thái độ cay nghiệt, phê phán, chê bai

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chức năng biểu cảm của ngôn ngữ văn xuôi của Tự lực văn đoàn (Trường hợp Nhất Linh) (Trang 74)

7. Bố cục của luận văn

3.1. Cấu trúc ngữ, câu thể hiện thái độ của ngƣời nói

3.1.2. Thái độ cay nghiệt, phê phán, chê bai

Cũng trong Đoạn Tuyệt, ngồi Loan, Nhất Linh cịn xây dựng một nhân vật vơ cùng thú vị đó là bà Phán Lợi, mẹ chồng Loan, một người đàn bà đại diện cho chế độ cũ, cho những luân lý cổ hủ, trực tiếp đẩy Loan vào cuộc sống tù ngục tối tăm. Chúng ta xem xét những câu nói mỉa mai, soi mói của bà Phán Lợi trong Đoạn tuyệt.

Ví dụ 105: “Tơi thì tơi đâu dám mắng cơ, ai dám mắng nổi cô ở cái nhà

này, cô cứ dạy quá lời. Giỗ tết nhà tơi cơ khơng biết đến thì thơi, ai bắt. Tơi chỉ nói để cho cơ biết từ rày cơ có đi đâu thì cơ cho tơi hay, kẻo ở nhà này có kẻ ra người vào, lỡ mất mát cái gì thì một mất mười ngờ, người ta nói ra nói vào thêm khó khăn ra” [1, 223].

Kiểu “nói mát” của nhân vật Phán Lợi làm nổi bật lên một người đàn bà đanh đá, ngoa ngoắt, cay độc ẩn dưới cái vẻ trịnh trọng rất địa chủ, giọng điệu của bà Phán không mạnh mẽ, thẳng thắn như Loan mà nó có sự nhấn nhá, lắt

léo, khinh khỉnh lại có chút dằn dữ. Trong phát ngôn của bà Phán Lợi, mỗi đoạn ngắt nhịp đều ngầm ẩn một ý nghĩa. Dựa vào nội dung và cấu trúc ngữ pháp, dựa vào dấu câu, ta có thể chia phát ngôn thành các đoạn ngắt như sau:

“Tôi thì tơi đâu dám mắng cơ,/ ai dám mắng nổi cô ở cái nhà này,/ cô cứ

dạy quá lời./ Giỗ tết nhà tơi cơ khơng biết đến thì thơi,/ ai bắt./ Tơi chỉ nói để cho cơ biết/ từ rày cơ có đi đâu thì cơ cho tơi hay,/ kẻo ở nhà này có kẻ ra người vào,/ lỡ mất mát cái gì thì một mất mười ngờ,/ người ta nói ra nói vào thêm khó khăn ra”

Trong một phát ngôn, con người bà Phán Lợi đã bộc lộ gần như tất cả nét tính cách của bản thân từ cấp độ chua ngoa, sắc sảo đến cấp độ đanh đá cay độc. Câu đầu tiên trong phát ngơn: Tơi thì tơi đâu dám mắng cơ,/ ai dám mắng nổi

cô ở cái nhà này,/ cô cứ dạy quá lời có thể coi là một câu nói “mát”, ở nhịp 1

„tơi thì tơi đâu dám mắng cơ‟, người nói tự hạ thấp bản thân mình, coi mình là người ở bậc dưới so với đối phương, phủ nhận hành động trước đó là “mắng” đối phương bằng từ phủ định “đâu dám”. Trong nhịp này, tác giả dùng biện pháp lặp từ “tơi thì tơi” nhằm âm thầm khẳng định vị thế của người nói, vị thế của mẹ chồng đối với nàng dâu, bà Phán thầm khẳng định „tôi là mẹ chồng cô‟ nhưng „đâu dám mắng cô‟. Ở nhịp thứ hai lại có thêm một tầng khẳng định nữa„ai dám mắng nổi cô ở cái nhà này‟, không chỉ “tôi” mà ở “cái nhà này” khơng có ai “mắng nổi”, đẩy vị trí cơ con dâu cao hơn, cao đến mức phi lí, nhưng đỉnh cao của sự phi lí thì phải là nhịp cuối câu: “cô cứ dạy quá lời‟. Lời cầu xin trước đó của con dâu “bị” bà mẹ chồng biến thành “lời dạy bảo”. Ba nhip ngắt trong một câu là ba cấp độ mỉa mai tăng tiến từ “tôi không dám mắng cô”, “đến không ai dám mắng cô” và cuối cùng là “cô dạy bảo” chúng tôi. Nội dung trong lời bà Phán có thể được diễn giải như sau: „ ở cái nhà này cô cao nhất rồi, cô học rộng biết nhiều, cô là gái tân tiến, chúng tơi ngu muội, khơng có học như cơ, cơ khơng mắng chúng tơi thì thơi, ai dám mắng cô‟.

Câu thứ hai “Giỗ tết nhà tôi cô khơng biết đến thì thơi,/ ai bắt” ở nhịp đầu, người nói thể hiện thái độ không quan tâm đếm xỉa đến sự việc dù khơng

hài lịng, ý chê bai chưa q rõ ràng thì đến nhịp hai “ai bắt” lại thể hiện rất rõ các thái độ của bà Phán. “Ai bắt” là một phát ngôn tỉnh lược, được dùng khá phổ biến trong khẩu ngữ đời thường. Có tương đối nhiều cách khôi phục phát ngôn này như: Ai bắt cô/ Ai bắt cô phải biết/ Ai bắt cô biết đến…khi đặt vào

phát ngôn ta sẽ được câu hoàn chỉnh như sau:

Giỗ tết nhà tơi cơ khơng biết đến thì thơi, ai bắt cô phải biết đến. (105a)

so sánh với phát ngôn gốc

Giỗ tết nhà tôi cơ khơng biết đến thì thơi, ai bắt. (105)

(105) là câu tỉnh lược nên ngắn gọn, súc tích, mang nghĩa hàm ẩn cao hơn (105a), (105) kết thúc bằng từ „bắt‟ là một từ có thanh trắc âm vực cao, giúp cho việc đẩy ngữ điệu của nhân vật lên mức độ cao hơn, qua đó cũng thể hiện thái độ gay gắt, đanh đá hơn của nhân vật mẹ chồng.

Không cần quát tháo, đao to búa lớn, chỉ cần dùng các từ biểu thị tình thái và các cấu trúc biểu cảm, Nhất Linh đã làm bật lên được thái độ của bà Phán trong từng câu nói. Bên cạnh những lời trực tiếp “đàn áp” con dâu, bà Phán cịn có những lời nói vịng, nói với con trai để châm biếm, phê phán con dâu:

Ví dụ 106:

“Này anh, anh xem vợ anh đấy/, tơi cưới nó về cho anh để làm vua, làm

tướng ở cái nhà này à?/ Có đời thuở nhà ai như thế không./ (106a) Tôi,/ tôi không cần đến thứ ấy giúp đỡ tôi,/ nhưng anh nghĩ xem,/ ngày giỗ, ngày tết mà nó là con dâu trưởng, nó bỏ đi khơng nói với tôi lấy nửa lời.”( 106b) [1, 222].

Thoạt nghe tưởng như bà Phán đang trách con trai, mắng con không dạy dỗ vợ, nhưng thực chất lại là mắng cho con dâu nghe.

ở ví dụ này, chúng tôi tách ra làm hai phần 106a và 106b

Ở 106a: Này anh, anh xem vợ anh đấy, tôi cưới nó về cho anh để làm vua, làm

tướng ở cái nhà này à?/ Có đời thuở nhà ai như thế không. bà Phán dùng nhân

vật con trai như một “chất dẫn” để phê phán con dâu, khẳng định Loan là “vợ

anh” là do “tơi cưới nó về cho anh” nhằm một lần nữa chứng minh Loan là phận

được bà “cưới về cho” nhưng giờ đây trong mắt bà thì Loan đã vượt quyền vượt phận khiến bà thấy như là “thứ” mà bà cưới về cho con trai không phải để làm con dâu mà là làm làm vua, làm tướng bà lại chỉ đích danh cái phận vua tướng đó là ở cái nhà này, từ “à” cuối nhịp 1 không phải dùng để hỏi mà ngầm khẳng định nhận định mà bà đưa ra trước đó, câu đầu tiên của phát ngơn, bà Phán đưa ra vấn đề, một vấn đề phi lý đến không tưởng, để rồi nhịp thứ hai, bà có cơ sở mà phủ nhận cái vấn đề đó: “Có đời thuở nhà ai như thế không”, đây là một phát ngơn hồn chỉnh đến hoàn hảo, từng từ một đều có sự kết hợp kín kẽ, từ này bổ sung cho từ kia không thể thay thế. Đặc biệt hai từ “có” và “khơng” ở đầu và cuối câu, “đóng mở” rất nhịp nhàng. Từ “có” mở đầu là một thanh sắc âm vực cao, như để át đi cái suy nghĩ quá phận mà nhịp 1 đã đưa ra, từ không là một thanh bằng âm vực thấp, tạo cho cậu một sự kết thúc có phần hài hịa, nhẹ nhàng hơn, dễ dàng tiếp cận và thuyết phục. Tiếp sau “ có” là “đời thuở nhà ai”, đây là tổ hợp khẳng định hai tầng “đời thuở” + “nhà ai” như là một dấu đóng cho sự phủ nhận nhịp 1, “đời thuở” mang ý nghĩa bao quát từ quá khứ tới hiện tại, từ xưa tới giờ, “nhà ai” nhằm chỉ chính xác một địa điểm khơng gian và cả thời gian, ý là nhà tôi hiện nay như thế này…Nếu bớt một trong hai tầng này ta sẽ có các câu như sau:

- Có nhà ai như thế khơng (106a‟)

- Có đời thưở nào như thế không (106a‟‟)

(106a‟) và (106a‟‟) tính khẳng định đều khơng cao bằng câu gốc.

Phát ngôn 106b

Tôi,/ tôi không cần đến thứ ấy giúp đỡ tôi,/ nhưng anh nghĩ xem,/ ngày giỗ, ngày tết mà nó là con dâu trưởng, nó bỏ đi khơng nói với tơi lấy nửa lời.”

Nếu 106a bà Phán khẳng định cái sai của con dâu là không làm đúng bổn phận, không biết rõ địa vị của mình, phê phán thói sống lười biếng kiểu “ăn trên ngồi chốc” của Loan thì ở vế thứ hai bà bắt đầu nghiêng về than oán, vạch lỗi của Loan một cách kỹ càng hơn. Ở vế 1 “Tôi,/ tôi không cần đến thứ ấy giúp đỡ tôi” khẳng định bà không cần sự giúp đỡ của Loan trong việc quán xuyến nhà cửa

nhưng từ “tôi” xuát hiện liên tiếp 3 lần lại ngầm khẳng định một tầng nghĩa khác, bà Phán đang than thở, bà than thở cho cái phận bà rõ là người trên, là mẹ chồng mà bà vất vả q, khơng có ai giúp đỡ, ở cái tuổi bà, ở cái địa vị của bà mà bà vẫn khơng được nghỉ ngơi, bà thấy mình cưới cho con trai đứa con dâu mà khơng có lấy một ngày nó giúp đỡ, hầu hạ, ngược lại, thân bà phải đi hầu hạ người ta, bà bất mãn, bất mãn đến mức gọi con dâu là “thứ ấy” - một tổ hợp từ mang sắc thái tiêu cực, “thứ ấy” thường được dùng để nói về một cái gì đó khơng rõ ràng, bẩn, thậm chí là cần kiêng kị khơng muốn nhắc tới, và bà dùng nó để chỉ Loan, con dâu bà.

Sự cay nghiệt, ác độc của bà Phán được thể hiện gần như liên tục. Càng về sau lại càng tăng tiến. Đặc biệt là ở cách xưng hô, sự khác biệt trong cách xưng hô là biểu hiện rõ nhất cho thái độ của bà. Nếu ban đầu bà cịn gọi Loan là dâu, là con thì sau đó là cô, rồi cô trắng răng:

Ví dụ 107: - Thế nào, cô trắng răng đã về rồi đấy ư [1, 224] Hoặc gọi là “chị”:

Ví dụ 108: - Chị đừng giở giọng tai ngược vu oan giá họa cho người ta.

Chị thử hỏi xem ở cái nhà này ai hành hạ nó mà chị dám nói thế? Chị muốn đổ lỗi cho ai vậy? [1, 262]

Khi tức giận hơn bà Phán sẵn sàng dùng giọng “chợ búa”: Ví dụ 109: - Ai hành hạ nó, ai giết nó, hở con kia? [1, 262], Thậm chí là nói trống khơng, khơng có đại từ xưng hô:

Ví dụ 110: - Khê mẹ nó rồi cịn gì nữa [1, 284]

Dùng chuyện sinh đẻ để đay nghiến, chì chiết con dâu:

Ví dụ 111: - Ác như thế…Không trách tuyệt đường sinh đẻ! [1, 286]

Và đỉnh điểm là cách xưng hô mày - tao, coi con dâu như kẻ thù

Ví dụ 112: - Tao thử đánh mày một cái tát, xem mày cịn bảo là hèn nhát

nữa khơng [1, 291]

Hoặc gọi con dâu là nó, yêu cầu đánh chết nó

3.1.3. Thái độ khen ngợi, đồng tình, hƣởng ứng

a. Thái độ khen ngợi đơn thuần

Thái độ khen ngợi đơn thuần rất dễ nhận thấy thông qua các từ, tiểu từ hay cụm từ hàm ý khen hoặc trực tiếp khen ngợi.

Trong tiểu thuyết Lạnh Lùng, nhân vật Nhung là một cơ gái đương xn, dù góa chồng nhiều năm nhưng cuộc sống đơn lẻ, đạm bạc không che được vẻ đẹp ngoại hình của nàng, nhất là khi nàng thầm u ơng giáo nghèo và cố gắng làm đẹp vì tình nhân nhân đám cưới của cơ em gái. Nhất Linh không miêu tả quá kỹ càng về vẻ đẹp của Nhung nhưng thông qua phát ngôn của các nhân vật ta vẫn nhận thấy điều đó.

Ví dụ 114:

Có đứa đứng lại ngơ ngác vì nó thấy cơ nó ăn mặc khác hẳn mọi ngày nên hơi là lạ. Vú em đứng trong hiên nhìn ra, tươi cười nói:

- Cơ con hơm nay đẹp q.

Một người chị họ lấy tay chỉ Nhung bảo đứa bé ẵm trên tay: - Em trơng, dì mặc đẹp [1, 64]

Ví dụ 115:

- Trơng chị Nhưng hãy cịn xn lắm” [1, 18]

Ví dụ 116:

- Đã lâu rồi con mới thấy mợ đánh phấn. Trơng mợ trẻ hẳn đi [1, 59]

Ví dụ 117:

- Khéo không người ta trông mợ, lại lẫn mợ với cô dâu đấy nhé” [1, 61] Những lời ngợi khen vẻ đẹp của Nhung, có khen ngợi bằng ngơn từ trực tiếp “đẹp quá”, “đẹp”, hàm ẩn “còn xuân lắm”, “trẻ hẳn đi”, “lẫn mợ với cô

dâu”. “đẹp” và “đẹp quá” là tính từ dùng để đánh giá, nhận xét về sự vật, hiện

tượng, hình ảnh gây được sự thích thú ngắm nhìn, là lời khen trực diện nhất. Còn “xuân lắm” là một từ mang nghĩa phái sinh ý chỉ tuổi trẻ, ở đây mang ý khen ngợi Nhung còn trẻ đẹp, còn nhiều sức sống, tương tự “lẫn mợ với cơ dâu” có thể được coi là một câu đùa vui, cô dâu trong ngày cưới thường là người xinh

đẹp nhất, lộng lẫy và được ngắm nhìn nhiều nhất, nhân vật bà Án là mẹ chồng của Nhung đã nói câu này ý khen Nhung hơm nay xinh đẹp, trẻ trung và lộng lẫy khơng khác gì cơ dâu ngày cưới.

b. Thái độ thƣơng xót, đồng tình

Trong tiểu thuyết Lạnh lùng, nhân vật bà Án là mẹ chồng của Nhung, bà cũng là người đàn bà góa bụa từ thời cịn xn sắc, nên thấy Nhung mới ngồi hai mươi tuổi đã góa chồng 5 năm, bà có nỗi đồng cảm sâu sắc của phận đời cơ lẻ.

Ví dụ 118:

Bỗng bà nghĩ đến nỗi buồn của bà trong mấy năm sau khi ông Án mất; bà đưa mắt nhìn theo Nhung đi lẹ làng dưới sân, dáng người mềm mại uyển chuyển. Bà chép miệng thở dài rất nhẹ, bất giác lẩm bẩm:

- Tội nghiệp,/ nó cịn trẻ mà góa bụa đã mấy năm rồi. [1, 86]

Tình từ “tội nghiệp” đã nói lên sự thương cảm mà bà Án dành cho con dâu, từ này đứng độc lập ở đầu câu bộc lộ rõ ràng sự thương xót bật ra một cách trực tiếp, vế 2 “nó cịn trẻ mà góa bụa đã mấy năm rồi” là sự diễn giải cho cảm xúc tội nghiệp của bà đối với Nhung

Cũng trong Lạnh lùng, khi chứng kiến cảnh Nhài, một cơ gái cịn trẻ phải sống trong cảnh gia đình khơng yên ấm, bế tắc, phải bỏ đi vì thường xuyên bị chồng đánh đập bạo hành, Nhung đã thầm nghĩ:

Ví dụ 119:

- Thà rằng Nhài bỏ chồng cịn hơn. Khơng thể vì một cái tiếng sng, bắt

một người đàn bà chịu đau khổ một cách khốn nạn như vậy. [1, 90]

Đối với cảnh ngộ của Nhài, Nhung cảm thấy có chồng cịn khổ hơn là khơng có chồng vì vậy mà “Thà rằng Nhài bỏ chồng còn hơn” đây là cảm xúc thương xót của phận đàn bà với nhau, trong gia đình Nhài, Nhài là bị bạo hành về thân thể, chịu đựng nỗi đau thể xác, còn Nhung lại đang bị bạo hành về tinh thần trong chính gia đình mình, suy nghĩ thà bỏ xuất hiện trong tâm trí Nhung có lẽ cũng chính là xuất phát từ hồn cảnh trớ trêu mà Nhung gặp phải, hai con người cùng đựng chịu sự hành hạ giống nhau về bản chất vì một cái tiếng sng

mà chịu đau khổ một cách khốn nạn, có lẽ vì vậy mà Nhung có sự thương xót âm thầm cho Nhài.

Trong Gánh hàng hoa, thái độ thương xót, đồng tình cịn thể hiện bằng cách im lặng.

Ví dụ 120:

Liên vừa tức giận, vừa xấu hổ, khơng nói được nên lời,ứa nước mắt cúi nhìn xuống đất, sự đau đớn khổ sở thể hiện ra dáng điệu.

Người bạn hối hận, sẽ hỏi như thể xin lỗi: - Chị lại đi bán hoa với em, đấy ư?

- Vâng. Em lại đến cùng đi với chị như xưa.

- Phải đấy, chị ạ. Nghề của ơng cha mình thì mình phải giữ lấy. Ông ấy đỗ giáo học cũng mặc ông ấy chứ.

Nghe nhắc đến chồng, Liên thở dài. Bạn thương hại khơng nỡ nói nữa, vì trong làng Hữu Tiệp cịn ai lạ gì câu chuyện Minh mê gái. Nhưng tự nhiên, Liên kể lể:

- Chị tính đỗ mà làm gì? Giỏi mà làm gì?Anh chị như thế có sung sướng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chức năng biểu cảm của ngôn ngữ văn xuôi của Tự lực văn đoàn (Trường hợp Nhất Linh) (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)