STT Loại hình doanh nghiệp Số DN sau đăng
ký thành lập
Cỡ mẫu điều
tra Tỷ lệ (%)
1 DN nhà nước 17 2 11,76
2 DN ngoài nhà nước 6.305 91 14,43 3 Doanh nghiệp FDI 325 7 21,53
Tổng số 6.647 100 15,04
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý tính toán bằng phần mềm Excel
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp thống kê
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích. Những ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh về công tác quản lý của Nhà nước sau khi doanh nghiệp được thành lập thông qua số tuyệt đối, số tương đối, bảng biểu số liệu,... và các nội dung khác của đề tài.
Phương pháp so sánh
Từ những ý kiến của đánh giá của các DN sau đó dùng phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối, so sánh qua các năm để thấy được động thái của sự phát triển.
Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia nghiên cứu và giảng dạy lĩnh vực kinh doanh của DN nhằm phân tích, đối chiếu cho sáng tỏ các vấn đề trong lý thuyết và thực tiễn.
3.2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu
- Chỉ tiêu phản ánh quy mô tăng trưởng của các doanh nghiệp sau đăng ký thành lập: Số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh theo loại hình doanh nghiệp, theo tình trạng hoạt động, theo ngành kinh tế, theo số vốn đăng ký...
- Chỉ tiêu phản ánh quy mô lao động của các doanh nghiệp sau đăng ký thành lập.
- Chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của các doanh nghiệp sau đăng ký thành lập.
Doanh thu thuần của doanh nghiệp sau đăng ký thành lập. Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp sau đăng ký thành lập.
Thuế và các khoản phải nộp của doanh nghiệp sau đăng ký thành lập. Nguồn vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau đăng ký thành lập. Số lượng lao động của doanh nghiệp sau đăng ký thành lập.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP SAU ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP TRÊN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP SAU ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
4.1.1. Thực trạng các doanh nghiệp sau đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
4.1.1.1. Quy mô tăng trưởng của các doanh nghiệp sau đăng ký thành lập
Trong những năm gần đây, mặc dù phải chịu nhiều tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, song nhờ có sự nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh Bắc Ninh như: cắt giảm thời gian thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, áp dụng mô hình một cửa liên thông trong đăng ký thành lập doanh nghiệp… đã tác động tích cực đến niềm tin của các nhà đầu tư, từ đó số doanh nghiệp thành lập mới vẫn tiếp tục tăng nhanh, năm sau cao hơn năm trước. Riêng khối DNNN số lượng giảm dần và giữ ổn định do quá trình đổi mới sắp xếp, chuyển đổi sang công ty cổ phần, số doanh nghiệp còn tồn tại chủ yếu là những doanh nghiệp đã trải qua quá trình sắp xếp; đồng thời, tiêu chí để thành lập DNNN do Chính phủ quy định là rất rõ ràng, chặt chẽ, khắc phục việc thành lập DNNN tràn lan trước kia của các địa phương. Lũy kế đến 2016 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, khối doanh nghiệp nhà nước và có vốn nhà nước trên 50% vốn điều lệ còn 17 doanh nghiệp, khối doanh nghiệp tư nhân có 6.035 DN, khối doanh nghiệp FDI có 325 doanh nghiệp.
Tại thời điểm ngày 31/12/2016, trên địa bàn tỉnh có 6.647 doanh nghiệp được đăng ký thành lập, tăng 102,48% so với năm 2015. Tuy nhiên, tình trạng hoạt động của doanh nghiệp là khá phức tạp.
Bảng 4.1. Số lượng doanh nghiệp đăng ký giai đoạn 2014 – 2016 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Đơn vị: Doanh nghiệp
2014 2015 2016 So sánh (%) 2015/2014 2016/2015 BQ Dn Nhà nước 19 18 17 94,74 94,44 94,59 DN ngoài nhà nước 5.851 6.146 6.305 105,04 102,59 103,81 Dn FDI 316 322 325 101,9 100,93 101,41 Tổng 6.186 6.486 6.647 104,85 102,48 103,66
Số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh chia theo loại hình doanh nghiệp được thể hiện trên bảng 4.2. Trong số doanh nghiệp ngoài nhà nước thì loại hình công ty TNHH chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đó là công ty cổ phần, cuối cùng là doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên trong nhưng năm gần đây loại hình doanh nghiêp tư nhân có tốc độ tăng nhanh nhất, tốc độ tăng bình quân là 111,49%.
Bảng 4.2. Số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh chia theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2014 – 2016
Đơn vị: Doanh nghiệp
Loại hình DN 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 So sánh (%) BQ 1. DN Nhà nước 19 18 17 94,74 94,44 94,59 - Trung ương 11 10 10 90,91 100 95,35 - Địa phương 8 8 7 100 87,5 93,54 2. DN ngoài nhà nước 5.851 6.146 6.305 105,04 102,59 103,81 Công ty cổ phần 2.065 2.166 2.250 104,89 103,88 104,38 Tư nhân 713 850 882 119,21 103,76 111,22 Công ty TNHH 3.073 3.130 3.173 101,85 101,37 101,61 3. DN FDI 316 322 325 101,9 100,93 101,41 100% vốn nước ngoài 288 293 296 101,74 101,02 101,38 DN LD với nước ngoài 28 29 29 103,57 100 101,77
Tổng 6.186 6.486 6.647 104,85 102,48 103,66
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh (2016)
Doanh nghiệp thực tế đang hoạt động sản xuất kinh doanh đến ngày 31/12/2016 có 4.389 doanh nghiệp, chiếm 66,03% tổng số doanh nghiệp được đăng ký thành lập. Doanh nghiệp đã đăng ký thành lập nhưng chưa đi vào hoạt động sản
xuất kinh doanhcó 465 doanh nghiệp, chiếm 7 % tổng số doanh nghiệp được đăng ký
thành lập. Doanh nghiệp đã đăng ký thành lập nhưng tạm ngừng hoạt động do gặp khó khăn có 531 doanh nghiệp, chiếm 8% tổng số doanh nghiệp được đăng ký thành lập. Doanh nghiệp phải tự giải thể do không thể hoạt động được có 598 doanh nghiệp, chiếm 9 % tổng số doanh nghiệp được đăng ký thành lập. Doanh nghiệp ở các tình
trạng khác là những doanh nghiệp đã đăng ký thành lập nhưng không hoạt động tại địa chỉ được đăng ký (mất tích) hoặc đang quá trình thực hiện thủ tục đầu tư hoặc tái cấu trúc dự án, nguồn vốn, thành viên góp vốn, cổ đông góp vốn có 664 doanh nghiệp, chiếm 10 % tổng số doanh nghiệp được đăng ký thành lập.
Bảng 4.3. Tổng hợp số lượng doanh nghiệp theo tình trạng hoạt động thời điểm 2014 – 2016
Đơn vị: Doanh nghiệp
Tình trạng 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 So sánh (%) BQ 1. DN đang hoạt động 4.062 4.218 4.389 103,84 104,05 103,94 2. DN chưa hoạt động 448 472 465 105,36 98,52 101,88 3. DN tạm ngừng hoạt động 504 521 531 103,37 101,92 102,64 4. DN giải thể 538 587 598 109,11 101,87 105,43 5. DN ở tình trạng khác 634 688 664 108,52 96,51 102,34 Tổng 6.186 6.486 6.647 104,85 102,48 103,66
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh (2016)
Cùng với quá trình phát triển về số lượng doanh nghiệp, tại Bắc Ninh trong các năm gần đây đang xuất hiện tỷ lệ số doanh nghiệp không hoạt động ngày càng gia tăng, nhất là tình trạng doanh nghiệp không tổ chức sản xuất kinh doanh trong thời gian dài, tự chuyển địa điểm, bỏ hoạt động… không báo cáo các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật. Theo Báo cáo của Sở KH&ĐT Bắc Ninh và Cục Thuế Bắc Ninh, nhiều doanh nghiệp hoạt động trá hình, thành lập để buôn bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng, không thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ khác. Những doanh nghiệp này tập trung chủ yếu ở khối doanh nghiệp có vốn ngoài nhà nước. Thực chất những doanh nghiệp này không còn tồn tại trong nền kinh tế, cần loại ra khỏi danh sách doanh nghiệp.
Trong những doanh nghiệp FDI rơi vào tình trạng khác, theo khảo sát của Sở KH&ĐT Bắc Ninh và Ban QLKCN Bắc Ninh, thực chất có khoảng 30% số doanh nghiệp này là những doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ (dưới 300.000 USD), chủ yếu do nhà đầu tư Trung Quốc hoặc các liên doanh với các cá nhân ở trong nước, có mục tiêu hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại hoặc sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất bán thành phẩm với công nghệ thấp. Do đó, khi thị
trường biến động không có khả năng thay đổi dẫn đến thua lỗ hoặc tranh chấp giữa các thành viên góp vốn dẫn đến không hoạt động và cũng không báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước. 70% số doanh nghiệp còn lại ở trong tình trạng phải thay đổi dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, công nghệ thiết bị, cơ cấu vốn đầu tư, thị trường... Vấn đề đặt ra cần tăng cường hỗ trợ, giám sát, kiểm tra, thanh tra của nhà nước đối với hoạt động của những doanh nghiệp rơi vào tình trạng khác, nhằm làm lành mạnh môi trường kinh doanh, môi trường xã hội hoặc giúp doanh nghiệp hoạt động trở lại.
Bảng 4.4. Số lượng doanh nghiệp đăng ký phân theo ngành kinh tế
Đơn vị tính: Doanh nghiệp
Ngành nghề SX 2014 2015 2016 So sánh (%)
15/14 16/15 BQ
1.Nông, lâm nghiệp và thủy sản 658 713 762 108,36 106,87 107,61 2. Khai khoáng 2 2 2 100 100 100,00 3. Chế biến, chế tạo 1.519 1.657 1.691 109,08 102,05 105,51 4. P.phối điện, điều hòa không khí 2 2 2 100 100 100,00 5. C.cấp nước; Xử lý rác, nước thải 28 29 30 103,57 103,45 103,51 6. Xây dựng 842 850 869 100,95 102,24 101,59 7. Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ôtô,
mô tô, xe máy và xe có động cơ 2.545 2.572 2.597 101,06 100,97 101,01 8. Vận tải kho bãi 201 217 222 107,96 102,3 105,09 9. Dịch vụ lưu trú và ăn uống 52 59 62 113,46 105,08 109,19 10. Thông tin và truyền thông 15 16 17 106,67 106,25 106,46 11. HĐ tài chính, ngân hàng, BH 35 38 40 108,57 105,26 106,90 12. HĐ kinh doanh bất động sản 43 47 50 109,3 106,38 107,83 13. HĐ chuyên môn, KHCN 150 152 155 101,33 101,97 101,65 14. HĐ hành chính và dịch vụ hỗ
trợ 51 66 75 129,41 113,64 121,27 15. Giáo dục và Đào tạo 13 23 25 176,92 108,7 138,68 16. Y tế và HĐ trợ giúp xã hội 3 4 5 133,33 125 129,10 17. HĐ nghệ thuật, vui chơi giải trí 7 11 13 157,14 118,18 136,27 18. Hoạt động dịch vụ khác 20 28 30 140 107,14 122,47
Tổng 6.186 6.486 6.647 104,85 102,48 103,66
Về cơ cấu ngành nghề đăng ký kinh doanh thì tỷ trọng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại xây dựng có xu hướng giảm dần và chuyển dịch theo hướng đa ngành, đa nghề, tăng dần tỷ trọng doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và chế biến nông, lâm nghiệp cũng như chế biến, chế tạo, buôn bán các loại xe có động cơ.
4.1.1.2. Quy mô lao động của các doanh nghiệp sau đăng ký thành lập
Cùng với sự gia tăng đáng kể của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, thì các doanh nghiệp đã góp phần tích cực trong việc thực hiện các mục tiêu về giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Trong những năm qua, các doanh nghiệp đã tạo ra rất nhiều việc làm ổn định và hàng nghìn việc làm thời vụ.
Nhiều doanh nghiệp rất quan tâm nâng cao chất lượng lao động để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong quá trình đổi mới quy trình công nghệ sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến. Bước đầu có được đội ngũ kỹ thuật, đội ngũ công nhân có tay nghề cao, có trình độ nhận thức xã hội ngày càng được nâng lên, tác phong làm việc ngày càng chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu dây chuyền sản xuất công nghiệp hiện đại.
Thu nhập bình quân của người lao động ngày càng được cải thiện, trong giai đoạn trước năm 2014 thu nhập bình quân chỉ đạt 3.000 nghìn đồng/tháng và đến năm 2016 đã đạt mức bình quân 4.000 nghìn đồng/tháng. Cùng với việc trả lời hàng tháng, các doanh nghiệp đã đóng góp tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động giúp họ ổn định cuộc sống, phấn khởi làm việc đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Đây là vấn đề mà các cơ quan QLNN cần quan tâm tiếp tục đôn đốc nhắc nhở, chấn chỉnh thường xuyên để các doanh nghiệp chấp hành nghiêm, bảo đảm quyền lợi cho người lao động.
Năm 2016, trên địa bàn tỉnh có tổng số 4.389 doanh nghiệp đang hoạt động, sử dụng trên 261.559 lao động; số lao động làm việc trong doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng tăng nhanh qua các năm
Bảng 4.5. Số lượng lao động trong doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12/2016 Đơn vị tính: Người 2014 2015 2016 So sánh (%) SL CC SL CC SL CC 2015/2014 2016/2015 BQ 1. DN Nhà nước 8.139 4,33 7.413 3,25 7.499 2,87 91,08 101,16 95,99 - Trung ương 6.102 3,24 5.277 2,31 5.302 2,03 86,48 100,47 93,21 - Địa phương 2.037 1,08 2.136 0,94 2.197 0,84 104,86 102,86 103,86 2. DN ngoài nhà nước 82.696 43,97 88.857 38,95 97.412 37,24 107,45 109,63 108,53 Công ty cổ phần 30.684 16,31 30.872 13,53 32.835 12,55 100,61 106,36 103,45 Tư nhân 4.137 2,2 3.883 1,7 4.033 1,54 93,86 103,86 98,73 Công ty TNHH 47.875 25,46 54.102 23,72 60.544 23,15 113,01 111,91 112,46 3. DN FDI 97.225 51,7 131.861 57,8 156.648 59,89 135,62 118,80 126,93 100% vốn nước ngoài 93.681 49,81 127.984 56,1 152.407 58,27 136,62 119,08 127,55 DN LD với nước ngoài 3.544 1,88 3.877 1,7 4.241 1,62 109,40 109,39 109,39
Tổng số 188.060 100 228.131 100 261.559 100 121,31 114,65 117,93
Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bắc Ninh (2016)
4.1.1.3. Tình hình tài chính của các doanh nghiệp sau đăng ký thành lập
Rõ ràng, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có quy mô tài chính tốc độ tăng trưởng lớn nhất sau 3 năm. Cụ thể về nguồn vốn sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp (FDI) giai đoạn 2014 – 2016 tăng bình quân 41,43%, trong khi khu vực doanh nghiệp nhà nước chỉ tăng 209%, doanh nghiệp tư nhân tăng 11,07%. Về vốn chủ sở hữu, khu vực FDI tăng 52,22%, trong khi hai khu vực còn lại tăng tương ứng 6,45% và 8,287%. Tương tự, khu vực doanh nghiệp FDI cũng có tốc độ mở rộng cao nhất đối với chỉ tiêu nợ phải trả và lợi nhuận trước thuế, tài sản và doanh thu thuần
Bảng 4.6. Một số chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp
Đơn vị tính: Tỷ đồng Ngành nghề SX 2014 2015 2016 So sánh (%) 15/14 16/15 BQ 1. Nguồn vốn sản xuất kinh doanh 171.304 233.184 275.236 136,12 118,03 126,75 Nhà nước 5.760 6.345 7.106 110,16 111,99 111,07 Tư nhân 73.266 78.931 86.823 107,73 110,00 108,86 FDI 92.278 147.908 181.307 160,29 122,58 140,17 2. Vốn chủ sở hữu 82.239 136.412 140.635 165,87 103,10 130,77 Nhà nước 2.189 2.333 2.566 106,58 109,99 108,27 Tư nhân 28.617 29.447 32.391 102,90 110,00 106,39 FDI 51.433 104.632 105.678 203,43 101,00 143,34 3. Nợ phải trả 89.065 96.772 134.601 108,65 139,09 122,93 Nhà nước 3.571 4.012 4.540 112,35 113,16 112,75 Tư nhân 44.649 49.484 54.432 110,83 110,00 110,41 FDI 40.845 43.276 75.629 105,95 174,76 136,07
4. Doanh thu thuần 414.559 643.107 701.379 155,13 109,06 130,07
Nhà nước 6.124 9.646 7.686 157,51 79,68 112,03 Tư nhân 74.060 92.285 82.672 124,61 89,58 105,65 FDI 334.375 541.176 611.021 161,85 112,91 135,18
5. Lợi nhuận trước thuế 18.712 61.610 66.734 329,25 108,32 188,85
Nhà nước 66 215 233 325,76 108,37 187,89 Tư nhân -381 -66 -72 17,32 109,09 43,47 FDI 19.027 61.461 66.573 323,02 108,32 187,05 Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bắc Ninh (2016)
Năm 2016, trên địa bàn tỉnh có tổng số 4.389 doanh nghiệp đang hoạt động, sử dụng trên 261.559 lao động; nguồn vốn đăng ký trên 275.236 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu chiếm 51.09 %. So với cùng kỳ năm trước tổng nguồn vốn đăng ký tăng 84,72%, tài sản dài hạn tăng 72,31%. Doanh thu của các doanh nghiệp đạt trên 643.107 tỷ đồng, giảm 91,69%; lợi nhuận trước thuế trên 61.610 tỷ đồng.
4.1.2 Thực trạng xây dựng và ban hành các chính sách đối với doanh nghiệp