Tác dụng của việc sử dụng tính từ, động từ một cách liên hoàn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chức năng biểu cảm của ngôn ngữ văn xuôi của Tự lực văn đoàn (Trường hợp Nhất Linh) (Trang 85 - 89)

7. Bố cục của luận văn

3.2. Tác dụng của việc sử dụng tính từ, động từ một cách liên hoàn

3.2.1. Tính từ

Trong các tác phẩm văn chương, Nhất Linh sử dụng rất nhiều tính từ, tần suất xuất hiện tính từ dày đặc và thuộc nhiều thể loại, từ tính từ tự thân đến tính từ khơng tự thân, thậm chí ơng cịn ghép tính từ với các từ loại khác để tạo ra những cụm từ giàu sắc thái biểu cảm Việc sử dụng nhiều tính từ giúp cho các tác phẩm của Nhất Linh bớt sự khơ cứng, tăng tính gợi hình, gợi cảm. Tính từ trong văn xi Nhất Linh khơng chỉ có chức năng làm vị ngữ trong câu hay dùng kèm với danh từ, động từ để bổ nghĩa cho danh từ, động từ…mà các tính từ cịn có ý nghĩa vơ cùng đặc biệt: tăng tính biểu cảm. Nói cách khác tính từ được ơng dùng với chức năng biểu cảm là chính.

Sự ưu ái của Nhất Linh đối với tính từ là rất rõ ràng ví dụ như một đoạn văn ngắn trong Gánh hàng hoa:

Ví dụ 123:

“Cịn gì sung sướng cho bằng một nếp nhà tranh không rộng rãi nhưng mát mẻ, trong nếp nhà tranh có một người vợ dịu dàng, xinh đẹp, đáng yêu, đáng kính. Trời ơi! Thật là một cái tổ uyên ương đầy hoa, mộng, đầy ánh sáng. Chiều chiều, vợ chồng kề vai nhau ra ngồi chơi ngoài vườn ngắm cảnh, nhìn trăm hoa đua nở và nghe chim mng ca hát trên cành. Trời ơi! Còn hạnh phúc nào hơn hạnh phúc của anh?” [3, 14].

Một đoạn văn 4 câu thì hai câu chứa tính từ. Câu đầu tiên “Cịn gì sung

sướng cho bằng một nếp nhà tranh không rộng rãi nhưng mát mẻ, trong nếp nhà tranh có một người vợ dịu dàng, xinh đẹp, đáng yêu, đáng kính.” chứa 10 tính

dùng từ “sung sướng” tổng kết cảm giác của nhân vật Văn, rồi phía sau mới từ từ phân giải cảm giác đó. Phần thứ hai là miêu tả ngôi nhà, Nhất Linh đã dùng tính từ: rộng rãi, mát mẻ, nhưng là phủ định rộng rãi để khẳng định mát mẻ: không rộng rãi nhưng mát mẻ. Phủ nhận A sẽ làm tăng tính khẳng định cho B,

căn nhà của vợ chồng Minh tuy bé nhỏ, lụp xụp nhưng lại rất gọn gàng, tạo cảm giác thoáng đãng. Nếu như một gian nhà rộng rãi thì chắc rằng sẽ mang đến cảm giác mát mẻ, cái đó là điều khá tự nhiên, vì tự thân ngơi nhà rộng đã mang đến sự mát mẻ. nhưng một căn nhà không rộng rãi mà vẫn có thể đem đến sự mát mẻ thì rõ ràng là phải có sự can thiệp, chăm chút của bàn tay con người, ý tứ của nhân vật Văn chắc rằng muốn nhấn mạnh đến yếu tố này. Phần thứ ba của câu, Văn đã đi sâu vào trong ngôi nhà và “phát hiện” một người vợ: dịu dàng, xinh

đẹp, đáng yêu, đáng kính bốn tính từ đi liền nhau, cùng dùng để miêu tả một

người con gái, hai tính từ đầu dịu dàng, xinh đẹp dùng miêu tả ngoại hình, hai tính từ sau đáng yêu, đáng kính dùng miêu tả tính nết. Cả một câu cho ta logic xuyên suốt rất thú vị, giống như khi ngắm một bức tranh hay xem một bộ phim vậy. Càng xem, càng mở ra nhiều cái hay, cái đẹp.

Hay trong Bướm trắng

Ví dụ 124:

Chàng đắm nhìn hai con mắt to và đen, sáng long lanh như còn ướt nước

mắt và đơi gị má khơng phấn sáp, ửng hồng ẩn trong khung vải trắng. Vẻ buồn của tang phục làm lộ rõ cái rực rỡ của một vẻ đẹp rất trẻ và rất tươi. Nét mặt thiếu nữ, Trương thấy kiêu hãnh một cách ngây thơ và và kiêu hãnh lại làm cho sắc đẹp thiếu nữ trở nên ý vị hơn lên như chất chua của một quả mơ. [2, 392]

Nếu lược bớt những tính từ này ta sẽ được một đoạn văn như sau:

Chàng đắm nhìn hai con mắt sáng như cịn ướt nước mắt và đơi gị má khơng phấn sáp, ẩn trong khung vải trắng. Vẻ buồn của tang phục làm lộ rõ một vẻ đẹp rất trẻ. Nét mặt thiếu nữ, Trương thấy kiêu hãnh và kiêu hãnh lại làm cho sắc đẹp thiếu nữ trở nên ý vị hơn lên như một quả mơ.

Nội dung của đoạn văn gần như không thay đổi, nhưng rõ ràng đoạn văn bị lược tính từ đã khơng cịn chất thơ, khơng giàu hình ảnh và sự tác động đến người đọc cũng không cao bằng nguyên bản. Sự ưu ái mà tác giả ngầm đặt cho nhân vật nữ thông qua con mắt của chàng trai cũng biến mất, cùng với đó, ta cũng khơng nhìn thấy được sự để tâm của nhân vật Trương khi nhìn thấy Thu- cơ gái trong đoạn văn. Chính cách miêu tả tỉ mỉ, đầy hình ảnh và màu sắc thơng qua loạt tính từ được sử dụng mà người đọc có thể nhìn thấy được những tâm tư, tình cảm của nhân vật gửi gắm bên trong.

Ví dụ 125:

Một buổi trưa chủ nhật, về mùa đơng. Trong gian phịng ấm áp, bốn người ngồi qy quần nói chuyện trước lị sưởi đỏ rực. Bên ngoài mưa bụi lặng lẽ bay qua mờ mờ như hơi sương. Hai gốc hoàng lan cạnh cửa sổ đứng rũ rượi, cành lá nặng nề ướt át [1, 49]

Đây là đoạn văn mở đầu tiểu thuyết Đoạn tuyệt, bên ngoài là khung cảnh mùa đơng với mưa bụi, gió bắc được miêu tả bằng những tính từ như lặng lẽ, mờ

mờ, rũ rượi, nặng nề, ướt át tạo cảm giác cơ quạnh, đối lập với đó là bên trong

căn nhà ấm áp, đỏ rực, không chỉ mang tác dụng miêu tả, những tính từ trong đoạn văn này cịn ngầm cho ta thấy một thông điệp khác mà chỉ khi đi sâu vào tác phẩm người đọc mới thấu hiểu: chỉ có sống với những con người như vậy, chỉ có sống cuộc sống như những con người ấy Loan mới thực sự có hạnh phúc chứ khơng phải cuộc sống lặng lẽ, mờ mờ, nặng nề và rũ rượi

3.2.2. Động từ

Ngồi tính từ, động từ cũng là một loại từ được Nhất Linh sử dụng rất nhiều trong các tác phẩm của mình, điều đáng nói là trong khơng ít trường hợp, Nhất Linh sử dụng động từ một các liên hồn, hành động nối hành động, chính cách thức này đã giúp tác giả rất nhiều trong việc phơi bày nội tâm của nhân vật và còn khiến cho tác phẩm cũng như nhân vật trở nên độc đáo, từ đó tăng tính biểu cảm cho tác phẩm

Ví dụ 126:

Nhung áp gối ơm vào mặt để cho làn vải êm mát làm dịu đơi má nóng

bừng. Nằm yên được một lúc, nàng lại vật mình xoay người, hai tay ơm ghì

chiếc gối vào ngực, rồi mở to mắt nhìn ra phía có ánh trăng lọt vào, lẩn thẩn đếm từng bóng lá cây lay động trên bức màn the. Một cơn gió thổi qua rào rào trong rặng tre sau nhà. [1, 11]

Một loạt các hành động nối nhau liên tiếp làm mạch văn trở nên gấp gáp, khiến cả người đọc cũng cảm thấy “nóng” theo nhân vật, như bị cuốn theo thế giới nội tâm đang không ngừng xao động của nhân vật Nhung. Chính những thay đổi liên tục trong hành động đã “tố cáo” nội tâm đang có sự đấu tranh dữ dội của Nhung, đơi má nóng bừng khi nghĩ về người đàn ông khác khiến Nhung phải áp gối vào mặt hòng làm dịu, dường như vẫn khơng có tác dụng, nàng lại

vật mình, xoay người, có lẽ vì muốn có được dự âu yếm mà từ lâu nàng thiếu

thốn nên Nhung lại ơm ghì chiếc gối, rồi như để xua đi hình bóng trong trí óc nàng đành lẩn thẩn đếm từng bóng lá cây

Ví dụ 127:

Nhung thấy Nghĩa vừa nói vừa thở mạnh và nắm chặt lấy cánh tay nàng. Lúc đó nàng tưởng quả tim ngừng hẳn lại; hai con mắt nàng vẫn nhìn ra phía

cửa sổ có ánh sáng như người cầu cứu, Nhung biết chắc rằng lần này thì nàng khơng thể giữ gìn được nữa và nàng thấy khơng cần phải giữ gìn nữa. Lịng khát

khao ngấm ngầm bấy lâu khơng có sức kiềm chế bùng phát ra như ngọn lửa

không thể nào dập tắt. Tiếng Nghĩa nói bên tai mỗi lúc một van lơn tha thiết.

Nhung thở dài một cái mạnh, nuốt nước bọt rồi vờ giật mình bảo Nghĩa…[1,

112]. Đoạn văn này có tới 33 động từ trong tổng số 114 từ. Thậm chí có những đoạn tác giả sử dụng cả tính từ và động từ liên hồn

Ví dụ 128:

Nàng cởi áo cánh rồi vội vàng lấy gáo múc đầy thau nước, dội mạnh từ cổ xuống chân, Nhung thấy hơi dễ chịu; nước mưa mát dội vào da làm cho nàng có cái cảm tưởng được mặc một chiếc áo lụa mềm mỏng, êm mát, dưới ánh trăng,

hai cánh tay tròn trĩnh của nàng đã trắng lại càng trắng hơn; mấy dòng nước từ từ chảy từ vai xuống bàn tay lấp loáng ánh sáng. Một cơn gió thổi qua mơn man cánh tay như một cái hôn nhẹ nhàng. Nhung rùng mình nhắm mắt, cúi đầu úp

mặt vào chậu thau, lấy tay vỗ nước lên trán, lên má. [1, 12] . 113 từ có 15 động

từ: cởi áo, lấy gáo, múc, dội, rùng mình… và 9 tính từ: mát, tròn trĩnh, mềm

mỏng, êm mát..

Trong một tác phẩm văn học, việc sử dụng động từ và tính từ là điều rất hiển nhiên, nhưng nếu sử dụng động từ và tính từ một cách liên tiếp, dày đặc thì lại là một phương diện rất đáng quan tâm, bởi điều này không chỉ đơn giản là một cách miêu tả thông thường, mà rõ ràng là nó chứa đựng dụng ý nhất định của tác giả. Đối với các tác phẩm của Nhất Linh, tác giả sử dụng động từ và tính từ vừa nhằm miêu tả hình ảnh, hành động của nhân vật, vừa nhằm lột tả tâm trạng, tinh thần, suy nghĩ của nhân vật đó. Chính nhờ những động từ và tính từ được sử dụng liên tiếp mà người đọc rất nhanh thấu hiểu được bối cảnh cũng như tâm trạng của nhân vật. Thêm vào đó những tính từ, đặc biệt là các tính từ có u tố láy như mơn man, nhẹ nhàng, tròn trĩnh, sung sướng, dịu dàng, mát mẻ, rộng rãi, ấm áp, rũ rượi, mờ mờ…còn giúp câu văn trở nên mềm mại, uyển

chuyển, dễ thấm dễ ngấm. từng câu chữ như đang nhảy múa, từng nhân vật hiện lên hết sức sống động, khiến ta như đang được xem một bộ phim chứ không phải đang lật giở từng trang sách.

Không chỉ sử dụng động từ và tính từ liên hồn nhằm đặc tả nhân vật. Nhất Linh cũng sử dụng hai từ loại này trong các đọan văn tả cảnh giúp cho cảnh vật cũng có hồn có thần, có biểu cảm như một nhân vật thực thụ, chứa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chức năng biểu cảm của ngôn ngữ văn xuôi của Tự lực văn đoàn (Trường hợp Nhất Linh) (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)