Ðơn vị hành chính cấp Huyện Dân số (người) Số đơn vị hành chính Huyện lỵ Xã, phường, thị trấn
Thành phố Bắc Ninh 164 370 Suối Hoa 16 phường và 3 xã Thị xã Từ Sơn 140 040 Đông Ngàn 7 phường và 5 xã Huyện Gia Bình 92 269 Gia Bình 1 thị trấn và 13 xã Huyện Lương Tài 96 326 Thứa 1 thị trấn và 13 xã Huyện Quế Võ 135 938 Phố Mới 1 thị trấn và 20 xã Huyện Thuận Thành 144 536 Hồ 1 thị trấn và 17 xã Huyện Tiên Du 124 396 Lim 1 thị trấn và 13 xã Huyện Yên Phong 126 660 Chờ 1 thị trấn và 13 xã
3.1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Bắc Ninh là một tỉnh có diện tích nhỏ nhất cả nước, chỉ khoảng 822.7km2, thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng nằm gọn trong vùng châu thổ sông Hồng; là cửa ngõ phía Bắc và cách Thủ đô Hà Nội 30km. Bắc Ninh là cầu nối giữa Hà Nội với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ gồm các tỉnh, thành phố: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Bắc Ninh - Hải Dương - Hưng Yên - Vĩnh Phúc sẽ có tác động trực tiếp đến hình thành cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh về mọi mặt; trong đó đặc biệt là công nghiệp điện tử, công nghiệp hỗ trợ, chế biến nông sản và dịch vụ du lịch. Đồng thời, nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao).
Bắc Ninh nằm hoàn toàn trong khu vực nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt và khí hậu mùa đông lạnh giá. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,5 độ C, nhiệt độ trung bình của tháng 7 là cao nhất (29 độ C) và tháng 1 là thấp nhất (16 độ C). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa rõ rệt tạo nên sự phong phú về khí hậu và sự tươi mới cho cảnh vật. Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1400 – 1600mm nhưng phân bố không đều giữa các tháng. Mùa mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10 năm sau, chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm khoảng 20% tổng lượng mưa cả năm. Mỗi năm có 2 mùa gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc phổ biến từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, còn gió mùa Đông Nam thì bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo nhiều hơi ẩm gây mưa rào.
Nhìn chung, Bắc Ninh có điều kiện khí hậu đồng đều trong toàn tỉnh và không khác biệt nhiều so với các tỉnh lân cận nên việc xác định các tiêu chí phát triển đô thị có liên quan đến khí hậu như hướng gió, lượng mưa, chống nóng, khắc phục độ ẩm…. dễ thống nhất cho tất cả các vùng trong tỉnh và khu vực lân cận.
Bắc Ninh là một tỉnh có địa hình tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3-7m, địa hình trung du (ở 2 huyện Quế Võ và Tiên Du) có độ cao phổ biến từ 300-400m. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích toàn tỉnh, tập trung chủ yếu ở 2 huyện Quế Võ và Tiên Du. Ngoài ra còn có một số khu vực thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia
Bình, Lương Tài. Tuy nhiên Bắc Ninh lại có địa chất ổn định hơn so với Hà Nội và các vùng đồng bằng Bắc Bộ khác trong việc xây dựng công trình. Hơn nữa, một số đồi núi nhỏ dễ tạo thành cảnh quan đột biến, một số vùng trũng nếu biết khai thác có thể tạo ra cảnh quan sinh thái đầm nước vào mùa mưa để phục vụ cho các hoạt động văn hóa và du lịch.
3.1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên
- Rừng ở Bắc Ninh chủ yếu là rừng trồng với trữ lượng ước tính khoảng 3300m2, phân bố tập trung ở 2 huyện Quế Võ và Tiên Du. Tổng trữ lượng gỗ
ước tính khoảng 3279m3 trong đó rừng phòng hộ chiếm khoảng 363m3, rừng đặc
dụng 2916m3.
- Bắc Ninh là địa bàn ít khoáng sản tài nguyên, chủ yếu chỉ có vật liệu xây dựng như đất sét làm gạch, ngói, gốm với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn ở Quế Võ và Tiên Du, đất sét làm gạch chịu lửa ở thành phố Bắc Ninh, đá, cát với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn ở Thị Cầu, đá sa thạch ở Vũ Ninh có trữ lượng khoảng
300000m3 . Điều này lại là một thuận lợi cho nghề làm gốm. Gốm Phù Lãng Bắc
Ninh cũng là một thương hiệu nổi tiếng được du khách và bạn bè trong nước yêu mến. Ngoài ra đá và cát còn có than bùn ở Yên Phong với trữ lượng 60 nghìn đến 200 nghìn tấn.
- Đất ở Bắc Ninh chủ yếu là đất nông nghiệp chiếm 64,7%, đất chuyên dùng và đất ở chiếm 23,5%, đất lâm nghiệp chiếm 0,7%, còn lại là đất chưa sử dụng. Nhìn chung tiềm năng đất đai của tỉnh vẫn còn lớn, còn nhiều diện tích để đầu tư phát triển các khu công nghiệp và các dự án lớn phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội toàn tỉnh.
3.1.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội a. Điều kiện kinh tế
* Về tăng trưởng kinh tế:
Sau 20 năm tái lập tỉnh, Bắc Ninh đã vận dụng linh hoạt đường lối đổi mới, chính sách chủ trương của Đảng để lãnh đạo, tổ chức quản lý và điều hành hoạt động kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN. Các đơn vị kinh tế cơ sở đã phát huy tốt vai trò của mình trong cơ chế quản lý mới, cải cách hành chính được đẩy mạnh, môi trường đầu tư thông thoáng đã tạo điều kiện thuận lợi để huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế, xây dựng xã hội. Vì thế, Bắc Ninh đã
nhanh chóng thoát khỏi tình trạng yếu kém của một tỉnh thuần nông, bước vào quỹ đạo tăng trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2012-2016 trên 13%; trong đó, công nghiệp - xây dựng tăng 14,7%/năm; dịch vụ tăng 13,8%/năm; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,7-2%. GDP bình quân đầu người năm 2014 đạt 4.523 USD (giá thực tế).
- Năm 2016 tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản 1,52%; công nghiệp và xây dựng 95,5%; dịch vụ 3,43%; GTSX công nghiệp năm 2016 đạt 519.594 tỷ đồng; GTSX nông, lâm, thủy sản 8.384 tỷ đồng; Dịch vụ 18.359 tỷ đồng (giá cố định 2012).
- Giá trị kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2012-2016 tăng bình quân hàng năm 12,9%, đến năm 2016 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 21.975 triệu USD. Nhập khẩu tăng bình quân hàng năm 12,72%, đến năm 2016 đạt 18.165 triệu USD.
- Tăng nhanh đầu tư toàn xã hội, giải quyết tốt tích lũy và tiêu dùng, thu hút mạnh các nguồn vốn bên ngoài, phấn đấu đến năm 2017 tổng vốn đầu tư xã hội đạt 50% GDP. Thu ngân sách trên địa bàn năm 2016 đạt 12.440 tỷ đồng, tăng bình quân 14,74%/năm.
* Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế của tỉnh liên tục chuyển dịch theo hướng tiến bộ, hài hòa và hiện đại. Cơ cấu kinh tế theo ngành, lĩnh vực của tỉnh có sự chuyển dịch theo hướng khai thác lợi thế của từng ngành, giảm tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp và tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.
Về giá trị sản xuất, tốc độ chuyển dịch cơ cấu nhanh và rất lớn đã tạo ra khoảng cách chênh lệch giữa khu vực công nghiệp - xây dựng và hai khu vực còn lại. Nếu như năm 2012, tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 84,94%, năm 2016 đã tăng lên tới 95,05%. Trong khi đó, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đã giảm nhanh, từ 5,58% năm 2012 xuống còn 1,52% năm 2016; tương tự, khu vực dịch vụ là 9,48% và 3,43%. Về giá trị tăng thêm, mức độ chuyển dịch cơ cấu cũng lớn nhưng tập trung ở hai khu vực. Khu vực I, tỷ trọng từ 10,37% năm 2012 xuống còn 5,76 năm 2016; khu vực II, từ 62,77% năm 2012 tăng lên 74,41% năm 2016. Từ năm 2012, khu vực II đã vượt qua khu vực I để chiếm vị trí đầu và trở thành “đầu tầu” trong tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh. Trong khi đó,
khu vực III tuy cũng giảm nhưng ở mức thấp hơn, từ 26,86% năm 2012 còn 19,83% năm 2016. Để hiểu rõ hơn về thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần đi sâu phân tích thực trạng chuyển dịch trong nội bộ từng khu vực và theo ngành.