Nhận xét, đánh giá kết quả khảo sát trên nhóm tác phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chức năng biểu cảm của ngôn ngữ văn xuôi của Tự lực văn đoàn (Trường hợp Nhất Linh) (Trang 40 - 43)

7. Bố cục của luận văn

2.2. Nhận xét, đánh giá kết quả khảo sát trên nhóm tác phẩm

Trong các tác phẩm văn học nghệ thuật, sự xuất hiện của các phương tiện biểu thị tình thái là điều tất yếu, nhưng tùy thuộc vào nội dung tác phẩm và phong cách của tác giả mà các nhóm phương tiện biểu thị tình thái được sử dụng có sự chênh lệch mức độ khác nhau.

Trong 4 tiểu thuyết khảo sát, số lượng giữa các nhóm phương tiện biểu thị tình thái có sự chênh lệch, cụ thể như sau:

- Đối với nhóm 1 tiểu thuyết Gánh hàng hoa có số lượng lớn nhất với 408 trường hợp chiếm 26,2%, sau đó là Bướm trắng với 401 trường hợp chiếm 25,8%, đứng thứ ba là tiểu thuyết Lạnh lùng với 394 trường hợp chiếm tỷ lệ

25,3% cuối cùng là Đoạn tuyệt với số lượng 354 trường hợp chiếm 22,7%, sự chênh lệch về mức độ sử dụng nhóm 1 giữa các tác phẩm là khơng cao.

- Đối với nhóm 2, Bướm trắng cũng là tiểu thuyết có số lượng nhiều nhất lên đến 815 trường hợp chiếm 26,8%, sau đó là tiểu thuyết Đoạn tuyệt với 793 trường hợp chiếm 25,8%. Lạnh lùng và Gánh hàng hoa có số lượng phương tiện biểu thị tình thái nhóm 2 gần như tương đương nhau với tỷ lệ 23,8% và 23,9%.

- Nhóm 3 được sử dụng nhiều nhất ở tiểu thuyết Gánh hàng hoa với 943 trường hợp, chiếm 38,1%, tiếp theo là Bướm trắng với 629 trường hợp chiếm 25,4%, đứng thứ ba là tiểu thuyết Đoạn tuyệt 532 trường hợp chiếm 21,5% và Lạnh lùng ít nhất với 373 trường hợp chiếm 15%.

- Dựa vào bảng thống kê có thể thấy nhóm 3 là nhóm có số lượng sử dụng trong một tác phẩm là lớn nhất với 943 trường hợp. Nhưng nếu so sánh về nhóm có tổng số lượng sử dụng nhiều nhất thì lại là nhóm 2. Tổng số lượng phương tiện biểu thị tình thái của nhóm 2 đứng đầu với 3078 trường hợp chiếm 43,2%, sau đó là nhóm 3 với 2477 trường hợp chiếm 35%, cuối cùng là nhóm 1 với tổng số 1557 trường hợp chiếm 21,8%

Bảng số lượng, tỷ lệ sử dụng các phương tiện biểu thị tình thái trong bốn tác phẩm Tác phẩm Số lƣợng Tỷ lệ (%) Nhóm Số lƣợng Tỷ lệ (%) Đoạn tuyệt 1679 23,6 Nhóm 1 1557 21, 8 Lạnh lùng 1501 21, 1 Nhóm 2 3078 43, 2 Gánh hàng hoa 2087 29, 3 Nhóm 3 2477 35 Bướm trắng 1815 25,5

Bảng tỷ lệ số lượng phương tiện biểu thị tình thái (PT BT TT) trong tương quan với khối lượng câu trong tác phẩm

Khối lƣợng Số lƣợng PT BT TT Tỷ lệ (%) (tính trên số câu khảo

sát) Đoạn tuyệt 55.350 1.679 3,1 Lạnh lùng 36.450 1.501 4,1 Gánh hàng hoa 46.440 2087 4,5 Bướm trắng 47.085 1845 3,9 185.325 7112

Bảng sắp xếp thứ tự sử dụng theo tần số xuất hiện của loại phương tiện biểu

thị tình thái Loại Số lƣợng Tỷ lệ (%) Loại Số lƣợng Tỷ lệ(%) 1 1848 26,0 9 404 5,7 7 1659 23,3 12 396 5,5 4 531 7,5 10 303 4,3 5 504 7,0 3 292 4,1 2 476 6,7 8 282 4,0 6 414 5, 8 1 1 3 0,04

- Số lượng xuất hiện của các phương tiện biểu thị tình thái khơng hồn toàn đồng nhất với khối lượng tác phẩm. Xét về số lượng từ để tính khối lượng tác phẩm thì Đoạn tuyệt là tiểu thuyết có khối lượng lớn nhất, tới 55.350 từ, thứ hai là Bướm trắng với 47.085 từ, thứ ba là Gánh hàng hoa 46.440 từ, cuối cùng là Lạnh Lùng với khối lượng 36.450 từ

- Số lượng phương tiện biểu thị tình thái sử dụng trong tác phẩm cũng khơng hồn toàn tỷ lệ thuận với khối lượng của tác phẩm. Xét về số lượng từ để

với 55.350 từ nhưng số lượng các phương tiện biểu thị tình thái lại chỉ đứng thứ ba với 1.679 trường hợp chiếm tỷ lệ 3,1% trong tác phẩm, thấp nhất trong số các tiểu thuyết khảo sát. Gánh hàng hoa là tiểu thuyết có khối lượng lớn thứ ba nhưng số lượng phương tiện biểu thị tình thái thì lại lớn nhất với 2087 trường hợp chiếm tỷ lệ 4,5 trong tác phẩm, là tiểu thuyết có tỷ lệ sử dụng phương tiện biểu thị tình thái cao nhất. Bướm trắng là tiểu thuyết có khối lượng lớn thứ hai và có tỷ lệ sử dụng phương tiện biểu thị tình thái trong tác phẩm đứng thứ ba với 3,9%.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chức năng biểu cảm của ngôn ngữ văn xuôi của Tự lực văn đoàn (Trường hợp Nhất Linh) (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)