Tiểu thuyết Gánh hàng hoa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chức năng biểu cảm của ngôn ngữ văn xuôi của Tự lực văn đoàn (Trường hợp Nhất Linh) (Trang 37)

7. Bố cục của luận văn

2.1. Các yếu tố biểu cảm trong 4 tiểu thuyết

2.1.3. Tiểu thuyết Gánh hàng hoa

Tiểu thuyết Gánh hàng hoa sử dụng tổng cộng 2087 từ biểu thị tình thái, có 11 loại phương tiện biểu thị tình thái thuộc 3 nhóm phương tiện biểu thị tình

- Nhóm 3 là nhóm có số lượng phương tiện biểu thị tình thái lớn nhất trong tiểu thuyết Gánh hàng hoa với 943 trường hợp chiếm 45,2% tỷ lệ giữa các nhóm trong tác phẩm. Trong đó, loại 7 - tiểu từ tình thái cuối câu và tổ hợp các đặc ngữ tương đương chiếm tỷ lệ 73, 9% với 697 trường hợp là loại có số lượng lớn nhất trong nhóm này. Tiếp theo là loại 6 với 137 trường hợp chiếm 14,5% và loại 9 109 trường hợp chiếm 11,5%.

- Nhóm 2 đứng thứ 2 với 736 trường hợp chiếm 35,3% tỷ lệ giữa các nhóm tác phẩm. Trong nhóm 2 thì phó từ là phương tiện biểu thị tình thái được sử dụng nhiều nhất với 403 trường hợp chiếm 54,7%, xếp sau là câu điều kiện thuộc loại 12 với 119 trường hợp, quán ngữ - loại 4 117 trường hợp và cuối cùng là loại 10 với 97 trường hợp.

- Nhóm 1 là nhóm có số lượng phương tiện biểu thị tình thái có số lượng ít nhất trong tiểu thuyết lạnh lùng. Tổng số phương tiện biểu thị tình thái nhóm này là 408 trường hợp, chiếm tỷ lệ 19,5%. Trong nhóm này, loại 11 khơng có một trường hợp nào, loại số 5 là loại có số lượng nhiều nhất với 138 trường hợp chiếm 33,8%, tiếp theo là loại 8 có 29,2%, loại 2 có 20,3% và loại 3 16,7%. Bảng khảo sát số lượng, tỷ lệ các nhóm, loại phương tiện biểu thị tình thái

trong Tác phẩm Gánh hàng hoa: Loại Số lƣợng Tỷ lệ trong nhóm(%) Tỷ lệ trong tác phẩm (%) Tỷ lệ trong nhóm tác phẩm(%) Nhóm 1 Loại 2 83 20, 3 19,5 26, 2 Loại 3 68 16, 7 Loại 5 138 33, 8 Loại 8 119 29, 2 Loại 11 0 0 Nhóm 2 Loại 1 403 54, 7 35, 3 23, 9 Loại 4 117 15, 9

Loại 10 97 13, 2 Loại 12 119 16, 2 Nhóm 3 Loại 6 137 14,5 45, 2 38, 1 Loại 7 697 73, 9 Loại 9 109 11,5 2.1.4. Tiểu thuyết Bƣớm trắng

Tiểu thuyết Gánh hàng hoa sử dụng tổng cộng 1815 từ biểu thị tình thái, có đầy đủ 12 loại phương tiện biểu thị tình thái thuộc 3 nhóm phương tiện biểu thị tình thái, cụ thể như sau:

- Bướm trắng có số lượng phương tiện biểu thị tình thái nhóm 2 là lớn nhất với 815 trường hợp chiếm 44,2% tỷ lệ giữa các nhóm. Trong nhóm này, phó từ -loại 1 là phương tiện được sử dụng nhiều nhất với 485 trường hợp chiếm tỷ lệ 59,5% trong nhóm, tiếp theo là loại 4 với 150 trường hợp chiếm 18,4%. Cuối cùng là loại 10 loại 12 với tỷ lệ lần lượt là 11,4% và 10,7%.

- Đứng thứ hai là nhóm 3 với 629 trường hợp chiếm 34,1% tỷ lệ giữa các nhóm. Trong nhóm 3, loại số 7 là loại có số lượng lớn nhất với 420 trường hợp chiếm 66,8% tỷ lệ trong nhóm, đứng thứ hai là thán từ - loại 6- với 110 trường hợp chiếm 17,5% tỷ lệ trog nhóm. Cuối cùng là loại 9 với 15,7%.

- Nhóm 1 là nhóm có số lượng ít nhất trong tiểu thuyết Bướm trắng, nhóm này có tổng số lượng phương tiện biểu thị tình thái là 401, chiếm 21,7% tỷ lệ các nhóm trong tác phẩm. Trong nhóm này, loại 2 là loại có số lượng phương tiện biểu thị tình thái cao nhất với 138 trường hợp chiếm 34,4%, tiếp theo là loại 5 với 59 trường hợp chiếm 23,6% , loại 3 có 22,2%, loại 8 chiếm 19,5%, cuối cùng là loại 11 có 1 trường hợp chiếm 0,3%.

Bảng khảo sát số lượng, tỷ lệ các nhóm, loại phương tiện biểu thị tình thái trong Tác phẩm Bướm trắng Loại Số lƣợng Tỷ lệ trong nhóm (%) Tỷ lệ trong tác phẩm (%) Tỷ lệ trong nhóm tác phẩm (%) Nhóm 1 Loại 2 138 34, 4 21,7 25, 8 Loại 3 89 22, 2 Loại 5 95 23,6 Loại 8 78 19,5 Loại 11 1 0, 3 Nhóm 2 Loại 1 485 59, 2 44, 2 26,5 Loại 4 150 18, 4 Loại 10 93 11, 4 Loại 12 87 10, 7 Nhóm 3 Loại 6 110 17,5 34, 1 25, 4 Loại 7 420 66, 8 Loại 9 99 15, 7

2.2. Nhận xét, đánh giá kết quả khảo sát trên nhóm tác phẩm

Trong các tác phẩm văn học nghệ thuật, sự xuất hiện của các phương tiện biểu thị tình thái là điều tất yếu, nhưng tùy thuộc vào nội dung tác phẩm và phong cách của tác giả mà các nhóm phương tiện biểu thị tình thái được sử dụng có sự chênh lệch mức độ khác nhau.

Trong 4 tiểu thuyết khảo sát, số lượng giữa các nhóm phương tiện biểu thị tình thái có sự chênh lệch, cụ thể như sau:

- Đối với nhóm 1 tiểu thuyết Gánh hàng hoa có số lượng lớn nhất với 408 trường hợp chiếm 26,2%, sau đó là Bướm trắng với 401 trường hợp chiếm 25,8%, đứng thứ ba là tiểu thuyết Lạnh lùng với 394 trường hợp chiếm tỷ lệ

25,3% cuối cùng là Đoạn tuyệt với số lượng 354 trường hợp chiếm 22,7%, sự chênh lệch về mức độ sử dụng nhóm 1 giữa các tác phẩm là khơng cao.

- Đối với nhóm 2, Bướm trắng cũng là tiểu thuyết có số lượng nhiều nhất lên đến 815 trường hợp chiếm 26,8%, sau đó là tiểu thuyết Đoạn tuyệt với 793 trường hợp chiếm 25,8%. Lạnh lùng và Gánh hàng hoa có số lượng phương tiện biểu thị tình thái nhóm 2 gần như tương đương nhau với tỷ lệ 23,8% và 23,9%.

- Nhóm 3 được sử dụng nhiều nhất ở tiểu thuyết Gánh hàng hoa với 943 trường hợp, chiếm 38,1%, tiếp theo là Bướm trắng với 629 trường hợp chiếm 25,4%, đứng thứ ba là tiểu thuyết Đoạn tuyệt 532 trường hợp chiếm 21,5% và Lạnh lùng ít nhất với 373 trường hợp chiếm 15%.

- Dựa vào bảng thống kê có thể thấy nhóm 3 là nhóm có số lượng sử dụng trong một tác phẩm là lớn nhất với 943 trường hợp. Nhưng nếu so sánh về nhóm có tổng số lượng sử dụng nhiều nhất thì lại là nhóm 2. Tổng số lượng phương tiện biểu thị tình thái của nhóm 2 đứng đầu với 3078 trường hợp chiếm 43,2%, sau đó là nhóm 3 với 2477 trường hợp chiếm 35%, cuối cùng là nhóm 1 với tổng số 1557 trường hợp chiếm 21,8%

Bảng số lượng, tỷ lệ sử dụng các phương tiện biểu thị tình thái trong bốn tác phẩm Tác phẩm Số lƣợng Tỷ lệ (%) Nhóm Số lƣợng Tỷ lệ (%) Đoạn tuyệt 1679 23,6 Nhóm 1 1557 21, 8 Lạnh lùng 1501 21, 1 Nhóm 2 3078 43, 2 Gánh hàng hoa 2087 29, 3 Nhóm 3 2477 35 Bướm trắng 1815 25,5

Bảng tỷ lệ số lượng phương tiện biểu thị tình thái (PT BT TT) trong tương quan với khối lượng câu trong tác phẩm

Khối lƣợng Số lƣợng PT BT TT Tỷ lệ (%) (tính trên số câu khảo

sát) Đoạn tuyệt 55.350 1.679 3,1 Lạnh lùng 36.450 1.501 4,1 Gánh hàng hoa 46.440 2087 4,5 Bướm trắng 47.085 1845 3,9 185.325 7112

Bảng sắp xếp thứ tự sử dụng theo tần số xuất hiện của loại phương tiện biểu

thị tình thái Loại Số lƣợng Tỷ lệ (%) Loại Số lƣợng Tỷ lệ(%) 1 1848 26,0 9 404 5,7 7 1659 23,3 12 396 5,5 4 531 7,5 10 303 4,3 5 504 7,0 3 292 4,1 2 476 6,7 8 282 4,0 6 414 5, 8 1 1 3 0,04

- Số lượng xuất hiện của các phương tiện biểu thị tình thái khơng hồn tồn đồng nhất với khối lượng tác phẩm. Xét về số lượng từ để tính khối lượng tác phẩm thì Đoạn tuyệt là tiểu thuyết có khối lượng lớn nhất, tới 55.350 từ, thứ hai là Bướm trắng với 47.085 từ, thứ ba là Gánh hàng hoa 46.440 từ, cuối cùng là Lạnh Lùng với khối lượng 36.450 từ

- Số lượng phương tiện biểu thị tình thái sử dụng trong tác phẩm cũng khơng hồn toàn tỷ lệ thuận với khối lượng của tác phẩm. Xét về số lượng từ để

với 55.350 từ nhưng số lượng các phương tiện biểu thị tình thái lại chỉ đứng thứ ba với 1.679 trường hợp chiếm tỷ lệ 3,1% trong tác phẩm, thấp nhất trong số các tiểu thuyết khảo sát. Gánh hàng hoa là tiểu thuyết có khối lượng lớn thứ ba nhưng số lượng phương tiện biểu thị tình thái thì lại lớn nhất với 2087 trường hợp chiếm tỷ lệ 4,5 trong tác phẩm, là tiểu thuyết có tỷ lệ sử dụng phương tiện biểu thị tình thái cao nhất. Bướm trắng là tiểu thuyết có khối lượng lớn thứ hai và có tỷ lệ sử dụng phương tiện biểu thị tình thái trong tác phẩm đứng thứ ba với 3,9%.

2.3. Tác dụng của từ biểu thị tình thái

Trong các tác phẩm của Nhất Linh, đặc biệt là các tác phẩm thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn này, có sự xuất hiện rất nhiều của các từ biểu thị tình thái ở hầu hết các phương tiện biểu thị tình thái. Chính sự đa dạng, phong phú của các từ biểu thị tình thái này mà giọng văn của Nhất Linh có một đặc điểm rất riêng biệt, vừa gần gũi, sôi nổi vừa chân chất, mộc mạc lại vừa sâu sắc, ý nghĩa. Những từ biểu thị tình thái đã giúp cho Nhất Linh thể hiện một cách xuất sắc tính cách của từng cá nhân trong tác phẩm của mình, thế giới nội tâm sâu sắc được phơi bày một cách tinh tế qua từng con chữ vừa như được tỉ mỉ gọt dũa lại vừa như được góp nhặt bằng cách thức tự nhiên nhất từ đó bật lên được sự đồng cảm sâu sắc của độc giả đối với từng phận đời trong văn chương của ông.

Dưới đây là một số ví dụ về các loại phương tiện biểu thị tình thái được trích ra trong bốn tác phẩm của Nhất Linh dùng nghiên cứu cho luận văn này: Loại 1: Các phó từ làm thành phần phụ của ngữ vị từ

Phó từ là từ dùng để bổ nghĩa cho các động từ, tính từ hay các trạng từ khác, là phần phụ của ngữ vị từ. Chẳng hạn như: cũng, không, rồi, chưa, đã, chẳng, sẽ, từng, đang, vừa, rất, cứ, đương, vẫn.

Khảo sát trong bốn tiểu thuyết, chúng tơi thấy có hơn một nghìn trường hợp thuộc loại 1, chiếm số lượng thứ hai trong các phương tiện biểu thị tình thái. Các từ xuất hiện cũng lặp lại nhiều nên chúng tôi chọn một số từ xuất hiện phổ biến nhất để tìm hiểu, phân tích:

Đã

Từ “đã” biểu thị sự việc, hiện tượng đang nói đến xảy ra trước hiện tại hoặc trước một thời điểm nào đó được xem là mốc, trong quá khứ hoặc tương lai.

Ví dụ 1: Ngày ấy đối với nàng đã xa lắc: Chồng nàng- người chồng mà

nàng chỉ kính chứ khơng u- mất đi đã gần ba năm. [1, 13]

Từ đã trong ví dụ này bổ sung cho tính từ xa lắc ý chỉ đối với nhân vật,

ngày ấy khơng cịn nhiều ý nghĩa ở hiện tại, nhấn mạnh rằng đối với người vợ,

quãng thời gian sống với chồng nàng khơng cịn nhớ đến nữa. Từ đã ở vế thứ

hai tiếp tục làm rõ ý cho vế đầu, giải thích ngày ấy là ngày chồng nàng chưa mất, người chồng nọ hiện khơng cịn tồn tại, “mất đi đã gần ba năm”

Ví dụ 2: Bà Án đã nhiều lần khoe khoang với mọi người quen thuộc,

hoặc kể lại cho nàng nghe lai lịch bà tổ mẫu ở góa thờ chồng ni con, sau được nhà vua phong tặng [1, 16]

Từ đã trong ví dụ 2 ý chỉ việc bà Án khoe khoang là chuyện thường

xuyên xảy ra trong quá khứ, không phải là chuyện mới phát sinh 1 lần. Từ đã này thể hiện nghĩa tình thái rất rõ: bà Án cố ý lặp đi lặp lại nội dung này nhằm răn dạy con dâu.

Ví dụ 3: Chị đã biết chuyện rồi, đã hiểu nỗi lòng của em. Chị sẽ tìm cách

giúp [1, 34].

Ví dụ 3 có hai phó từ đã và sẽ. đã biết, đã hiểu ý chỉ nhân vật chị đã biết được sự tình và hiểu được tâm trạng của nhân vật em từ trước khi cuộc đối thoại này diễn ra hoặc trước thời điểm đang nói đến, vế này tượng trưng cho quá khứ, được nhấn mạnh để khẳng định vấn đề biết, hiểu. Vế tiếp theo nói đến tương lai, vì đã biết, đã hiểu nên sẽ tìm cách giúp.

Cũng

Ví dụ 4: Ai cũng có vẻ mặt vui tươi và cũng sung sướng được dịp hội họp

đông đủ [1, 18].

Từ cũng trong ví dụ này thể hiện sự giống nhau trong trạng thái, hoạt

bao quát toàn cảnh và nhấn mạnh vào trạng thái của các đối tượng mà người nói đang nói tới.

Đƣơng - Đang

Ví dụ 5: Bà Án vào giường thấy con dâu đương ngồi ở đầu giường xoay

mặt vào trong…. Nhìn kỹ mới biết là con dâu đương ngồi khóc [1, 16].

Từ đương (đồng nghĩa với đang) trong ví dụ này chỉ hành động đã diễn ra và vẫn đang tiếp tục diễn ra trong thời điểm nói. Trong khi nhân vật bà Án đi vào thì thấy con dâu đang ngồi đầu giường, đây là diễn tiến sự việc thứ nhất, sau đó nhân vật bà Án tiếp tục phát hiện ra người con dâu ngồi ở đầu giường đang khóc. Đây là hai hành động diễn ra đồng thời nhưng nhân vật bà Án không phát hiện ra đồng thời. Từ đương được dùng 2 lần kế tiếp nhau để nhấn mạnh sự việc/ hành động đang xảy ra, có tác dụng miêu tả từ xa đến gần.

Cứ

Ví dụ 6: Có gió hơi hơi. Cứ nhìn cây đề thì biết ngay[1, 24]. Ví dụ 7: Anh cứ tin là đến thế nào đi nữa em cũng vẫn…[2, 476].

Ví dụ 8: Em ơi, em có biết khơng, viết đến đây anh thấy nước mắt cứ giàn ra, anh khóc cho tình u của anh với em, đáng lẽ…” [2, 503].

- Từ cứ trong ví dụ 6 mang ý khẳng định một cách chắc chắn về hoạt động, trạng thái nào đó, nó vẫn diễn ra bất chấp điều kiện gì, ở đây người nói khẳng định “có gió” cứ ngầm ý: chắc chắn đang có gió.

- Cứ trong ví dụ 7 là một kiểu khẳng định với đối tượng hướng đến trong lời nói, ở đây là đối tượng “anh” rằng dù có bất cứ điều gì xảy đến thì người nói “em” cũng vẫn…(tin anh, yêu anh).

- Cứ trong ví dụ 8 biểu thị một sự việc xảy ra mà không thể ngăn cản được.

Bỗng

Phó từ Bỗng có tác dụng tình thái nhấn mạnh, gây được sự tập trung chú ý của người độc vào câu văn một cách cao độ.

Ví dụ 9: Bỗng nàng lắng tai nghe tiếng bà Án nói chuyện với ai ở buồng

Ví dụ 10: Bỗng bà Nghè ngừng lại, đăm đăm nhìn vào mặt Nhung tỏ vẻ

ngạc nhiên…[1, 30].

Ví dụ 11: Bỗng thấy trong dạ nao nao, rưng rưng muốn khóc,.. [1, 165].

Phó từ bỗng được dùng trong trường hợp có chuyện nào đó xảy đến đột ngột khiến cho chủ thể bất ngờ và phải chú ý đến sự việc đó. ở ví dụ 9 nhân vật Nhung bất ngờ nghe được tiếng nói chuyện của bà Án, mà chủ đề đó có liên quan đến nàng khiến nàng phải chú ý.

Bỗng trong ví dụ 10: nhân vật Bà Nghè đột nhiên phát hiện ra điều khác

thường của Nhung, điều này đối với nhận thức của bà về Nhung là rất đặc biệt, rất lạ nên bà đã phải chú ý, khiến bà đang nói phải ngừng lại để làm rõ điều mình vừa thấy.

Bỗng trong ví dụ 11: Hiện tượng nao nao đột ngột xuất hiện của nhân vật

do chịu sự tác động nào đó khiến nhân vật rưng rưng muốn khóc.

Rất

Ví dụ 12: Nhung cau mày, tức giận vì câu nói của Hịa, nhưng vì biết rằng

tỏ cái giận ra với em là một sự rất vô lý…[1, 40].

Phó từ rất biểu thị trạng thái, sự việc, tính chất ở mức độ cao, trên hẳn mức bình thường mà nhân vật có thể chấp nhận. Ở trường hợp của ví dụ này, cái trên mức tri nhận bình thường chính là thái độ của nhân vật Nhung đối với Hòa, tỏ ra cáu giận với Hòa, nhân vật Nhung đã nhận thấy đây là một việc khơng hợp lẽ thường, nó “rất vô lý”.

Nhìn chung, nhóm phó từ ngồi việc biểu nghĩa ngữ pháp thì nó cịn mang ý nghĩa tình thái; có tác dụng nhấn mạnh hành động, tính chất của sự tình được

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chức năng biểu cảm của ngôn ngữ văn xuôi của Tự lực văn đoàn (Trường hợp Nhất Linh) (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)