Sự phối hợp giữa các Sở, Ban ngành trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí nhà nước của sở kế hoạch và đầu tư đối vói doanh nghiệp sau đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 92 - 94)

“Thông qua thông tin doanh nghiệp cập nhật định kỳ trên website của Sở Kế hoạch và Đầu tư, một số sở, ban, ngành đã chủ động xây dựng phương án, công cụ trao đổi thông tin doanh nghiệp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế tỉnh công khai thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định; Sở xây dựng đã thực hiện việc đăng tải thông tin năng lực hoạt động xây dựng của các doanh nghiệp trên website Sở Xây dựng; Chi cục Quản lý Chất lượng nông lâm và thủy sản công khai kết quả xếp loại điều kiện an toàn thực phẩm các doanh nghiệp trên website Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục Quản lý thị trường công khai thông tin xử lý doanh nghiệp có hành vi vi phạm hành chính trên trang thông tin điện tử của Sở Công thương;...”.

Nguồn: Phỏng vấn ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Bắc Ninh, ngày 20 tháng 3 năm 2017

Trên thực tế, chức năng của các Sở, Ban ngành đôi khi còn chồng chéo, chưa rõ ràng. Tình trạng chồng chéo, không rõ ràng về chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Nhiều quy định chưa đầy đủ, thiếu nhất quán, làm cho các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp lúng túng trong việc chấp hành pháp luật. Việc chậm ban hành văn bản hướng dẫn như: các ngành nghề kinh doanh, công tác quy hoạch, quy định cụ thể về vốn pháp định của một số nghề... đã gây khó khăn cho việc đăng ký hoạt động của doanh nghiệp. Việc phân công, phân cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực thanh kiểm tra thực thi pháp luật và chính sách đối với các loại hình doanh nghiệp chưa thực sự rõ ràng. Gần như tất cả các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực hoặc địa phương đều có chức năng thanh, kiểm tra trong ngành, lĩnh vực hoặc địa phương nhưng do chưa rõ trách nhiệm và nghĩa vụ cũng như sự phối hợp của các cơ quan, dẫn tới vừa chồng chéo, phiền hà, vừa buông lỏng trong nhiều khâu, nhiều lĩnh vực.

Trong thời gian qua, việc áp dụng công nghệ thông tin trong thực hiện công tác hàng ngày của cơ quan nhà nước nhìn chung đã có sự tiến bộ. Giao dịch giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp trong một số lĩnh vực như đăng ký kinh doanh, thuế… đã được thực hiện thông qua mạng internet. Tuy nhiên, việc đổi mới về công nghệ trong quản lý của các cơ quan nhà nước nói chung còn chậm, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Thiếu đồng bộ trong áp dụng công nghệ thông tin, khiến cho trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan nhà nước chưa thực sự thông suốt, doanh nghiệp phải kê khai một nội dung

nhiều lần cho nhiều cơ quan nhà nước, gây khó khăn cho cả doanh nghiệp lẫn cơ quan quản lý nhà nước.

Công tác hậu kiểm còn hạn chế, nhất là việc kiểm tra sau đầu tư. Đến nay chưa có cơ quan nào của tỉnh nắm được đầy đủ tình hình đầu tư của doanh nghiệp để quản lý việc đầu tư theo đúng mục đích của dự án, đôn đốc tiến độ cũng như tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư của doanh nghiệp. Hạn chế trong triển khai nguyên tắc "hậu kiểm”. Kinh nghiệm quốc tế chỉ ra rằng, một mô hình khung "hậu kiểm" đối với doanh nghiệp bao gồm bảy thành tố: Kiểm tra giám sát nội bộ doanh nghiệp, Kiểm tra giám sát của chủ nợ, Kiểm tra của Hiệp hội người tiêu dùng, Kiểm tra của đối thủ cạnh tranh, Kiểm tra của các hội nghề nghiệp, Kiểm tra giám sát của xã hội và công luận và cuối cùng mới là Kiểm tra giám sát của Nhà nước. Tuy nhiên, thực tế trong những năm qua cho thấy vai trò giám sát của các nhóm đối tượng trên về hoạt động của doanh nghiệp còn rất hạn chế do chưa được nhận thức đúng đắn cũng như thiếu các công cụ, thông tin hỗ trợ hoạt động giám sát. Phối hợp giữa các ngành liên quan đến quản lý doanh nghiệp còn chưa đồng bộ và thiếu cơ chế hoạt động.

4.2.2.4. Đặc điểm và ý thức của doanh nghiệp

Bên cạnh một số doanh nghiệp có mô hình quản lý năng động và chuyên nghiệp, có khả năng tự hoạch định chiến lược, định hướng kinh doanh thì nhiều doanh nghiệp có công tác quản trị nội bộ doanh nghiệp còn yếu, không chuyên nghiệp và chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân của chủ doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ nghiệp vụ trong doanh nghiệp phần lớn chưa qua đào tạo nên công tác quản trị doanh nghiệp còn lúng túng, do đó có nhiều hạn chế, bỏ lỡ các cơ hội phát triển kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp.

- Về quản trị nội bộ doanh nghiệp: Do các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu có quy mô nhỏ, nên thông thường người chủ sở hữu thường đồng thời là người quản lý, cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp. Điều đó đã hạn chế đến việc áp dụng thông lệ quản trị tốt nhất được hướng dẫn và thiếu chuẩn bị đối với biến cố xảy ra. Đa số chủ doanh nghiệp và người quản lý vẫn điều hành kinh doanh dựa trên kinh nghiệm bản thân là chủ yếu; ít sử dụng dịch vụ tư vấn, hỗ trợ kinh doanh. Trên thực tế vẫn xảy ra tình trạng “2 loại sổ sách kế toán”; có hiện tượng cán bộ Nhà nước “làm thuê” báo cáo kế toán, tài chính cho doanh nghiệp, vi

phạm Luật Kế toán. Đa số doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo tài chính theo quy định tại khoản 3, điều 118 Luật Doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp để xảy ra tình trạng mâu thuẫn nội bộ nghiêm trọng, tranh chấp nội bộ giữa những người quản lý doanh nghiệp, ảnh hưởng đến lợi ích của người lao động, khách hàng, đã có trường hợp UBND tỉnh, các ngành, cơ quan công an phải tham gia giải quyết ổn định tình hình.

- Trình độ văn hóa, chuyên môn và nhận thức của một số chủ doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Do vậy, đã hiểu sai lệch về "Quyền tự do kinh doanh tất cả những gì pháp luật không cấm". Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh còn chưa tuân thủ đúng - các điều kiện kinh doanh, điều kiện về an ninh trật tự v.v... Quản trị nội bộ, nhất là quản lý tài chính, còn thiếu tính minh bạch. Lối quản trị "phi chính thức", quản lý dựa trên kinh nghiệm bản thân, thiếu chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể đang là hiện tượng phổ biến. Việc ghi chép, cập nhật, lưu trữ sổ sách kế toán, thống kê vẫn chưa đúng với yêu cầu quy định của pháp luật.

Khi được hỏi về ý thức của các doanh nghiệp, Cán bộ Sở Kế hoạch Đầu tư cho biết:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí nhà nước của sở kế hoạch và đầu tư đối vói doanh nghiệp sau đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)