Giá trị biểu cảm qua ngôn ngữ và phƣơng pháp miêu tả (từ cảnh đến

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chức năng biểu cảm của ngôn ngữ văn xuôi của Tự lực văn đoàn (Trường hợp Nhất Linh) (Trang 89 - 112)

7. Bố cục của luận văn

3.3. Giá trị biểu cảm qua ngôn ngữ và phƣơng pháp miêu tả (từ cảnh đến

3.3. Giá trị biểu cảm qua ngôn ngữ và phƣơng pháp miêu tả (từ cảnh đến tình) tình)

Tả cảnh ngụ tình khơng phải là một thủ pháp nghệ thuật mới trong văn chương. Đây là nghệ thuật quen thuộc thường xuyên được sử dụng trong thơ văn, đặc biệt trong thi ca. Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du là một trong

những tuyệt phẩm sử dụng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình xuất sắc trong nền văn học nước ta. Có câu thơ trong Truyện Kiều được coi là kinh điển:

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

Ngay từ khi còn là một cậu thiếu niên Nhất Linh đã coi Nguyễn Du là một bậc thầy về văn chương “Ngẫu nhiên Kiều, kể đã hơn trăm năm rồi, cũng chưa

có sách nào hay bằng. Cái đặc tài của cụ Nguyễn Du về đường văn chương như vậy ở nước ta thật là khơng ai (…). Nói đến cái hay của Kiều thì chưa biết thế

nào mà kể được” [23, 36]. Cái làm nên sức sống trường tồn của truyện Kiều

không chỉ là ý nghĩa nhân văn sâu sắc, không chỉ là hiện thực xã hội thối nát, không chỉ là ngơn từ điêu luyện mà cịn có nghệ thuật miêu tả tâm trạng tài tình. Có lẽ chính tình u tuyệt đối từ thuở niên thiếu của Nhất Linh dành cho truyện Kiều đã có ít nhiều ảnh hưởng tới phong cách văn chương của ông sau này, đặc biệt là trong khía cạnh dùng cảnh vật để miêu tả tâm trạng.

Những đoạn văn miêu tả cảnh vật trong các tác phẩm của Nhất Linh không quá nhiều, nhưng lại vô cùng đắt giá. Có tác động khơng nhỏ tới chức năng biểu cảm. Đặc biệt, trong văn xuôi Nhất Linh, cảnh vật không chỉ là ngoại vật khách quan mà giống như một sinh thể sống, cũng có tâm tư, tình cảm, biết buồn với nỗi buồn của nhân vật, biết vui với niềm vui của nhân vật. Hoặc có thể nói đời sống nội tâm của nhân vật đã gần như quy chiếu hoàn toàn cảnh vật trong tác phẩm của Nhất Linh. Cảnh vật trong văn xi của tác giả gần như thốt ly được hoàn toàn phong cách miêu tả ước lệ của văn thơ cũ, tả cảnh trong văn chương Nhất Linh gần gũi, hiện thực, thân quen và rất “đời”. Đặc biệt hơn, từ những hình ảnh thân quen như thế, ta vẫn bắt gặp chất thơ, sự nhẹ nhàng, sâu lắng và giàu ý nghĩa đến lạ. Càng đọc càng thấy thấm thía, càng thấy thương cảm, đồng cảm với từng phận người.

Như phận đời của cô Loan, người con dâu- mà thực chất là một cô hầu bị gán nợ, trong ngày đầu tiên về nhà chồng, chính thức bị kìm kẹp trong tầng tầng nào lễ giáo, nào hủ tục, nào mẹ chồng, chị em chồng, dì chồng bà cơ chồng…ta

thấy được một phận hồng nhan đang bị đẩy vào quãng đời tối tăm, tàn lụi, thậm chí là chết chóc, như bị mất đi nguồn sống của mình, muốn phản kháng mà đành bất lực:

Ví dụ 129:

“Trời đã mờ tối. Trên rặng tre xơ xác; da trời tím thẫm thưa thớt điểm vài ngôi sao long lanh. Trong phịng Loan ngồi một mình tựa cửa; tuy trên vai quàng chiếc khăn dày mà nàng còn như thấy hết cả cái lạnh lẽo của buổi chiều xuân thấm vào người. Dưới ánh đèn tù mù, con gà luộc nằm trên đĩa, mở toác mỏ như muốn kêu; trong lọ thủy tinh mấy bông hoa hồng vì cuống khơng tới nước nên đã ngả xuống ủ rũ, héo tàn, mấy cành hồng rải rác rơi trên thảm” [1,

202-203].

Đây là một đoạn văn tả cảnh theo cái nhìn của nhân vật Loan. Khung cảnh được được tả từ ngoài vào trong bằng hàng loạt những tính từ và động từ, điều đáng chú ý ở đây là những tính từ, động từ miêu tả này đều có chiều hướng tiêu cực. Bất cứ một cảnh vật nào hiện lên trong đoan văn này đều váng vất nỗi buồn, sự cơ quạnh và tuyệt vọng. Bầu trời thì mờ tối- một thứ màu sắc không xác định, mông lung, không hẳn sáng mà cũng chưa hẳn tối. đưa mắt xa hơn một chút, cao hơn một chút là dãy tre xơ xác, bên dưới bầu trời tím thẫm, một loạt tính từ miêu tả lên hình ảnh u ám, ảm đạm, ánh sáng chỉ cịn thưa thớt, điểm, vài không đủ xua đi cái tăm tối bủa vây xung quanh. Trong bức tranh thảm đạm ấy là Loan

một mình, tựa cửa yếu ớt, đơn độc, chiếc khăn mỏng quàng trên vai càng khiến

người con gái mong manh, sự cô quạnh càng thấm hơn. Trong một đoạn văn,

Nhất Linh đã sử dụng hàng lọat tính từ kép, những tính từ này khơng chỉ gợi mà cịn giúp người đọc vừa thấu, vừa cảm tình cảnh của nhân vật: tím + thẫm, mờ

+ tối…Khơng những vậy, hình ảnh cảnh vật thông qua con mắt của nhân vật

cũng truyền tải rất nhiều ý nghĩa. Khi Loan đưa mắt từ ngồi vào trong, căn phịng hiện lên trong mắt Loan cũng mang màu sắc tang thương, u tối, thậm chí chết chóc. Ngọn đèn tù mù, con gà luộc tốc mỏ, muốn kêu, bình hoa héo tàn ,

rất tinh tế trong tâm hồn của Loan, một tâm hồn nhạy cảm đã thấy trước được cuộc sống ảm đạm, tù túng, cô quạnh, khô héo gần như khơng thể phản kháng của chính mình. Cuộc đời nàng đang đi vào một con đường tối, tâm hồn xác xơ,

lạnh lẽo, nàng muốn phản kháng, muốn kêu lên mà khơng được ngẫm phận

mình chỉ như cành hồng đã bị ngắt, cuống không tới nước héo úa, rơi

rụng…Nếu như thay hay lược bớt những tính từ mà tác giả sử dụng thì có lẽ hiệu ứng, thông điệp mà tác giả gửi gắm không thể sâu sắc được đến thế:

“Trời đã mờ tối. Trên rặng tre(…), da trời(…) thẫm điểm vài ngơi sao long lanh. Trong phịng Loan ngồi (…)tựa cửa; tuy trên vai quàng chiếc khăn dày mà nàng còn như thấy hết cả cái lạnh(…) của buổi chiều xuân. Dưới ánh đèn(…), con gà luộc nằm trên đĩa, mở toác mỏ(…); trong lọ thủy tinh mấy bơng hoa hồng vì cuống khơng tới nước nên đã ngả xuống(…), mấy cành hồng(…) rơi trên thảm”

Khi lược bớt tính từ, câu văn gần như chỉ còn đơn thuần là tả cảnh, thiếu chiều sâu và sự biến chuyển trong tâm hồn nhân vật. Tính biểu cảm từ đó cũng giảm đi rõ rệt.

Hay như đoạn đặc tả chiếc giường tân hơn, đẹp mà lại tốt lên vẻ đáng sợ, lanh lẽo, vơ nghĩa, vơ hồn:

Ví dụ 130:

“Loan đưa mắt nhìn quanh phịng: đơi gối thêu song song đặt ở đầu giường

với chiếc mền lụa đỏ hoa lý ẩn sau bức màn thiên thanh, diễn ra một quanh cảnh êm ấm, một cảnh bồng lai phảng phất hương thơm./ Loan nhắm mắt lại, rùng mình nghĩ đến rằng đó là nơi chơn cái đời ngây thơ trong sạch của nàng”

[1, 203]. Một sự đối lập hai vế rõ rệt trong một đoạn văn, vế đầu là khung cảnh ấm áp, hạnh phúc của đôi lứa, những tưởng tác giả đang vẽ ra một viễn cảnh ấm êm hạnh phúc cho buổi tân hơn, thế nhưng hóa ra tất cả chỉ là giả dối, là vẻ khoe mẽ bên ngồi cịn thực chất, nhân vật chính của khung cảnh đó lại nhắm mắt,

rùng mình, lại bị chơn. Đây cũng chính là hồn cảnh của Loan: tưởng tượng tốt

Hoặc tâm trạng tuyệt vọng trước cảnh sống tăm tối khơng lối thốt đang dần xiết chặt lấy nàng:

Ví dụ 131:

“Loan ngồi ngả đầu vào đệm xe yên lặng nhìn qua cửa kính ơ tơ ngắm những rặng núi xa lẫn trong mây. Trời dần tối; dưới các thung lũng ven đường sương chiều bắt đầu tỏa lờ mờ, một vài đám mây bay thấp vướng vào ngọn rừng kéo lan dài ra như những dải lụa trắng.” [1, 248]. Cuộc đời nàng là một thảm

cảnh: tối, lờ mờ, thậm chí là dải lụa trắng Loan đã nghĩ đến sự kết thúc cho cuộc đời mình.

Rồi những khao khát thầm kín của cái đời kìm kẹp vẫn thinh thoảng nhen lên trong tâm trí:

Ví dụ 132:

Ngoài vườn, trời nắng rực rỡ, một cơn gió thổi mạnh qua làm rung rinh

những bông hoa cải màu vàng tươi. Vài con bướm trắng bị gió thổi bay tỏa ra trên luống cải, rồi chập chờn quanh chỗ Loan đứng. Trên trời xanh trong vắt, từng đám mây trắng bay thật nhanh như rủ rê nhau đi tìm những qng khơng rộng rãi hơn [1, 283]. Cuộc sống ngoài kia vẫn nắng, ngập tràn sức sống vàng tươi, rực rỡ màu sắc xanh trong vắt, mây trắng bay, rủ rê nhau và rộng rãi…Dù

chôn thân trong ngục cảnh, nhưng đâu đó trong lịng người con gái vẫn mơ về một viễn cảnh sáng tươi, tự do, và nhất là ấm áp tình người.

Cảnh thiên nhiên qua con mắt của Loan khi nàng tìm đến Dũng mong tỏ bày tâm tình mà người thương đã bỏ đi nơi khác cũng ngầm ý cho ta thấy được cuộc sống của Loan dần trở nên mơng lung, mờ ảo. Tình u và cuộc đời tự do chỉ cịn như dãy núi phía xa, dù nguy nga, dù to lớn nhưng lại bị lẩn khuất, che mờ:

Ví dụ 133:

Sau mấy rặng xoan thưa lá, dịng sơng nhị thấp thoáng như một dải lục đào. Bên kia sơng, gió thổi cát tung lên trơng tựa một đám sương vàng lan ra che mờ cả mấy cái làng con ở chân trời. Xa nữa là dãy núi Tam Đảo màu lam

nhạt, đứng sừng sững to tát, nguy nga, ngọn núi mù mù lẫn trong ngàn mây xám

[1, 179]

Cảnh vật hiện lên mờ nhòe, xa xăm trong ánh nhìn đẫm lệ, buồn bã của người con gái trước một tình đầu tan vỡ, mọi thứ trước mắt Loan giờ đây đều hư vô như ảo ảnh, con sơng “thấp thống”, bãi cát gió thổi tựa “đám sương vàng”, làm mờ đi “mấy cái làng con” tận “chân trời”, dãy núi Tam Đảo phía xa cũng “mù mù lẫn trong ngàn mây xám”. Không gian trĩu nặng tâm sự, cảnh vật đã nói lên bao xúc cảm: xa vắng, lạnh lẽo, mù mịt, lo sợ, mất mát, tiếc nuối,…nhiều, rất nhiều những cảm xúc không gọi thành tên hết đợt này đến đợt khác dâng trào trong tâm hồn nhân vật.

Còn khi nhắc đến Dũng, một chàng trai tràn đầy hồi bão, chí khí, lựa chọn cho mình một đời phiêu bạt, gió bụi, giản đơn, khơng chịu bất cứ một sự chèn ép nào, lại mang trong mình tình yêu si mê cố hữu đối với Loan thì tác giả lại đem đến một cách miêu tả khác:

Ví dụ 134:

Bấy giờ Dũng mới ra đứng tựa cửa, chống hai tay vào cằm đưa mắt nhìn vơ vẩn.

Lờ mờ dưới ánh sao, dịng sơng lẫn trong sương lạnh lẽo, mơ màng uốn khúc. Sau những chòm cây đen rải rác dưới chân đồi, đèn nến cúng giao thừa ở trong các nhà dân quê thấp thoáng ánh lửa vàng.

Dũng lắng tai cố nghe tiếng pháo ở những nơi xa xa rồi lại xa hơn đưa lại, và tưởng tượng theo những tiếng pháo đó cứ mỗi lúc một đi xa mãi cho đến tận phái chân trời, nơi Loan ở. [1, 238]

Miêu tả dịng sơng lanh lẽo mà tưởng như thấy được cõi lịng cơ quạnh của chàng trai, dù chọn lựa cuộc sống tha hương phong trần nhưng sâu thẳm trong trái tim vẫn ao ước có được một mái âm bên người yêu thương. Không lúc nào nguôi nỗi tiếc thương về mối tình cịn chưa được kết trái: “Đã lâu lắm, chàng ngồi yên lặng mê man như đường ở trong một giấc mộng, Gió trên sơng càng về đêm càng lạnh, hiu hắt thổi lọt vào khoang. Tiếng nước róc rách vỗ vào

mạn thuyền như tiếng nói của đêm thanh thì thầm kể lể với Dũng những nỗi nhớ nhung thương tiếc.” [1, 343].

Bức tranh một buổi chiều cuối năm được họa lên trong đôi mắt Dũng sau chuỗi ngày bươn trải:

Ví dụ 135:

Ngoài kia, ánh nắng vàng buổi chiều như tiếc ngày cuối cùng của một năm, còn lảng vảng trên các ngọn đồi, chòm cây, lướt thướt trên những cánh đồng cỏ màu xanh già. Những thơn xóm rải rác dưới chân đồi hay bên bờ sông trắng cong queo như bì đè nén dưới vẻ to tát của trời đất rộng rãi. Khói thổi cơm chiều ở một vài nhà dân khơng có sức lên cao nữa, tỏa ra thành từng đám màu lam ôm ấp lấy các mái tranh.[1, 231- 232]

Một bức họa tuyệt đẹp, nên thơ và ấm áp tình người: ánh nắng nhạt của buổi chiều còn lưu luyến chưa muốn rời những ngọn đồi, rừng cây, sải những bước chân chậm chạp trên cánh đồng xanh ngắt, phía xa xa kia là vài thơn xóm rải rác bên con sơng uốn lượn dun dáng bắt đầu nổi lửa, khói lam chiều vờn quanh mái tranh xiêu gợi lên cảm giác dịu dàng. Sự hòa quyện, quấn quýt của cảnh vật như cái tình của con người ln muốn tìm về với nhau, gợi lên cho người đọc biết bao niềm thương mến. Hình ảnh những thơn xóm nhỏ bé, nghèo nàn của người dân quê, ngọn khói lam chiều yếu ớt phải chăng là suy nghĩ của Dũng về những kiếp người lam lũ, cam chịu, chàng thấy thương cảm và càng muốn gắn bó hơn với họ, muốn làm gì đó giúp họ thốt khỏi cái nghèo, cái khổ, thể hiện cái lý tưởng muốn họ có được một cuộc đời tốt đẹp hơn.

Hay như để nói về tâm trạng và hoàn cảnh của Liên, người phụ nữ chịu thương chịu khó hết lịng vì gia đình, lại bị chồng phản bội theo gái làng chơi, Nhất Linh cũng có cách truyền tải rất tinh tế:

Ví dụ 136:

Trong lọ thủy tinh, nước hầu cạn mà hoa cũng hầu tàn. Mấy bông cẩm

chướng màu đỏ sẫm nay đã trở nên tím đen, những lá xanh mà dài, nhọn đã vàng úa hay héo khô mà rủ xuống bàn. Nhất là những hoa thược dược thì lại

càng có vẻ tang thương lắm, chiếc thì rụng hết cánh, cịn trơ cái bầu nhị, chiếc thì mềm oặt gẫy gập lại, đài trắng nhợt nhạt và dăn deo. Ngắm lọ hoa tàn, Liên chợt nghĩ đến tuổi già.[3, 103].

Khơng có từ nào nhắc về Liên cả, nhưng ta vẫn thấy hiện lên rõ ràng một phận đàn bà hẩm hiu, đang chết dần chết mòn trong đau khổ: Nước cạn, hoa tàn,

tím đen, vàng úa, héo khơ, rủ, rụng, trơ, tang thương, mềm oặt, gẫy gập, nhợt

nhạt, dăn deo…một loạt những, động từ tính từ miêu tả làm nổi bật lên tâm

trạng đau thương, mất mát, chán chường đến tuyệt vọng của Liên khi cảm thấy khơng cịn có thể giữ chân được chồng mình, khơng cịn có được u thương.

Cảnh và tình, tình và cảnh, chúng tưởng hai mà lại hóa một lồng vào nhau như không tồn tại bất cứ một sự phân cách nào, tả cảnh mà tưởng tả tình, tả tình mà như tả cảnh, điều này rất đúng với một đoạn tả cảnh hiếm hoi trong tiểu thuyết Lạnh Lùng:

Ví dụ 137:

Nhung ngắm nhìn phong cảnh quanh nhà, phong cảnh khơng bao giờ thay đổi trong bao năm nàng nhìn đã quen mắt; nàng thuộc đến cả hình dáng từng cây mọc ở trong vườn, hay lộ sau các mái nhà, các bức tường. Những mảnh trời và những làn mây phớt hồng trôi nhẹ sau những thân cây cau trắng, nàng nhìn thấy có vẻ thân mật như một người bạn quen từ lâu; mây tuy mỗi lúc một khác nhưng nàng tưởng như chiều nào cũng giống chiều nào, cũng vẫn những đám mây hơm qua bay ngun ở góc trời cũ; hình ảnh cuộc đời bằng phẳng của nàng êm ả, nhẹ nhàng trôi theo ngày tháng.[1, 22]

Chỉ một đoạn văn tả cảnh ngắn ngủi mà Nhất Linh đã giúp cho người đọc có cái nhìn rõ ràng nhất về cuộc sống của Nhung, một cuộc sống yên bình, êm ả đến mức tẻ nhạt, ngày nối ngày lặp đi lặp lại khơng có vui mà dường cũng chẳng có buồn, hay có thể nói là nhân vật đã mất đi khái niệm buồn vui, chẳng biết cuộc sống thế nào mới là ý nghĩa. Chính tâm lý này khiến cho việc Nhung này sinh tình ý với Nghĩa là hồn tồn dễ hiểu, bởi chính Nghĩa đã giúp cho Nhung nhìn thấu cuộc sống vơ nghĩa của mình.

Đối với Nhất Linh, những đoạn văn tả cảnh đều ln có chủ đích, có ngụ ý. Ơng khơng tả cảnh nhiều, khơng lan man, chỉ bằng vài câu văn để nhằm mở

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chức năng biểu cảm của ngôn ngữ văn xuôi của Tự lực văn đoàn (Trường hợp Nhất Linh) (Trang 89 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)