Cái nhìn nhiều chiều về nhân vật Từ Hải

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cái mới trong quan niệm của Nguyễn Du về người anh hùng ( Khảo sát qua hình tượng nhân vật Từ Hải) (Trang 84 - 95)

CHƢƠNG 3 : NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TỪ HẢI

3.5. Cái nhìn nhiều chiều về nhân vật Từ Hải

Bên cạnh những tính cách như đã phân tích ở trên, là người anh hùng lý tưởng đầu đội trời chân đạp đất, hiên ngang, một võ tướng dám chống lại tất cả nhưng cũng rất đa tình lãng mạn thì Từ Hải còn là người thông minh tràn đầy tự tin, kiêu hãnh nhưng đồng thời cũng lại tự phụ. Con người của Từ là tổng hợp đa nhân cách, một người anh hùng lý tưởng, tên giặc cỏ, một sự nổi loạn của người nông dân đẩy vào bước đường cùng, một con người không nằm trong bất cứ một quy chuẩn thông thường nào theo quan niệm của Nho

giáo. Sự đa dạng đầy mâu thuẫn tạo nên Từ Hải, một nhân vật đặc biệt, chiếm được sự quan tâm sâu sắc từ phía các nhà học giả. Cái sự anh hùng của Từ được tôn vinh không chỉ bởi chính bản thân tác giả, mà ngay cả những nhân vật khác trong Truyện Kiều đều tôn vinh, gọi Từ là anh hùng, từ Thúy Kiều, Kim Trọng, Thúc Sinh cho đến “viên đại thần” Hồ Tôn Hiến. Ngay từ buổi đầu khi Từ Hải xuất hiện, nhà thơ đã chẳng hề ngần ngại, trân trọng gọi chàng là anh hùng:

Qua chơi nghe tiếng nàng Kiều Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng

Hay

Một đời được mấy anh hùng Bõ chi cá lậu chim lồng mà chơi

Hoặc

Khen cho con mắt tinh đời, Anh hùng đoán giữa trần ai mới già !

Nhà thơ cũng không ngần ngại ca ngợi mối tình của Từ - Kiều là một mối tình:

Trai anh hùng, gái thuyền quyên

Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cởi rồng"

Ngoài ra Nguyễn Du còn trân trọng gọi chàng bằng “trượng phu”, một từ vô cùng trân trọng đối với các vị anh hùng. Có lẽ trong Truyện Kiều chỉ mình chàng mới được nhà thơ trân trọng gọi bằng hai từ đó:

Năm năm hương đượm nửa lồng Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương

Tác giả Thanh Hiên viễn quá Thanh Tâm trong bài Nguyễn Du với nhân vật Từ Hải, đã tổng kết rằng: ở Truyện Kiều, rất nhiều lần, Nguyễn Du đã gọi Từ Hải là “anh hào” “đại vương”, “anh hùng” và “đấng anh hùng”. Những ngôn từ này đã giúp nhà thơ tô đậm hơn tính cách anh hùng lý tường,

khi xây dựng nhân vật. Dưới ngòi bút của ông, Từ Hải đã trở thành một nhân vật anh hùng với nhiều màu sắc lý tưởng. Sự biến đổi ấy có nhiều mức độ trong tính cách, hành động, ngôn ngữ, cử chỉ, tâm tư ấy nhưng bằng ngôn ngữ nghệ thuật điêu luyện, Nguyễn Du đã nâng cao nhân vật của mình lên. Người anh hùng của Nguyễn Du phi thường về diện mạo, hành động, ý nghĩ, tình cảm... và cả đến quá khứ sự nghiệp.

Đối với Thúy Kiều, ngay từ đầu trong mắt nàng Từ Hải đã là một anh hùng “Tấm lòng nhi nữ đã xiêu anh hùng”. Từ Hải là anh hùng trong trái tim nàng, trong cuộc đời nàng. Trong cuộc đời bể dâu với ba cuộc tình sâu đậm: Kim Trọng - mối tình đầu, Thúc Sinh, Từ Hải thì có lẽ chỉ duy nhất Từ Hải mới đem lại hạnh phúc thực sự cho Kiều, cho nàng một cuộc sống đúng nghĩa: Đưa nàng từ thân phận gái lầu xanh lên địa vị một phu nhân, báo ơn báo oán giúp nàng. Thế nhưng, cũng chỉ bởi nghe lời nàng mà Từ phải chết oan, vì vậy Kiều đã tìm tới cái chết, trước khi gieo mình xuống sông Tiền Đương, nàng đã gọi chàng là Từ Công. Ở đây Nguyễn Du cũng đã mượn lời nàng Kiều, một lần nữa sảng khoái ca ngợi khí phách ngang tàng và trí dũng phi thường của Từ Hải:

Rằng Từ là đấng anh hùng Dọc ngang trời đất, vẫy vùng bể khơi

Không chỉ Nguyễn Du, Thúy Kiều mà ngay cả Hồ Tôn Hiến cũng phải khâm phục gọi chàng là anh hùng. Bản thân viên tổng đốc này biết rằng nếu mình có đánh cũng không thể thắng nên đã phải tìm cách mua chuộc.

Biết Từ là đấng anh hùng

Biết nàng cũng dự trung quân luận bàn

Quả nhiên hắn đã mua chuộc được Thúy Kiều khuyên Từ Hải ra hàng, để rồi thừa lúc kẻ thù thất ý, sa cơ hắn lại phản bội giết chết chàng, gián tiếp giết chàng nhờ bàn tay của người chàng thương.

 Tham khảo Nguyễn Du với nhân vật Từ Hải của tác giả Thanh Hiên viễn quá Thanh Tâm trên địa chỉ http://www.nguyendu.vn/vi/nguyen-du-voi-nhan-vat-tu-haiD0841A24970958CD91731CB00F4958F3.html

Kim Trọng ở khía cạnh nào đó là tình địch của Từ Hải, nhưng không vì thế mà chàng Kim ghen tị, có cái nhìn khác về Từ. Kim Trọng tôn trọng và cảm kích những gì Từ Hải đã làm cho Kiều, với chàng Từ Hải là bậc anh hùng thiên hạ. Chàng Kim biết đến Từ thông qua lời kể của nàng Kiều, từ mến rồi phục, cảm kích con người, tư cách, nhân cách của Từ.

Thúc Sinh gặp gỡ Từ Hải trong một hoàn cảnh khá đặc biệt, đó là phiên tòa báo ân báo oán của nàng Kiều.

Cho gươm mời đến Thúc lang Mặt như chàm đổ, mình dưỡng dẽ run

Tuy run sợ nhưng Thúc Sinh vẫn phải khâm phục cách hành xử của Từ Hải đối với Kiều, thừa nhận sự trân trọng của Từ Hải dành cho Kiều. Từ Hải đã tin tưởng vào năng lực của nàng, trao toàn quyền cho nàng trong chốn công đường với vai trò chủ tọa phiên tòa. Đặt điều này trong bối cảnh xã hội phong kiến xưa, mấy ai làm được điều đó và Từ Hải đã làm được nên Thúc Sinh buộc phải thừa nhận chất anh hùng của Từ.

Như vậy, dù được nhìn nhận dưới lăng kính nào đi chăng nữa thì Từ Hải vẫn là một nhân vật đa chiều, một tên giặc cỏ, một tướng cướp, một anh hùng thời loạn, hay một kiểu anh hùng mới nằm ngoài quan điểm truyền thống “không khắc kỉ vô dục” thì trong quan điểm cá nhân tôi, Từ Hải vẫn là một đấng anh hùng đúng nghĩa, một hình ảnh lý tưởng mà nhà thơ đã dồn nhiều tâm huyết của mình vào đó khi xây dựng nhân vật.

Tiểu kết chƣơng 3

Có thể nói bên cạnh Thúy Kiều – Kim Trọng thì nhân vật Từ Hải là một trong những thành công lớn của Nguyễn Du trong nghệ thuật miêu tả, xây dựng nhân vật. Bằng ngòi bút và nghệ thuật miêu tả sinh động kết hợp với việc sử dụng nhuẫn nhuyễn các điển tích, điển cố kết hợp với thủ pháp

nghệ thuật mang tính ước lệ, nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật sinh động, nhà thơ đã xây dựng thành công hình tượng người anh hùng Từ Hải, và đưa hình tượng này trở thành một biểu tượng văn học mới về người anh hùng, đặt trong một không gian nghệ thuật mới ra ngoài khuân khổ đã trở thành chuẩn mực của văn chương trung đại. Vẻ đẹp của Từ Hải ở đây mang đầy tính nhân văn và được thế tục hóa, là ước mơ, là khát vọng của chính tác giả gửi gắm vào đấy.

KẾT LUẬN

1. Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, ngoài Thuý Kiều là nhân vật quan trọng bởi nàng là trung tâm của tác phẩm thì cùng với nàng, có lẽ Từ Hải là nhân vật quan trọng thứ hai trong tác phẩm. Từ Hải được giới nghiên cứu nhắc tới với mật độ chỉ sau Thuý Kiều. Trên những trang sách phê bình, nghiên cứu nhân vật này luôn luôn hiện lên với những mâu thuẫn gay gắt, thậm chí có lúc trái ngược hoàn toàn. Đó chính là vì sự mâu thuẫn trong hình tượng nhân vật giữa lịch sử và văn học đã khiến cho việc đánh giá Từ Hải trở nên khó khăn và phức tạp. Bởi thế để giúp cho việc đánh giá Từ Hải được khách quan và khoa học hơn, ngay từ đầu luận văn chúng tôi đã tiến hành khảo sát lại toàn bộ bước đường của Từ Hải từ lĩnh vực lịch sử sang thế giới văn học.

2. Tiếp đó, để góp phần giúp bạn đọc hiểu sâu sắc và toàn diện hơn về nhân vật Từ Hải, tác giả luận văn đã đi vào tổng hợp các ý kiến đánh giá của giới nghiên cứu Truyện Kiều”dành cho nhân vật này. Đầu tiên là bắt đầu tập hợp từ những nhận định sơ lược nhất về nhân vật này của các nhà nho cuối thế kỷ XIX. Tiếp theo từng bước tiến hành tổng hợp các vấn đề mà giới nghiên cứu đề cập tới khi nghiên cứu nhân vật Từ Hải qua từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử nghiên cứu. Bên cạnh đó, tôi cũng đã thực hiện thao tác phân tích, bàn luận, đánh giá các cách mà các nhà nghiên cứu đã dùng để phân tích nhân vật Từ Hải trong các công trình nghiên cứu của họ. Từ đó, tìm ra những điểm tiến bộ trong phương pháp nghiên cứu của các tác giả khi so với các giai đoạn trước. Sau đó, dù còn rất nhiều hạn chế trong năng lực chuyên môn nhưng tác giả luận văn vẫn cố gắng chỉ ra những thiếu sót, hạn chế trong các công trình, bài viết. Đặc biệt, trong quá trình tìm hiểu vấn đề, tác giả luận văn đã mạo muội đóng góp một vài ý kiến của bản thân về người anh hùng này. Đó là hình ảnh một người anh hùng lý tưởng có chí khí ngang tàng, chọc trời

khuấy nước, một võ tướng anh hùng có chính nghĩa. Chàng dám chống lại bất công của xã hội phong kiến, lập phiên tòa công lý, đem lại công bằng cho con người. Chàng, một người tự tin, kiêu hãnh đến tự phụ nhưng lại rất mặc chung tình, lãng mạn. Chàng, một người anh hùng lý tưởng nhưng không khắc kỉ, tràn đầy dục tính. Vẻ đẹp này của Từ Hải mang đến một cái nhìn mới trong quan niệm về người anh hùng của Nguyễn Du, một cái nhìn nhân văn.

3. Trong luận văn này, để làm rõ hơn hình tượng nhân vật Từ Hải, tác giả đã so sánh vẻ đẹp anh hùng của Từ với người anh hùng Lục Vân Tiên ở tác phẩm truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Từ đó thấy rằng vẻ đẹp anh hùng của Lục Vân Tiên mang đậm tính truyền thống theo quan điểm Nho giáo còn Từ Hải của Nguyễn Du là mẫu anh hùng kiểu mới, mang đậm tính nhân văn.

4. Để nhìn lại lịch sử hơn hai trăm năm nghiên cứu và đánh giá về nhân vật Từ Hải với nhiều thế hệ người đọc, với nhiều phương pháp tiếp cận nhân vật, với những mục đích nghiên cứu và kết quả khác nhau. Tiến hành công việc này, tác giả luận văn mong muốn góp phần giúp bạn đọc có thể hiểu một cách toàn diện về nhân vật Từ Hải và những ý nghĩa mà tác giả Truyện Kiều

muốn gửi gắm vào trong hình tượng này. Hy vọng, qua những trang viết của tôi, có thể mang tới cho bạn đọc phần một cách nhìn mới hơn khi nghiên cứu về nhân vật Từ Hải. Tuy nhiên, do hạn chế của năng lực cá nhân với điều kiện khách quan như thiếu tư liệu, chắc chắn luận văn còn nhiều thiếu sót, tác giả luận văn mong muốn tiếp nhận được nhiều ý kiến mới từ phía các bạn đọc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (1958), Khảo luận về Truyện Kiều, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 2. Đào Duy Anh (1974), Từ điển Truyện Kiều, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 3. Vũ Bằng (1943), Cô Kiều không hề lẫn chữ tội với chữ công, Trung

Bắc Tân Văn,( số 160), tr 5, Hà Nội.

4. Trương Chính (1963), Nguyễn Du viết Truyện Kiều vào lúc nào, Nghiên cứu văn học, ( số 6), Hà Nội.

5. Xuân Diệu (1981), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. 6. Xuân Diệu (2001), Toàn tập, tập VI , Nxb Văn học, Hà Nội.

7. Đỗ Đức Dục (1966), Về cái chết của Tử Hải, Tạp chí văn học, (số 1), tr 60 – 66.

8. Đỗ Đức Dục (1989), Về chủ nghĩa hiện thực thời đại Nguyễn Du, Nxb Văn học, Hà Nội.

9. Ngô Viết Dinh (2007), Thời gian chưa đi hết một trang Kiều, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

10. Tản Đà (chú thích và bình luận), (1952), Vương Thúy Kiều truyện, Nxb Hương Sơn, Hà Tĩnh.

11. Cao Huy Đỉnh (1966), Triết lý đạo Phật trong Truyện Kiều, Tạp chí văn học, (số 2), tr 61 – 69, Hà Nội.

12. Trịnh Bá Đĩnh (2003), Nguvễn Du về tác gia và tác phẩm, Tái bản, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

13. Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Hữu Sơn và Vũ Thanh chủ biên (1999),

Nguyễn Du - Tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

14. Nguyễn Thị Giang (2012), Mẫu hình nam nhi thời Trần qua bài Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão, Tạp chí Khoa học xã hội của Đại học sư phạm Hà Nội, (số 57), tr 163 – 165, Hà Nội.

15. Hoàng Văn Hành (1966), Từ nhiều nghĩa trong Truyện Kiều, một biểu hiện phong phú về vốn từ vựng của Nguyễn Du, Tạp chí Văn học,(số 1), tr 76 - 88.

16. Vũ Hạnh (1993), Đọc lại Truyện Kiều, Nxb Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh.

17. Hoàng Ngọc Hiến (1966), Triết lý Truyện Kiều, Tạp chí văn học, (số 2), tr 91 – 94, Hà Nội.

18. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 19. Đông Hoài (1983), Nhận thức và thẩm định, Nxb Văn học, Hà Nội. 20. Nguyễn Hoàng (2008), Từ Hải và Kim Trọng, An ninh thế giới cuối

tháng 4, Hà Nội.

21. Nguyễn Văn Huyên (1953), Nghệ thuật viết văn, Nxb Sự thật, Hà Nội. 22. Đinh Thị Khang (2005), Thành ngữ trong ngôn ngữ độc thoại của nhân

vật Truyện Kiều, Tạp chí Nghiên cứu văn học,( số 12), tr. 45 – 53.

23. Nguyễn Khoa (1960), Khảo luận Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du, Nxb Khai Trí, Sài Gòn.

24. Nguyễn Bách Khoa (Trương Tửu, 1951), Nguyễn Du và Truyện Kiều,

Nxb Thế giới, Hà Nội.

25. Nguyễn Bách Khoa (Trương Tửu, 1953), Văn chương Truyện Kiều,

Tái bản lần thứ ba, Nxb Thế giới, Hà Nội.

26. Nguyễn Bách Khoa (Trương Tửu, 1956), Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du, Nxb Xây dựng, Hà Nội.

27. Lê Đình Kỵ (1970), Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

28. Nguyễn Xuân Lam, (sưu tầm và chú thích) (2009), Nghiên cứu Truyện Kiều những năm đầu thế kỉ XXI, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

29. Đặng Thanh Lê (1965), Nguyễn Du với nhân vật Từ Hải, Tạp chí văn học,(số 11), tr 76 - 87.

30. Đặng Thanh Lê (1977), Về ngôn ngữ nhân vật Truyện Kiều, Tạp chí văn học, (số 3), tr 53 – 59.

31. Đặng Thanh Lê (1985), Loại hình ngôn ngữ thơ ca “Truyện Kiều”, Tạp chí Văn học, (số 5 – 6), tr 113 - 118, Hà Nội.

32. Đặng Thanh Lê (1998), Giảng văn Truyện Kiều, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 33. Đặng Thanh Lê, Lê Trí Viễn, Phan Côn, Phạm Văn Luận (1978), Lịch

sử văn học Việt Nam, Tập III, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

34. Đặng Thanh Lê, Hoàng Hữu Yên, Phạm Luận (1990), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII -nửa đầu thế kỷ XIX, Nxb Giáo Dục. Hà Nội.

35. Lê Xuân Lít (2001), Tìm hiểu từ ngữ Truyện Kiều, Nxb Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh.

36. Nguyễn Lộc (2004), Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỷ XVIII- hết thế kỷ XIX), Tái bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

37. Nguyễn Lộc (1965), Về ngôn ngữ nhân vật trong Truyện Kiều, Tạp chí văn học, (số 11), tr 62 - 75.

38. Lưu Trọng Lư (1996), Nhật ký đọc Kiều, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 39. Lê Thị Hồng Minh (2002), Vài nét về vai trò của ngôn ngữ nhân vật

trong Truyện Kiều, Tạp chí ngôn ngữ,( số 2), tr 71 - 77.

40. Phan Ngọc (1985). Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du qua Truyện Kiều, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

41. Phan Ngọc (2001), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du qua Truyện Kiều.

Nxb Thanh niên, Hà Nội.

42. Trần Nghĩa (1966), Để hiểu thêm Từ Hải hay từ Từ Hải trong lịch sử đến Từ Hải trong văn học, Tạp chí văn học, (số 9), tr 72 – 83.

43. Thanh Tâm Tài Nhân (1999), Kim Vân Kiều truyện, bản dịch của Nguyễn Đức Vân và Nguyễn Khắc Hanh, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

44. Nhiều tác giả (1966), Kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du 1765

1965, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

45. Hoài Phương (tuyển chọn và bình soạn) (2005), Truyện Kiều những lời bình, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

46. Phạm Quỳnh (1919), Truyện Kiều, Tạp chí Nam phong,( số 30).

47. Nguyễn Hữu Sơn (1998), Nguyễn Du – Về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

48. Trần Đình Sử (1981), Thời gian nghệ thuật trong “Truyện Kiều” và cảm quan hiện thực của Nguyễn Du, Tạp chí văn học, (số 5), tr 52 –

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cái mới trong quan niệm của Nguyễn Du về người anh hùng ( Khảo sát qua hình tượng nhân vật Từ Hải) (Trang 84 - 95)