Từ Hải ngƣời anh hùng thời loạn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cái mới trong quan niệm của Nguyễn Du về người anh hùng ( Khảo sát qua hình tượng nhân vật Từ Hải) (Trang 38 - 41)

6. Cấu trúc luận văn

2.1. Từ Hải ngƣời anh hùng thời loạn

Trong điều kiện xã hội cũ thì Từ Hải chính là giấc mơ, là khát vọng của đông đảo quần chúng bị áp bức. Các nhà nghiên cứu Truyện Kiều sau năm 1945, khi áp dụng lý luận phản ánh đã nhấn mạnh giá trị phản ánh hiện thực xã hội phong kiến. Khi phân tích nhân vật, các nhà nghiên cứu cũng phân tích theo cá nhân, cho nhân vật đó là đại điện cho một giai cấp, một tầng lớp. Trịnh Bá Đĩnh, khi nghiên cứu nhân vật Từ Hải nhận thấy ở Truyện Kiều của Nguyễn Du đã có một khuynh hướng phản phong, chống lại triều đình phong kiến: “Kiều là tiếng ca thán của Nguyễn Du và của bao nhiêu người ngột thở trong cái khuôn phong kiến. Từ Hải là một giấc mơ, một lối thoát cho những con người đó, trong khi bị bó buộc, bị giày vò vẫn ao ước được vẫy vùng giữa khoảng trời cao bể rộng” [12; tr 468].

Từ Hải là mẫu người anh hùng lý tưởng, mẫu anh hùng thời loạn, là khát vọng, là giấc mộng của Nguyễn nên ông đã kí thác tâm sự mình vào hành vi của Từ Hải. Theo Nguyễn Bách Khoa, tâm sự của Nguyễn gồm những chí hướng, những nguyện vọng, những niềm vui nỗi buồn, hy vọng hay thất vọng. Từ Hải nghênh ngang một cõi biên thùy, tung hoành phỉ chí, là cái

mộng của một kẻ không toại nguyện, muốn sống oanh liệt nhưng không thể làm được. Cũng đồng quan điểm với Nguyễn Bách Khoa, Trịnh Bá Đĩnh trong Nguyễn Du và Truyện Kiều khi phân tích đoạn Nguyễn Du ký thác tâm sự qua hành vi của Từ Hải: “Hành trạng Từ Hải có cái vẻ đẹp riêng của nó, nếu ta không kiểm soát nó bằng những quan niệm chính trị và luân lý. Một thằng giặc múa gươm đẹp cũng như một hào kiệt múa gươm đẹp. Từ Hải là cái mộng phỉ chí ngang dọc của Nguyễn Du, không phải cái mộng luân lý của Nguyễn Du” [12; tr 425]. Tâm sự của Nguyễn Du còn ký thác ở cái chết của

Từ Hải, Từ Hải chết để Nguyễn Du được “Thà chết như Từ để giữ trọn khí tiết, còn hơn là sống trong một đời hổ thẹn. Từ Hải chết để cho Nguvễn Du toại mộng tung hoành, oanh liệt” [5; tr 426]. Có thể nói những vẻ đẹp ấy chỉ là vẻ đẹp lý tưởng của người anh hùng, một vẻ đẹp ra ngoài khuân mẫu truyền thống của Nho gia, vẻ đẹp vừa mộng lại vừa thực, rất hiếm gặp.

Nguyễn Du khi viết Truyện Kiều muốn xây dựng nhân vật Từ Hải thành một người anh hùng lý tưởng, mẫu anh hùng thời loạn. Bởi vì nếu xét trong bối cảnh xã hội ngột ngạt, đầy rẫy bất công mà nhà thơ đang sống, thì Từ Hải chính là lối thoát, là niềm tin, khát vọng, là ước mơ, là lối thoát họ muốn hướng tới. Vì vậy Từ Hải đến trong Truyện Kiều một cách bất ngờ, đột ngột, không ai biết chàng từ đâu đến bởi lẽkẻ anh hùng là trạng thái đột ngột ở đời[12; tr 349]. Đồng quan điểm với Nguyễn Bách Khoa, tác giả Đào Duy Anh khi nhận định về nhân vật Từ Hải, ông cho rằng: Từ Hải là người anh hùng mà Nguyễn Du mộng tưởng. Khảo sát về cuộc đời Nguyễn Du, Đào Duy Anh cho rằng tuy Nguyễn Du không có hy vọng khôi phục được nhà Lê nhưng nhà thơ lại muốn được sống tung hoành ngoài vòng cương tỏa. Vì vậy, nhà thơ đã ký thác, gửi gắm tâm sự, nỗi niềm khát vọng bản thân vào Từ Hải:

Bị hãm vào trong cái cảnh “hàng thần” ông phải mượn Từ Hải để tiêu biểu cho cái mộng tưởng của mình vậy” [12; tr 365]. Với Nguyễn Du, Từ Hải là một người anh hùng phi thường, ngang tàng, không chịu khuất phục ai. Đó là bởi vì cái xuất xứ của Từ “Họ Từ tên Hải, vốn người Việt Đông”. Sự ngang tàng của chàng “là miền chưa quen chịu giáo hóa và ước thúc của triều đình phương Bắc [12; tr 370] mà có. Sự anh hùng, ngang tàng là thiên bẩm của Từ, là “trời cho mà có”. Cho nên trong bước đường phiêu lưu, lãng du, Từ không quên cái thú phong lưu, chàng yêu và được yêu, xót thương cuộc đời lưu lạc của Kiều, Từ Hải vì nàng mà đã làm tất cả, thậm chí là cái chết. Đây là một mẫu anh hùng lý tưởng mà Nguyễn Du đã dày công xây dựng: tự do, phóng khoáng, đội trời đạp đất nhưng lại rất mực phong lưu, đa tình.

Bình luận về hình tượng nhân vật Từ Hải đặc biệt khi đặt trong mối quan hệ Kiều - Từ, nhà văn Vũ Bằng ở công trình nghiên cứu Cô Kiều không hề lẫn chữ tội với chữ công đã cho rằng: “Theo như tôi thấy, Nguyễn Du có cái ý định lấy Kiều và Từ Hải làm hai người lý tưởng. Kiều thì hiếu nghĩa, trung trinh và hiểu chữ quân thần một cách có lý chứ không sợ những đại biểu của triều đình một cách mù mắt; còn Từ Hải thì anh hùng, can đảm. Phải chăng đây là mẫu một người anh hùng lý tưởng mà Nguyễn Du gửi gắm khi cái khát vọng của ông chưa được thỏa chí tang bồng” [3; tr 7].

Tuy nhiên để đánh giá Từ Hải một cách toàn diện về ý nghĩa tư tưởng để làm nổi bật hình ảnh “người anh hùng thời loạn” là một vấn đề phức tạp. Ở Từ Hải có những biểu hiện để khẳng định đấy là anh hùng thời loạn như: chàng chống lại triều đình, miệt thị phường “giá áo túi cơm”, ghê sợ cuộc sống “ra luồn vào cúi”, ngiêng ngang một cõi biên thùy, thay trời hành đạo, lập riêng một phiên tòa công lý rửa sạch oan khiên cho Kiều. Tuy nhiên ở nhân vật này theo quan điểm cá nhân, tôi thấy vẫn còn nhiều hạn chế nếu xét theo tiêu chí về người anh hùng hiện nay thì lý tưởng, hình tượng anh hùng của chàng đều chưa trọn vẹn.. Đó là việc Từ Hải bị tình cảm riêng tư, chút lợi lộc và sức ảnh hưởng của “lộc trọng, quyền cao” chi phối, khiến chàng phải đầu hàng. Với quan điểm của tôi, có lẽ nó là điểm hạn chế trong tư tưởng khiến cho hình ảnh người anh hùng ở Từ không trọn vẹn.

Như vậy, dù nhìn nhận ở góc độ nào đi chăng nữa chúng ta cũng dễ dàng lý giải được việc tại sao Nguyễn Du say sưa khắc họa hình ảnh người anh hùng “giang hồ”, “rạch đôi sơn hà”. Nguyên nhân là mặc dù bối cảnh chế độ phong kiến được viết ở Truyện Kiều là “bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng”, nhưng thực tế xã hội mà tác giả đang lại tồn tại nhiều bất công, tệ nạn. Đặc biệt thái độ sống “dọc ngang nào biết trên đầu có ai” của Từ vốn rất gần gũi với loại anh hùng ngang tàng kiêu bạc trong thế kỉ XVIII đầy biến cố, nên có thể thấy rõ Từ Hải chính là khát vọng, những giấc mơ dang dở của nhà thơ gửi gắm vào.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cái mới trong quan niệm của Nguyễn Du về người anh hùng ( Khảo sát qua hình tượng nhân vật Từ Hải) (Trang 38 - 41)